THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4-1/5

Hệ thống BookingCare vẫn hoạt động 24/7 như bình thường. Bộ phận CSKH nghỉ từ ngày 30/04 - 04/05. Chúc Quý khách có kỳ nghỉ lễ an vui, hạnh phúc. Xin cảm ơn!

2 chứng thường gặp của bệnh khí quản

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 22/07/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/03/2025

Chít hẹp khí quản và chèn ép khí quản là 2 bệnh thường gặp ở khí quản. Khi khí quản bị hẹp hay có chèn ép nếu không kịp thời xử lý sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng.

Nội soi là một cách để biết chính xác tình trạng bệnh khí quản
Nội soi là một cách để biết chính xác tình trạng bệnh khí quản - Ảnh: pexels

Khí quản thuộc đường hô hấp dưới có đoạn đầu tiếp với thanh quản nên liên hệ mật thiết với nhau. Khi khí quản bị hẹp hay có chèn ép nếu không kịp thời xử lý sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng.

Chít hẹp khí quản và chèn ép khí quản là 2 chứng thường gặp của bệnh khí quản, vì là chứng bệnh nguy hiểm và khó xử trí nên người bệnh nên tham khảo để biết cách phòng tránh. Trong trường khớp cần thiết, người bệnh nên đi khám Tai Mũi Họng để được xử trí kịp thời. 

1. Chít hẹp khí quản

Chứng chít hẹp khí ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là do tình trạng mở khí quản, đặt nội khí quản được phổ cập có liên quan chặt chẽ với tai mũi họng. Việc xử lý tình trạng hẹp khí quản khá phức tạp, nhất là hẹp khí quản một đoạn dài và ở thấp.

Nguyên nhân

Chít hẹp khí quản xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Do bệnh: lao, giang mai, u lành (u xơ, u nhú…)
  • Do chấn thương: chấn thương hở như: đâm, chém; chấn thương kín: thít cổ, ngã đụng giập…
  • Do mở khí quản, đặt nội khí quản: có thể là tai biến trong quá trình thực hiện thủ thuật, lệch vị trí, chất liệu của ống gây ra những ảnh hưởng.

Triệu chứng

  • Đầu tiên sẽ là cảm thấy khó thở nhẹ, tiếp đó sẽ tăng lên khi gắng sức, sau khó thở tăng dần ở mức độ rõ rệt đến nặng.
  • Khó thở kèm theo những cơn ho.

Điều trị chít hẹp khí quản

Tuy theo tính chất và mức độ chít hẹp khí quản mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xử trí nội khoa hay ngoại khoa.

  • Dùng corticoid toàn thân và tiêm ngay tại chỗ qua nội soi (theo chỉ định của bác sĩ)
  • Có thể cắt hay đốt nếu vùng chít hẹp khí quản ở cao, ngắn, sùi mềm, phát hiện sớm rồi sau đó đặt ống chữ T trong khí quản để duy trì.
  • Với các chít hẹp khí quản đã xơ hóa, cứng đã lâu thì cần thực hiện cắt bỏ đoạn chít hẹp và nối khí quản. Thông thường việc cắt bỏ khí quản không quá 4 đốt.

Nếu gặp các triệu chứng lâm sàng hay cận lâm sàng kể trên, người bệnh nên đến các bệnh viện, phòng khám uy tín có các bác sĩ Tai mũi họng giỏi và uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.

2. Chèn ép khí quản

Nguyên nhân

  • Do khối u: thường là khối u tuyến giáp, ung thư thực quản cổ, u thần kinh.
  • Do hạch: hạch vùng cổ di viêm như: lao, viêm tấy mủ hoặc do sự phát triển và di căn của các ung thư vùng đầu cổ.
  • Do thực quản: dị vật thực quản quá lớn, áp xe, viêm tấy mủ thành thực quản do dị vật.
  • Do viêm: viêm tấy, áp xe trung thất, áp xe phổi.
  • Do mạch máu: dị dạng, phình mạch, cứng động mạch chủ, động mạch cánh tay hay gặp ở trẻ nhỏ hay người cao tuổi, cao huyết áp.

Triệu chứng

  • Dấu hiệu sớm là ho, ho thành từng cơn như ho gà.
  • Chậm hơn là khó thở.

Điều trị chèn ép khí quản

  • Phẫu thuật dẫn lưu các ổ áp xe, lấy bỏ khối u, hạch gây chèn ép là cơ bản.
  • Lưu ý: các trường hợp chèn ép khí quản thường được phát hiện hiện nên phải coi là có suy hô hấp mạn trong xử trí.

Khám và điều trị ở đâu tốt?

Khi có những triệu chứng khó thở kèm ho liên tục bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám có Tai mũi họng uy tín để được các bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì.

Với những bệnh nhân đã từng thực hiện thủ thuật mở khí quản nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh tình trạng chít hẹp khí quản ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong trường hợp mắc những bệnh liên quan tới tai mũi họng trong đó có bệnh về khí quản, tốt nhất người bệnh nên đến khám và điều trị tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín. Tại Hà Nội, người bệnh có thể đến khám và điều trị tại:

  • Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Quân đội 108
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện An Việt
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Thu Cúc…
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
GS.TS Ngô Ngọc Liễn (Chủ biên) - Bệnh học Tai mũi họng - Nhà xuất bản Y học năm 2016. Trang 436.
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/