7 địa chỉ khám chữa bệnh Parkinson tốt tại Hà Nội

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 04/01/2018, Cập nhật lần cuối: 20/02/2023

Parkinson là bệnh khó chữa, cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Do vậy, dù điều trị theo phương pháp nào, bạn đều cần phải lựa chọn một cơ sở y tế chuyên sâu, có thế mạnh về bệnh lý thần kinh để được điều trị tốt nhất.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Parkinson được ghi nhận xuất hiện phần lớn ở người cao tuổi
Parkinson được ghi nhận xuất hiện phần lớn ở người cao tuổi - Ảnh: My Therapy

Bệnh Parkinson được coi là một căn bệnh thời đại bởi số lượng người bệnh ngày càng tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Vậy bệnh Parkinson là gì? Có chữa được không? Và bạn có thể khám chữa Parkinson ở đâu? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi này của bạn.

Bệnh Parkinson có chữa được không?

Bệnh Parkinson là một bệnh Thần kinh do thoái hóa một nhóm tế bào ở não, bệnh tiến triển từ từ. Khi bị mắc chứng bệnh này, với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm thường có biểu hiện run ở phần ngọn chi và miệng, kèm theo có việc co cứng các cơ, động tác chậm chạp dẫn đến hạn chế vận động.

Ở những giai đoạn sau khi bệnh nặng dần lên, run và cứng cơ nhiều hơn khiến bệnh nhân mất ổn định về tư thế, dễ bị ngã khi đi lại. Ngay những động tác đơn giản như cài khuy áo, tự mặc quần áo cũng không thể tự làm được.

Việc điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Tuy nhiên, chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, mà chỉ có thể giúp cho người bệnh trong những năm đầu, cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh.

Các bác sĩ cũng khuyên nên phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như vật lý trị liệu, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp… Hiện nay, một số bệnh nhân không đáp ứng thuốc có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Một số đặc điểm về bệnh Parkinson - Ảnh: BookingCare

7 địa chỉ chữa bệnh Parkinson tốt tại Hà Nội

Parkinson là bệnh khó chữa, cần thời gian dài. Do vậy, dù điều trị theo phương pháp nào (Nội khoa, Vật lý trị liệu) người bệnh đều cần phải lựa chọn một cơ sở y tế chuyên sâu, có bác sĩ chuyên khoa Thần kinh

Chuyên khoa Nội thần kinh

Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Ở những giai đoạn đầu, việc dùng thuốc thường đem lại hiệu quả tốt, thường là 4-5 năm từ khi khởi phát bệnh. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau này, việc đáp ứng với thuốc ngày càng kém dần, người bệnh có xu hướng phải tăng liều điều trị.

1. Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - thứ 6, 7h30 - 16h00

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam. Trong khi đó, Parkinson xuất hiện chủ yếu ở người già, vì vậy, đây là địa chỉ hàng đầu bệnh nhân nên lựa chọn khi muốn điều trị Parkinson. Hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh Parkinson bao gồm:

  • Xquang kỹ thuật số
  • Điện cơ
  • Cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla
  • Cắt lớp vi tính CT Scanner

Một số bác sĩ Thần kinh giỏi, chuyên sâu về khám và điều trị Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương:

  • PGs.Ts. Nguyễn Thanh Bình
    • Trưởng khoa Thần kinh và Bệnh Alzeimer, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
    • Thành viên Hội Bệnh Parkinson và rối loạn vận động Việt Nam
  • Ts.Bs. Đỗ Phương Vịnh
    • Bác sĩ tại khoa Thần Kinh, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương
    • Bác sĩ Nội trú tại bệnh viện tại Pháp (2002 - 2003) và tại Bỉ (2007 - 2008)
    • Bảo vệ luận văn Tiến sĩ đề tài Parkinson tại Đại học Y Hà Nội

Kinh nghiệm đi khám

Người bệnh có thể đăng kí khám Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương tại:

  • Khoa Khám bệnh, Tầng 1, Tòa nhà khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
    • Người bệnh đến đăng kí trực tiếp tại quầy tiếp đón.
    • Có khu đăng kí khám riêng dành cho người cao tuổi. Nếu người bệnh là người cao tuổi đến khám, nên đến quầy này để được ưu tiên và giảm thời gian chờ đợi.
  • Khoa Khám theo yêu cầu, Tầng 2, Tòa nhà khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
    • Người bệnh đến khoa để đăng kí khám trực tiếp.
    • Có thể đăng kí khám trước qua tổng đài bệnh viện hoặc qua BookingCare để được ưu tiên khi đi khám.
Khoa Khám bệnh tại Tầng 1, Bệnh viện Lão khoa Trung ương - Ảnh: BookingCare

2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 7, 6h30 - 17h00

Bệnh viện 108 là bệnh viện thuộc quân đội, chuyên khám chữa cho các quân nhân cũng như các cán bộ nhà nước cấp cao, vì vậy đây là một trong những bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại bậc nhất trong nước. Người bệnh lưu ý rằng, bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho cả đối tượng nhân dân.

Bệnh viện được nhiều người bệnh đánh giá cao cả về phong cách phục vụ và hiệu quả điều trị. Tại đây còn đáp ứng cả việc điều trị bằng chuyên khoa nội và ngoại, vậy nên người bệnh Parkinson có thể hoàn toàn yên tâm khi đến thăm khám và điều trị bệnh viện.

Một số trang thiết bị tiêu biểu như:

  • Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla, 1.5 Tesla
  • Máy chụp cắt lớp vi tính 320 dãy
  • Máy chụp Pet/CT,....

Bên cạnh đó, bệnh viện còn liên tục nghiên cứu các phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa. Với Parkinson, gần đây bệnh viện rất chú ý ứng dụng các kỹ thuật gien trong chẩn đoán Parkinson.

Kinh nghiệm đi khám

Người bệnh đăng kí khám Parkinson với các bác sĩ Nội Thần kinh của Bệnh viện 108 bằng cách đến: 

  • Khoa Khám bệnh, Tầng 1, tòa nhà bên tay phải cổng vào. Khoa làm việc từ 6h30 - 17h00, thứ 2 - thứ 6.
  • Khoa Khám theo yêu cầu, Tầng 3, cùng tòa nhà với Khoa Khám bệnh. Khoa làm việc từ 6h30 - 17h00, thứ 2 - thứ 7.

Hiện tại, người bệnh chỉ có thể đăng kí khám trực tiếp tại bệnh viện.

Khoa Khám bệnh của Bệnh viện 108 nằm bên tay phải cổng chính - Ảnh: BookingCare

3. Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát 

  • Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ Nhật, 7h30 - 17h00 (tuy nhiên chỉ một số ngày nhất định có bác sĩ Thần kinh thăm khám)

Bệnh viện Hồng Phát trước đây là Bệnh viện Trí Đức, là một bệnh viện tư nhân uy tín tại Hà Nội. Bệnh viện nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành được mời từ các bệnh viện lớn về thăm khám. 

Một số máy móc, trang thiết bị tại Bệnh viện Hồng Phát hỗ trợ trong quá trình khám chữa bệnh Parkinson như:

  • Xquang số hóa
  • Máy chụp cắt lớp vi tính CT-scan
  • Điện não đồ...

Một số bác sĩ Thần kinh giỏi, chuyên gia đầu ngành Thần kinh đang làm việc tại Bệnh viện Hồng Phát:

  • Gs.Ts. Lê Đức Hinh 
    • Chuyên gia Thần kinh đầu ngành, bác sĩ Thần kinh nổi tiếng.
    • Nguyên Trưởng khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai.
  • PGs.Ts. Nguyễn Văn Liệu 
    • Phó Trưởng khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai.
    • Giảng viên Bộ môn Thần kinh - Trường Đại học Y Hà Nội.

Kinh nghiệm đi khám

Người bệnh có thể đăng kí khám Parkinson tại Bệnh viện Hồng Phát bằng các cách sau: 

  • Đến trực tiếp bệnh viện để đăng kí. Thông thường bác sĩ chỉ khám một số ngày trong tuần nên cách này thông thường sẽ phải đợi rất lâu và có thể sẽ không có số khám ngay trong ngày bởi lượng bệnh nhân rất động.
  • Đăng kí khám trước qua tổng đài của bệnh viện hoặc qua BookingCare. Nếu đã có kế hoạch, người bệnh nên đăng kí trước 1 tuần để chắc chắn sẽ có số khám và được gặp bác sĩ.

4. Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ Nhật, 7h30 - 16h30

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu về nội khoa thần kinh, trong đó phải kể đến như: Parkinson, rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt, động kinh,....

Đây là một bệnh viện lâu đời, vì vậy một số cơ sở vật chất của bệnh viện bị xuống cấp, nhưng về chất lượng khám chữa bệnh thì vẫn là một cơ sở thuộc top đầu cả nước. Các trang thiết bị của bệnh viện phục vụ chẩn đoán, điều trị như:

  • Điện não, điện não vi tính
  • Cộng hưởng từ (MRI)
  • Cắt lớp vi tính (CT-Scanner)
  • Pet/CT...

Một số bác sĩ Thần kinh giỏi, chuyên khám và điều trị Parkinson tại Bệnh viện Bạch Mai:

  • PGs.Ts. Nguyễn Văn Liệu
    • Phó Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.
    • Giảng viên Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Ts.Bs. Nguyễn Văn Tuận
    •  Trưởng phòng Thần kinh chung, Bệnh viện Bạch Mai
    • Trên 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh thần kinh

Kinh nghiệm đi khám

Người bệnh đi khám Parkinson tại Bạch Mai có thể đăng kí tại các địa điểm sau:

  • Khoa Khám bệnh, tòa nhà 4 tầng ngay bên tay phải cổng chính. Khoa nhận khám từ từ 2 - thứ 7, tuy nhiên lượng bệnh nhân sẽ rất đông, người bệnh nên chuẩn bị tinh thần trước.
  • Khoa Khám theo yêu cầu, tầng 1 của tòa nhà bên phải cổng vào, sát bên Khoa Khám bệnh. Khoa nhận khám từ Chủ Nhật - thứ 6 (tức không khám thứ 7),lượng bệnh nhân đỡ đông hơn ở Khoa Khám bệnh một chút.
  • Khoa Thần kinh, tòa nhà T1, T2, T3. Khoa nhận khám cả ngày thứ 2 - thứ 6 và sáng thứ 7, chủ nhật. Lượng bệnh nhân cũng tương đối đông nhưng đỡ hơn hai khoa bên trên.

Hiện tại bệnh viện đang thử nghiệm triển khai đặt khám trực tuyến để giảm thiểu thời gian chờ, có thể trong thời gian tới người bệnh đi khám tại Bạch Mai sẽ được tiết kiệm thời gian hơn.

Lối vào Khu đăng kí khám, Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: BookingCare

Chuyên khoa Ngoại Thần kinh

5. Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: số 16 - 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: thứ 2 - thứ 7, 7h30 - 17h

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được xếp vào một trong số ít các bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ Y tế. Bệnh viện Việt Đức khám và điều trị các mặt bệnh đa khoa, đặc biệt có thế mạnh về ngoại Thần kinh: động kinh, Parkinson, đau đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau,...

Với ưu thế  về ngoại Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức được trang bị nhiều loại máy móc hiện đại hỗ trợ cho các chuyên gia trong quá trình điều trị bệnh.

  • Máy chụp Cộng hưởng từ 3.0
  • Máy chụp cắt lớp vi tính 512
  • Máy chụp mạch số hóa xóa nền
  • ...

Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Việt Đức là nơi tập hợp nhiều bác sĩ Thần kinh có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong điều trị bệnh Parkinson:

  • PGs.Ts.Bs Đồng Văn Hệ
    • Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Việt Đức
    • Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện Việt Đức
  • Ts.Bs. Nguyễn Anh Tuấn
    • Là trưởng khoa Nội - Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức
    • Giảng viên Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Th.Bs. Trần Đình Văn: 
    • Bác sĩ khoa phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Việt Đức
    • Thành viên ban chủ nhiệm khoa Câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson
    • Nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhân Parkinson, động kinh,...

Kinh nghiệm đi khám

  • Bệnh viện Việt Đức có lượng bệnh nhân rất đông đến khám hằng ngày. Do đó người bệnh nên chủ động đặt khám trước với bệnh viện hoặc đi sớm trước 9h sáng để tránh tình trạng chờ đợi. Đặt khám với Bệnh viện Việt Đức [tại đây].
  • Bệnh nhân đi khám bệnh thì đi các cổng ở đường Phủ Doãn. Không đi cổng Tràng Thi vì đây là cổng dành cho bệnh nhân. Người đi khám và người thân có thể gửi xe bên ngoài hoặc bên trong Bệnh viện đều được.
  • Đăng kí khám bệnh tại tòa nhà C4 của Bệnh viện.

Xem thêm

Chuyên khoa Phục hồi chức năng

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp tập luyện cần được thực hiện cùng với quá trình sử dụng thuốc để hiệu quả điều trị được tốt hơn.

Đối với phương pháp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, bạn có thể luyện tập tại các khoa Phục hồi chức năng của các bệnh viện, hoặc đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín dưới đây.

6. Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

  • Địa chỉ: 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương sử dụng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám và điều trị cho người bệnh. Hiện tại, Bệnh viện đã được xây và đầu tư trang thiết bị mới khang trang, đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Một số trang thiết bị hiện đại được sử dụng trong khám chữa cho người bệnh:

  • Máy chụp cộng hưởng từ
  • Máy chụp cắt lớp vi tính
  • Máy Xquang kỹ thuật số....

Các thiết bị, phương pháp y học cổ truyền sử dụng trong chẩn đoán và điều trị:

  • Châm cứu
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Xông thuốc YHCT
  • Tập vật lý trị liệu...

Kinh nghiệm đi khám

Người bệnh khám Parkinson có thể đến đăng kí khám tại:

  • Khoa Khám bệnh, tại tầng 1 tòa nhà bệnh viện. Khoa làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
  • Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao, nằm tại tầng 1 bên tay phải tòa nhà mới của bệnh viện. Khoa làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, khoa tập trung các bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn giỏi của bệnh viện thăm khám, tập vật lý trị liệu cho người bệnh.

Hiện tại, bệnh viện không quá đông bệnh nhân nên người bệnh không phải chờ đợi quá lâu.

Lối vào Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương - Ảnh: Người dùng chia sẻ

7. Khoa Vật lý trị liệu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - thứ 7, 6h30 - 17h00

Khoa đã triển khai ứng dụng có hiệu quả nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến là:

  • Các kỹ thuật điều trị điện để giảm đau, chống viêm, nhiễm trùng, liệt các dây thần kinh ngoại biên, thoát vị đĩa đệm, phục hồi chức năng thần kinh và vận động sau tai biến mạch máu não…
  • Các kỹ thuật điều trị vận động và tập luyện phục hồi chức năng: Các bài tập thể dục, tập theo tầm vận động khớp, tập đề kháng tăng tiến, bài tập di chuyển và chỉnh dáng đi, tập thăng bằng và lượng giá rối loạn thăng bằng vận động, tập trên hệ thống Robot và máy tập luyện chức năng tích hợp HUR…
  • Các kỹ thuật điều trị nước: Tắm tia nước áp lực, tắm điện một chiều tứ chi, tắm ngâm toàn thân bằng tia nước xoáy, xông toàn thân bằng hơi nước nóng, khí nóng…

Kinh nghiệm đi khám

Người bệnh đi khám Parkinson không đến trực tiếp Khoa Vật lý trị liệu đăng kí khám mà đến đăng kí tại khoa: 

  • Khoa Khám bệnh, Tầng 1, tòa nhà bên tay phải cổng vào. Khoa làm việc từ 6h30 - 17h00, thứ 2 - thứ 6.
  • Khoa Khám theo yêu cầu, Tầng 3, cùng tòa nhà với Khoa Khám bệnh. Khoa làm việc từ 6h30 - 17h00, thứ 2 - thứ 7.

Ngoài ra, nếu bạn muốn khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện 108, có thể Đặt lịch trước và khám tại Trung tâm Khám sức khỏe định kỳ. Đặt lịch khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện 108 tại đây.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh Parkinson. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ tư vấn, khám chữa từ xa về Thần kinh thông qua cuộc gọi Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://hoithankinhhocvietnam.com.vn/benh-parkinson-nhung-van-de-nguoi-benh-can-nam-ro/
2. http://suckhoedoisong.vn/15-dau-hieu-som-cua-benh-parkinson-n95260.html
3. http://hoithankinhhocvietnam.com.vn/phau-thuat-kich-thich-nao-sau-deep-brain-stimulation-hy-vong-moi-cho-benh-nhan-parkinson/
4. http://www.benhvien108.vn
5. http://bachmai.gov.vn/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/