5 Trường hợp nên trám răng - Lời khuyên từ Bác sĩ nha khoa
Cùng lắng nghe các chia sẻ từ bác sĩ đầu ngành để biết thêm trường hợp nào nên/ không nên trám răng trong bài viết sau.
Bên cạnh bọc răng sứ, dán sứ Veneer thì trám răng cũng là dịch vụ phục hình răng thẩm mỹ được nhiều khách hàng thực hiện bởi chi phí hợp lý, thao tác nhanh chóng, ít đau đớn. Tuy nhiên bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, trám răng cũng giúp khắc phục các bệnh lý về răng rất hiệu quả.
Cùng BookingCare tìm hiểu trường hợp nào cần trám răng và các chia sẻ từ bác sĩ đầu ngành về dịch vụ trám răng trong bài viết sau.
Trám răng hay hàn răng là một trong những dịch vụ phục hình nha khoa, giúp khắc phục các vấn đề răng sâu, răng mẻ, răng thưa,... mang lại tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt cho hàm răng. Theo chia sẻ từ các bác sĩ nha khoa, hình thức trám răng là bịt kín lỗ sâu răng, không cho vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập hủy hoại tủy răng.
Ngoài phục hình thẩm mỹ, lợi ích của trám răng còn có thể kể đến:
- Kỹ thuật đơn giản, hạn chế xâm lấn răng thật
- Thời gian thực hiện và phục hồi răng nhanh chóng, từ 10 - 20 phút
- Vết trám ở răng đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.
- Có độ bền cao, có thể lên tới 20 năm.
- Chi phí hàn trám răng rẻ, hợp lý với mọi đối tượng khách hàng.
Trường hợp nào nên trám răng?
Trám răng là dịch vụ nha khoa phổ biến hiện nay. Phát hiện kịp thời các bệnh lý và trám răng sớm sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn và tránh các vấn đề răng miệng về sau.
Khi phát hiện răng sâu, đau, xuất hiện lỗ sâu răng màu đen, cảm thấy ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh và thức ăn mắc vào; ngoài ra, răng bị sâu cũng gây ra tình trạng hôi miệng dù đã súc miệng thường xuyên.
Khi xuất hiện các vấn đề trên, bạn nên đi kiểm tra răng để tìm ra các lỗ sâu răng ẩn dưới răng, giữa hai kẽ răng... Sau khi kiểm tra và phát hiện sâu răng, nha sĩ sẽ chỉ định các hình thức để điều trị, thường là trám răng.
Theo chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Ngọc Tân- bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị các vấn đề nha khoa, phục hình nha khoa thẩm mỹ, dưới đây là các trường hợp cần trám răng để hạn chế các ảnh hưởng đến khu vực răng khác.
Răng bị sâu
Răng bị sâu là khi các mảng bám trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương men răng, sâu răng, đau nhức,... Đây là vấn đề thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ do thói quen ăn uống và không vệ sinh răng miệng đúng cách.
Để khắc phục tình trạng này, nha sĩ sẽ thường đưa ra giải pháp là nhổ bỏ hoặc trám răng
- Đối với những trường hợp sâu răng mức độ nhẹ, mới có dấu hiệu sâu, chưa ảnh hưởng đến tủy thì có thể lựa chọn phương pháp trám răng. Việc sử dụng vật liệu trám bít các lỗ sâu sẽ ngăn không cho vi khuẩn tấn công hủy hoại tủy răng.
- Trường hợp răng bị sâu nặng, gây chết tủy, bị nhiễm trùng và áp xe xương ổ răng, hay khi chân răng có dấu hiệu lung lay thì lúc này không thể giữ lại răng được nữa.
Thông thường, trám răng bằng GIC là chất liệu được sử dụng phổ biến để ngừa sâu răng vì có chứa florua. Tiến hành trám răng sẽ lấp đầy các lỗ đen sâu răng, đồng thời bảo vệ những chiếc răng đã bị hư do sâu răng, không gây biến chứng cho xương hàm.
Răng bị thưa
Răng bị thưa có thể được khắc phục bằng trám răng bên cạnh các giải pháp khác như niềng răng, bọc răng sứ. Khi răng bị thưa sẽ dễ mắc kẹt thức ăn, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng, ngoài ra cũng ảnh hưởng tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tư ti hơn về vẻ ngoài.
Nếu e ngại về chi phí niềng răng, bọc răng sứ, khách hàng có thể lựa chọn phương pháp trám răng để tiết kiệm hơn mà vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng răng thưa có trám/ hàn được hay không sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám kỹ lưỡng. Nếu răng bị thưa nhiều thì niềng răng sẽ là phương pháp hợp lý hơn.
Răng bị chấn thương nhẹ
Răng bị chấn thương nhẹ như ngã, va đập có thể dẫn đến tình trạng vỡ răng, mẻ răng hoàn toàn có thể "sửa" nhanh chóng bằng phương pháp trám.
Các loại vật liệu trám răng hiện nay như sứ, nhựa Composite với nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, bền chắc, ăn nhai tốt có thể trám khu vực răng cửa với những răng vỡ, mẽ, giúp cho hàm răng được hoàn hảo hơn.
Răng bị mòn/ Mòn ngót cổ răng
Mòn cổ răng là tình trạng bệnh lý răng miệng thường thấy nhưng nhiều người lại chủ quan bỏ qua.Vấn đề này xảy ra khi tổ chức cứng ở vùng cổ của răng bị mất đi. Tổ chức cứng của răng gồm men và ngà răng. Khi men và ngà răng bị mất đi, chúng sẽ không được thay thế lại một cách tự nhiên.
Vùng cổ răng bị mòn thường lõm khuyết vào bên trong với dạng hình chữ V sát với viền nướu răng. Tình trạng này hay gặp ở răng cửa, răng cối nhỏ ở vị trí số 4 và 5, răng cối số 6.
Khi răng bị mòn ở mức độ nhẹ thì trám răng là phương pháp các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân thực hiện. Trường hợp này có thể dùng Composite trám bít vào khe hở ở vùng cổ răng bị mòn sẽ nhanh chóng khắc phục vấn đề mà lại ít tốn kém chi phí. Trường hợp mòn cổ răng nặng thì nên bọc răng sứ sẽ hiệu quả hơn.
Răng cần phục hình thẩm mỹ
Khách hàng có nhu cầu làm đẹp, cải thiện hàm răng thẩm mỹ hơn cũng có thể lựa chọn trám răng. Phương pháp này phù hợp để khắc phục răng ố vàng, xỉn màu với chi phí hợp lý hơn là bọc răng sứ, dán sứ Veneer.
Lời khuyên Trám răng từ bác sĩ Nha khoa
Trước khi lựa chọn thực hiện trám răng, bác sĩ Tân cũng lưu ý một số vấn đề như những trường hợp không nên trám răng, cần lựa chọn chất liệu trám phù hợp và tìm hiểu địa chỉ trám răng uy tín.
Trường hợp không nên trám răng
- Trám răng trên răng sứ
- Răng sâu quá nặng
- Trám răng cửa
Lựa chọn chất liệu trám răng phù hợp
Hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng, mỗi loại sẽ có ưu điểm về chi phí, tính thẩm mỹ, độ bền chắc và thích hợp với từng vị trí răng như răng cửa hoặc răng hàm. Khách hàng nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chất liệu trám phú hợp.
Tìm hiểu địa chỉ trám răng uy tín
Để thực hiện một ca trám răng thành công thì ngoài chất liệu trám phù hợp còn cần đến kỹ thuật trám, tay nghề của bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm phục hình răng thẩm mỹ. Bạn nên lựa chọn các nha khoa thẩm mỹ uy tín để an tâm hơn khi thực hiện trám răng.
Nếu gặp phải các trường hợp bệnh lý răng miệng như bài viết trên đã nêu ra, chắc chắn rằng là bạn nên thực hiện trám răng càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng các răng khỏe mạnh xung quanh. Mong rằng bài viết của BookingCare sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi nào nên trám răng là hợp lý.
https://nhakhoaident.com/kien-thuc-nha-khoa/luc-nao-tram-rang-tranh-hu-rang
https://www.beachesdentalmonavale.com.au/resources/what-is-a-dental-filling-and-when-do-i-need-one/
https://www.webmd.com/oral-health/guide/dental-health-fillings
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Chạy bộ & Leo Núi