3 bệnh nặng về thực quản hay gặp

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 05/05/2017, Cập nhật lần cuối: 25/12/2023

Thực quản là ống dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, hình trụ dẹp trước sau, dài khoảng 25cm, phiá trên nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Các bệnh lý thực quản có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn
Các bệnh lý thực quản có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn

Thực quản là ống dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, hình trụ dẹp trước sau, dài khoảng 25cm, phiá trên nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10.

Dưới đây là các bệnh về thực quản hay gặp, phần lớn là bệnh nặng, bệnh nhân tham khảo. Các bệnh lý này đều cần thăm khám và hướng dẫn điều trị bởi bác sĩ Tai Mũi Họng

Bỏng thực quản

Bỏng thực quản là uống chất gây bỏng như acid, sút, nước tro tau, nước tẩy. Ở trẻ em là tai nạn, nhưng ở người lớn một phần là tự tử:

  • Thường là acid sulffurique (SO4H2) dùng trong các bình accu
  • Sút (NaOH) là chất dùng trong sản xuất xà phòng
  • Nước tro tàu (KOH) là chất để làm bánh ú nước tro ngày mùng 5 tháng 5
  • Nước tẩy dùng để tẩy nhà vệ sinh, giặt quần áo...

Khi uống chất này niêm mạc bị bỏng, trong đó có niêm mạc miệng, niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày. Thực quản bị bỏng sau này là sẹo và gây chít hẹp thực quản, đưa đến bệnh nhân không ăn, không uống được.

Khi mới vừa uống chất gây bỏng, phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi họng để được điều trị đúng cách ngay từ đầu. Việc quan trọng vẫn là phòng ngừa trước. Không bao giờ để những chất này ngay tầm tay trẻ em. Không bao giờ đựng các chất này trong một chai lọ mà không có nhãn. Đặc biệt không bao giờ để các chai này gần các chai nước uống.

Acid di chuyển từ dạ dày lên thực quản là hiện tượng thường gặp gây viêm loét thực quản
Acid di chuyển từ dạ dày lên thực quản là hiện tượng thường gặp gây viêm loét thực quản

Ung thư thực quản

Đây là bệnh ở người lớn, rất hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn từ 30 tuổi trở lên. Ăn nóng, uống rượu mạnh dễ gây ung thư.

Ung thư khởi phát âm thầm, đến khi khối u bắt đầu chèn ép lòng thực quản, bệnh nhân thấy nuốt thực phẩm cứng (cơm, thịt cá đã nhai..) khó khăn, dễ bị nghẹn. Sau đó bệnh nhân nuốt thực phẩm loãng (cháo, nui ngôi sao…) khó khăn.

Sau đó, bệnh nhân nuốt chất lỏng (nước, sữa…) khó khăn. Cuối cùng không ăn, không uống được. Trong trường hợp bệnh nhân mới vừa nuốt vướng, nuốt khó, nuốt nghẹn thực phẩm cứng, phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để xin điều trị. Điều trị phẫu thuật sớm bệnh này bệnh có thể khỏi được.

Dị vật thực quản 

Bệnh này thường gọi là “mắc xương”. Khi ăn, xương theo thức ăn và kẹt ở thực quản. Bệnh nhân bị đau và không ăn uống gì được. Có 2 loại mắc xương chính, đó là hốc dị vật to và hốc dị vật nhỏ.

Dị vật to thường là khối xương to như khối xương heo, khối xương bò. Bệnh nhân bị đau dữ dội, không chịu nổi, phải đu bệnh viện xin gắp ra gay. Triệu chứng tuy ồ ạt, nặng nề, nhưng đây là loại dị vật dễ lấy nhất, ít gây biến chứng nguy hiểm.

Loại dị vật thứ 2 là loại dị vật nhỏ nhưng nhọn, như xương sườn cá. Triệu chứng rất mơ hồ, bệnh nhân chỉ thấy đau  vừa phải ở họng. Còn có thể uống nước, ăn cháo được. Ít khi đến bệnh viện xin gắp ra. Dị vật này đâm vào thực quản, gây biến chứng áp xe thực quản, một bệnh rất nặng, dễ tử vong. Đ

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh về thực quản. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Pgs.Ts Nhan Trừng Sơn - Tai Mũi Họng nhập môn - Nhà xuất bản Y học 2016.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/