Bác sĩ giỏi về khám và điều trị bệnh Loãng xương

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 25/03/2017, Cập nhật lần cuối: 04/10/2023

Những người có nguy cơ loãng xương cao như người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, người sử dụng thuốc Corticoid dài hạn... nên chủ động thăm khám để phòng ngừa và điều trị Loãng xương kịp thời.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, điện di protein, xét nghiệm nước tiểu…thường dùng trong chẩn đoán bệnh
Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, điện di protein, xét nghiệm nước tiểu…thường dùng trong chẩn đoán bệnh

Loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương được đặc trưng bởi sự giảm khối xương, gây tổn hại đến vi cấu trúc của tổ chức xương làm giảm độ chắc của xương gây nguy cơ gãy xương.

Triệu chứng loãng xương

Biểu hiện kín đáo, tiến triển thầm lặng không có triệu chứng sớm cho đến khi có biểu hiện gãy xương. Các triệu chứng cơ năng đầu tiên của Loãng xương có thể liên quan đến quá trình xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi hoặc gãy xương ngoại vi (xương cẳng tay, xương dưới đòn)

Đau cột sống do xẹp các đốt sống

Xuất hiện tự nhiên, hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ. Thường biểu hiện đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau có tính chất cơ học: giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm. Khoảng 60% trường hợp có xẹp đốt sống do loãng xương nhưng không có biểu hiện lâm sàng

Đau cột sống mạn tính do rồi loạn tư thế cột sống

Sau các đợt đau cột sống cấp tính tương tự, dần dần, các đợt đau mới này sẽ xuất hiện trên nền đau cột sống mạn tính, do các rối loạn tư thế cột sống gây nên. Bệnh nhân dần xuất hiện sự giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn cuối cùng cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn – chậu.

Gãy xương

Các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay

Ngoài ra bệnh nhân có thể có biểu hiện khó thở do hội chứng dạ dày ruột (do các xương sườn bị yếu, không đảm nhiệm được chức năng làm điểm bám cho các cơ liên sườn và cơ bụng)

Và hậu quả là: bệnh nhân trở thành người tàn phế, có thể có biểu hiện về tâm thần như trấm cảm…

 

Biểu hiện Loãng xương trong cấu trúc xương

Phân loại bệnh

  • Loãng xương tiên phát: do tuổi và tình trạng mãn kinh.
  • Loãng xương thứ phát: xuất hiện do các bệnh lý và sử dụng một số thuốc gây loãng xương.
  • Loãng xương bẩm sinh: do thiếu gen tổng hợp vitamin D và các loại gen khác.

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Chụp X-quang
  • Đo mật độ xương
  • Xét nghiệm máu
  • Các phương pháp khác

Nếu nghi ngờ người bệnh bị loãng xương, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính định lượng (QCT),điện di protein, xét nghiệm nước tiểu…

Cần làm gì để có một bộ xương chắc khỏe?

Việc phòng bệnh loãng xương cần được đặt ra ngay từ khi còn nhỏ, ở tất cả các lứa tuổi và cần đảm bảo các vấn đề sau:

Lối sống lành mạnh

Để phòng bệnh loãng xương, cần duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể lực đều đặn để tăng sức chịu tải của cơ thể, giúp xương chắc khỏe, làm tăng mật độ xương và làm giảm sự mất chất xương.

Đồng thời, trong bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, protein, calci, vitamin D, C, các nguyên tố vi lượng.

Từ bỏ các thói quen xấu

Bạn nên từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu vì khi bỏ thuốc lá có thể giảm tới 40% nguy cơ gãy cổ xương đùi, việc sử dụng nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi.

Phòng tránh ngã

Tập liệu để tăng độ chắc cơ bắp, khám kiểm tra thị lực thường xuyên, tránh tác dụng phụ của những thuốc có thể dễ gây ngã.

Kiểm tra mật độ xương

Đo mật độ xương bằng Máy đo dùng tia X năng lượng kép (DEXA) mới có giá trị chẩn đoán. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán Loãng xương.

Đo loãng xương DEXA - Ảnh: Vietlife Clinic

Nguyên lý

Hai chùm tia phát ra với bước sóng khác nhau đi qua vùng xương định đo mật độ xương, khi loãng xương, sự hấp thu tia giảm.

Vị trí đo

  • Đo mật độ xương cổ xương đùi, cột sống: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương
  • Đo ở ngoại biên như: xương cẳng tay, xương gót

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh loãng xương theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO (Kanis, 1994) dựa vào T-Score (Máy đo loãng xương sử dụng Năng lượng kép hấp thu tia X (DEXA) tại cột sống và cổ xương đùi) như sau:

  • Bình thường: T-Score > -1,0
  • Giảm mật độ xương: -2,5< T-Score ≤ -1
  • Loãng xương: T ≤ -2,5

Tuy nhiên cần lưu ý khi chẩn đoán loãng xương không dựa hoàn toàn vào mật độ xương mà cần kết hợp với đánh giá nguy cơ loãng xương. Chẳng hạn, nếu T-Score <-2,5 nhưng không có yếu tố nguy cơ thì bác sĩ không chẩn đoán là loãng xương mà chẩn đoán là giảm mật độ xương.

Đối với người có nguy cơ vì nếu chỉ số TScore giảm đi 1 SD thì nguy cơ gãy xương do loãng xương tăng lên gấp đôi.

Bác sĩ giỏi về bệnh Loãng xương ở Hà Nội

Loãng xương biểu hiện kín đáo, tiến triển thầm lặng không có triệu chứng sớm cho đến khi có biểu hiện gãy xương. Vì vậy, những người có nguy cơ loãng xương như người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, người sử dụng thuốc Corticoid dài hạn và có tiền sử gia đình nên chủ động thăm khám để phòng ngừa và điều trị Loãng xương kịp thời, hạn chế biến chứng xảy ra. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa loãng xương. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ tư vấn, khám chữa từ xa về loãng xương thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Pgs.Ts Vũ Thị Thanh Thủy (chủ biên) – Chẩn đoán và điều trị những bệnh Cơ xương khớp thường gặp – Nhà Xuất bản Y học 2016.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/