3 Lưu ý khi đi khám chữa Tay Chân Miệng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 08/11/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
3 Lưu ý khi đi khám chữa Tay Chân Miệng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bệnh tay, chân, miệng là một trong những căn bệnh phổ biến mà trẻ thường gặp phải, dễ lây nhiễm. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hàng ngày đón nhận hàng chục ca nhập viện vì bệnh tay, chân, miệng.

3 lưu ý khi đi khám bệnh tay, chân, miệng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi thăm khám, chẩn đoán và điều trị các mặt bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới cho ngưới dân thủ đô nói riêng và các bệnh nhân ở tuyến dưới chuyển lên. Trực tiếp và chẩn đoán điều trị cho các bệnh nhân là các thạc sĩ, tiến sĩ hay giáo sư, bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm. Tay, chân, miệng là một trong những căn bệnh có tỉ lệ khám cao nhất tại Bệnh viện Nhiệt đới trong khoảng thời gian trở lại đây.

Khi đưa trẻ đi khám bệnh tay, chân, miệng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mọi người cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Vị trí bệnh viện, khu vực gửi xe, khu vực khám

  • Có 2 cơ sở của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: một ở trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, một ở Đông Anh. Bài viết chỉ đề cập đến cơ sở 1.
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nằm trong khuôn viên của Bệnh viện Bạch Mai. Do đó, phụ huynh khi đưa con đi khám có thể gửi xe tại cổng bệnh viện Bạch Mai ở đường Giải Phóng hay Phương Mai (gần hơn) và vào làm thủ tục khám.
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có bảng chỉ dẫn các khu khám cụ thể để người đi khám dễ dàng tìm kiếm. Cụ thể, tầng 1 là khu đăng ký khám còn tầng 3 là khu khám theo yêu cầu.

2. Vệ sinh cho trẻ trước khi đưa đi khám

Các bậc phụ huynh trước khi đưa con mình đi khám bệnh tay, chân, miệng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cần:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ
  • Mang khẩu trang cho trẻ và bản thân mình khi vào bệnh viện để không bị lây nhiễm các bệnh khác hay nhiễm bệnh cho người khác.

3. Ngưng sử dụng các loại thuốc hiện tại

  • Bệnh tay, chân, miệng có 4 cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ có một cách điều trị và sử dụng thuốc khác nhau. Nếu điều trị thuốc không hiệu quả mà bệnh trở nặng thì nên ngưng thuốc để đến gặp bác sĩ.
  • Tạm thời không sử dụng các thuốc bôi ngoài da. Nếu có, hãy mang các loại thuốc đó đến gặp bác sĩ trong buổi khám.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mềm trong trường hợp trẻ biếng ăn khi đang bệnh.
Tòa nhà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 

Quy trình đi khám bệnh tay, chân, miệng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Dưới đây là quy trình đi khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mà người đi khám hay người thân có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bệnh nhân đến và đăng ký tại bàn tiếp đón của bệnh viện (khám theo yêu cầu ở tầng 3.
  • Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám của bác sĩ được chỉ định để chờ tới lượt khám của mình.
  • Bước 3: Bác sĩ khám và đưa ra những chẩn đoán ban đầu, yêu cầu thực hiện các chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,… Bệnh nhân tay, chân, miệng thường sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm là chủ yếu.
  • Bước 4: Khi đã có chỉ định thực hiện xét nghiệm, người đi khám đóng tiền ở tầng 1 và đi xét nghiệm theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Bước 5: Đợi lấy kết quả xét nghiệm, quay trở lại phỏng khám ban đầu và nhận kết quả chẩn đoán cuối cùng kèm theo đơn thuốc.

Bệnh tay, chân, miệng và những điều cần biết

Mặc dù bệnh tay, chân, miệng khá phổ biến ở trẻ em nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết những điều cơ bản về chứng bệnh này.

1. Bệnh tay, chân, miệng lây qua đường nào? Triệu chứng bệnh tay, chân, miệng là gì?

Bệnh tay, chân, miệng xảy ra phổ biến ở trẻ em, lây qua nhiều đường khác nhau mà chủ yếu là do trẻ bình thường tiếp xúc với trẻ bệnh, vô tình hít phải nước bọt hay dịch nhầy trong mũi, họng của bệnh. Mặt khác, trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng cũng có thể là do lây từ người giữ trẻ.

Những triệu chứng của bệnh tay, chân, miệng khá dễ phát hiện nếu các bậc phụ huynh để ý quan sát con cái của của mình, cụ thể:

  • Trẻ bị tay, chân, miệng thường sốt nhẹ đến cao, từ 37 – 39 độ.
  • Vùng miệng trẻ bị loét, có bóng nước.
  • Bóng nước còn xuất hiện ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối,… nhưng khi chạm vào thì không thấy đau. Một số trẻ còn xuất hiện ban đỏ trên người.
  • Khi bệnh trở nặng, trẻ sẽ sốt cao, nôn ói nhiều, tay chân run rẩy, hay bị giật mình khi ngủ, đi đứng không vững.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng - Ảnh: Internet

2. Bệnh tay, chân, miệng có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần phải dùng đến thuốc. Tuy nhiên, khi bé có dấu hiệu trở nặng, phụ huynh cần phải đưa con mình đến các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra kỹ càng vì bệnh tay, chân, miệng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. chẳng hạn như:

  • Các bệnh liên quan đến não: viêm màng não, viêm não,…
  • Bệnh liên quan đến đường hô hấp: viêm cơ tim, phù phổi,…
  • Các triệu chứng về thần kinh: run chân tay, rung giật nhãn cầu, yếu chi, liệt mặt,…
  • Nếu thai phụ không may mắc phải bệnh tay, chân. Miệng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ sảy thai là rất cao. Do đó, bà bầu nên hạn chế tiếp xúc chân tay hay dùng chung đồ dùng cá nhân với những người ngghi ngờ mắc bệnh tay, chân, miệng xung quanh mình.

3. Phòng tránh bệnh tay, chân, miệng như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh tay, chân, miệng cho trẻ trong mùa dịch bệnh, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, trước mỗi bữa ăn, sử dụng những đồ dùng an toàn cho trẻ.
  • Người chăm sóc trẻ cũng phải vệ sinh, rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.
  • Đối với trẻ bị bệnh cần cách ly để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.
  • Đồ chơi của trẻ cũng cần vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng, thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ - Ảnh: Internet

Trên đây là một số lưu ý quan trọng về bệnh tay, chân, miệng và những lưu ý khi đi khám bệnh tay, chân, miệng tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Những thông tin trên đây mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để biết thêm thông tin về giá khám hay quy trình khám.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/benh-tay-chan-mieng-va-nhung-dieu-can-biet-3733948.html
2. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/diem-bao/su-nguy-hiem-cua-benh-tay-chan-mieng/
3. http://benhvien108.vn/khoakhambenh/tinbai/481/Mot-vai-luu-y-ve-benh-tay-chan-mieng
4. https://kcb.vn/quy-trinh-kham-benh-tai-benh-vien-benh-nhiet-doi-trung-uong.html
5. http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/nhung-luu-y-khi-tre-bi-tay-chan-mieng-371822.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/