- Câu hỏi thường gặp
- Bảo hiểm
Bảo hiểm
Bệnh viện và phòng khám trên BC có hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế không?
Tùy thuộc theo bệnh viện/phòng khám. Đối với từng bác sĩ, phần thông tin về các loại bảo hiểm hỗ trợ thanh toán tại bệnh viện/phòng khám - nơi bác sĩ có lịch khám - xuất hiện ngay bên dưới lịch khám của bác sĩ.
Lưu ý: Bạn cần xem đúng ngày khám của bác sĩ để có thông tin về bảo hiểm chính xác, vì một bác sĩ trên hệ thống BookingCare có thể khám ở các bệnh viện và phòng khám khác nhau.
Bệnh viện và phòng khám ở trên BookingCare có bảo lãnh cho bảo hiểm tư nhân không?
Tùy thuộc theo bệnh viện/phòng khám. Thông tin về bảo hiểm tư nhân được bảo lãnh trực tiếp tại bệnh viện/phòng khám được xuất hiện ngay bên dưới lịch khám của bác sĩ. Bạn có thể tra cứu danh sách bảo hiểm bảo lãnh trực tiếp tại phần này.
Ngoài ra, để biết được chính xác loại thẻ mà bạn đang sử dụng được bảo lãnh những danh mục nào và bao nhiêu phần trăm, bạn cần mang thẻ bảo hiểm cùng giấy tờ tùy thân đến bệnh viện/phòng khám để được các bạn nhân viên y tế hướng dẫn. Bạn cũng có thể chủ động gọi điện thoại lên công ty bảo hiểm để biết được thông tin này.
Bệnh viện và phòng khám có áp dụng bảo hiểm vào Thứ Bảy và Chủ nhật không?
Tùy thuộc vào bệnh viện/phòng khám và tùy thuộc vào loại thẻ bảo hiểm y tế của bạn. Khi đi khám, bạn nên mang theo thẻ bảo hiểm và giấy tờ tùy thân để được nhân viên y tế hướng dẫn.
Khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến là gì?
6 trường hợp được coi là khám chữa bệnh đúng tuyến:
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã hoặc tuyến huyện thực hiện khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện.
- Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
- Đối với trường hợp cấp cứu: Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn
- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
(Theo Thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế)
Tóm lại,
- Trường hợp người bệnh khám chữa bệnh tại cơ sở đăng kí khám chữa bệnh ban đầu hoặc cơ sở tại tuyến tương đương sẽ được hưởng nguyên mức của loại thẻ bảo hiểm y tế.
- Trường hợp vượt tuyến, người bệnh cần có giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.
- Trường hợp cấp cứu, người bệnh có thể khám chữa bệnh tại bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào và được huởng nguyên mức của loại thẻ bảo hiểm y tế.
Mức hưởng bảo hiểm y tế ĐÚNG TUYẾN đối với dịch vụ khám chữa bệnh thông thường là như thế nào?
Dưới đây là quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến theo Luật về Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014:
Mức hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh là:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan
- Người có công cách mạng;
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người bệnh có chi phí cho 1 lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (lương tối thiểu) và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng
- Người thuộc hộ gia đình nghèo
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn
95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh là:
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- Thân nhân người có công với cách mạng
80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp khác.
Tóm lại, đa phần người bệnh được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Các giấy tờ cần thiết để được hưởng bảo hiểm y tế:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Giấy tờ tùy thân hợp lệ: Hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh
- Giấy chuyển viện đúng tuyến - nếu người bệnh khám tại cơ sở y tế không phải cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu
Nguồn tham khảo:
- https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/quyen-loi-huong-the-bhyt-doi-voi-cac-doi-tuong-tham-gia-bhyt.html
- https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/bhyt-bat-buoc-nhung-dieu-can-biet-khi-kham-chua-benh-bang-the-bhyt.html
Mức hưởng bảo hiểm y tế ĐÚNG TUYẾN đối với dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn là như thế nào?
Dưới đây là quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến theo Luật về Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014:
Mức hưởng bảo hiểm y tế trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn:
100% chi phí KCB không giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với:
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người hoạt động cách mạng trước 1945
- Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước 19/8/1945
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, thương tật tái phát
100% chi phí đối với:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật. Phần còn lại do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả
- Người có công với cách mạng nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật quy định tại thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT/BYT-BTC
95% chi phí đối với:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
- Thân nhân người có công với cách mạng trừ nhóm đối tượng quy định điểm i khoản 3, điều 12 Luật BHXH số 46/2014
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
80% chi phí dành cho đối tượng và nhóm đối tượng khác.
Tóm lại, đa phần người bệnh được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Các giấy tờ cần thiết để được hưởng bảo hiểm y tế:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Giấy tờ tùy thân hợp lệ: Hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh
- Giấy chuyển viện đúng tuyến - nếu người bệnh khám tại cơ sở y tế không phải cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu
Nguồn tham khảo:
- https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/quyen-loi-huong-the-bhyt-doi-voi-cac-doi-tuong-tham-gia-bhyt.html
- https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/bhyt-bat-buoc-nhung-dieu-can-biet-khi-kham-chua-benh-bang-the-bhyt.html
Mức hưởng bảo hiểm y tế TRÁI TUYẾN là như thế nào?
Theo Luật Bảo hiểm sửa đổi năm 2014, khám chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) được hưởng mức như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% của chi phí được hưởng khi điều trị nội trú.
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% của chi phí được hưởng khi điều trị nội trú cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2020. Mức hưởng là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.
Để hưởng bảo hiểm y tế, người bệnh cần mang theo các loại giấy tờ sau:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Giấy tờ tùy thân hợp lệ: Hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh đối với trẻ em
- Tóm lại, để được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần khám chữa và thực hiện chuyển đúng tuyến theo quy định.
Lưu ý:
Đối với khám bảo hiểm tại các bệnh viện tuyến trên: Nhiều người muốn được khám ở bệnh viện tuyến trên và đồng thời được hưởng bảo hiểm. Muốn vậy, cần phải làm thủ tục chuyển tuyến và sẽ mất nhiều thời gian.
Do đó, nếu là khám bệnh đơn thuần, bạn có thể đi khám trước mà không dùng bảo hiểm y tế. Sau khi có kết luận từ bác sĩ, bạn có thể chuyển tuyến để điều trị nếu cần thiết.
Một số lựa chọn khi đi khám:
- Đến trực tiếp tại Khoa khám bệnh của bệnh viện công
- Đăng kí khám với các bác sĩ uy tín tại Khu khám theo yêu cầu của bệnh viện công
- Đăng kí khám với các bác sĩ uy tín tại bệnh viện tư nhân và phòng khám tư nhân
Nguồn tham khảo:
- https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/quyen-loi-huong-the-bhyt-doi-voi-cac-doi-tuong-tham-gia-bhyt.html
- https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/bhyt-bat-buoc-nhung-dieu-can-biet-khi-kham-chua-benh-bang-the-bhyt.html
Tôi cần làm những thủ tục gì để được hưởng Bảo hiểm y tế?
Bạn cần mang theo các loại giấy tờ sau để được hưởng chế độ bảo hiểm:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh (trẻ em)
- Giấy chuyển tuyến (nếu khám trái tuyến)
Bé nhà tôi dưới 6 tuổi nhưng quên mang thẻ Bảo hiểm thì có được hưởng Bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi không?
Có. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, bé cần có giấy khai sinh và giấy chuyển tuyến (nếu có) để được thanh toán bảo hiểm như bình thường.
Trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
(Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014)
Tôi chỉ đi khám bình thường thì có được hưởng bải hiểm không hay chỉ khi phẫu thuật hoặc nằm viện thì mới được hưởng BH?
Khám thường có được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp khám ĐÚNG TUYẾN bảo hiểm y tế, tức:
- Khám tại cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu ghi trên bảo hiểm y tế
- Khám tại cơ sở y tế khám chữa bệnh ghi trên giấy chuyển tuyến
Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến bạn chỉ được hưởng bảo hiểm cho chi phí điều trị nội trú.