Bệnh lao da là gì? Cách điều trị và phòng tránh bệnh lao da

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 06/12/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Bệnh lao da là một loại bệnh nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn và trực khuẩn gây ra. Biểu hiện lâm sàng của lao da có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của cơ thể và vị trí nhiễm trùng.

Bệnh lao da
Bệnh lao da - Ảnh: Đại học Dược Hà Nội

Ngoài lao phổi, bệnh lao da cũng rất phổ biến. Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương da niêm mạc và toàn thân, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và làm suy giảm lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, BookingCare sẽ cung cấp cho bạn kiến thức y khoa về lao da và cách điều trị bệnh da liễu này để nhanh chóng cải thiện tình hình. 

Tổng quan về bệnh lao da

Bệnh lao da (Cutaneous tuberculosis hay TB) thực chất là sự xâm nhập của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, cùng loại vi khuẩn gây bệnh lao phổi vào da.

Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối phổ biến. Ở các nước đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc, nơi bệnh lao vẫn thường xảy ra, các đợt bùng phát lao da thường ở mức dưới 0,1%.

Lao da là từng là căn bệnh nan y ở thế kỷ XX nhất là khi xuất hiện của bệnh HIV. Căn bệnh này khiến các chủng lao da đa kháng thuốc xuất hiện, số lượng bệnh nhân điều trị ức chế miễn dịch ngày càng tăng. 

Hiện bệnh lao da đang có chiều hướng diễn biến tích cực do chất lượng cuộc sống được nâng cao, công tác vệ sinh được chú trọng, cũng như việc ra đời vắc-xin BCG.

Nguyên nhân gây lao da

Thông thường, lao phát triển từ trực khuẩn được di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài.

Nói cách khác, lao da nguyên phát là rất hiếm, thường là biến thể từ nhiều loại lao khác, như lao phổi, lao hạch… 

Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da như sau:

  • Đường máu: một số mạch máu từ ổ lao có thể bị phá hủy và khiến vi khuẩn lao xâm nhiễm trực tiếp vào máu, từ đó di chuyển đến khắp các cơ quan khác và đến da. Đường lây nhiễm này thường gây ra lupus lao, lao hạch, lao sẩn hoại tử...
  • Đường lympho: trực khuẩn sẽ len theo các khe gian bào và mạch lympho đến vùng tổn thương trên da, thường gây ra lao hạch.
  • Vi khuẩn lao còn đi vào da qua những vết xây xát, chảy máu hoặc những vết cắt, ở các phần hở như bàn chân, cẳng chân, bàn tay hay mặt.
  • Ở các nước có phong tục cắt bao quy đầu và âm vật, lao còn có thể xâm nhập qua tổn thương ở đây.
Máu là con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da
Máu là con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da - Ảnh: Vinmec

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương lao da:

  • Độc lực của trực khuẩn. 
  • Số lượng của trực khuẩn.
  • Sức đề kháng của người bệnh: đại đa số những người bị bệnh lao da thể hiện dị ứng với tuberculin hoặc BCG. Trong lao nặng thì phản ứng này là âm tính. 
  • Nghiện rượu, dinh dưỡng kém, mắc các bệnh mạn tính hoặc giảm miễn dịch làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao da cao

Những người có các đặc điểm sau được xem là đối tượng nguy cơ của bệnh lao da:

  • Hệ miễn dịch bị suy yếu, nhiễm HIV/AIDS

  • Mắc các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, suy thận mãn tính và các bệnh lý ác tính

  • Nghiện rượu hoặc sử dụng các chất kích thích.

  • Suy dinh dưỡng

  • Dùng các loại thuốc điều trị ung thư, hay corticosteroid trong thời gian dài.

  • Tiếp xúc thân mật, thường xuyên với người mắc bệnh lao

  • Sống và làm việc hoặc du lịch đến các vùng dịch tễ của bệnh lao.

  • Môi trường sống kém, điều kiện y tế không đảm bảo

Lao da có mấy loại?

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng: nốt sần, sần viêm, loét da mãn tính... và các tổn thương khác.

Các biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của bệnh nhân.

Nhìn chung, các loại bệnh lao da bao gồm:

Lupus lao là thể hay gặp nhất, thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có các hình thái sau:

  • Lupus lao phẳng: Các củ lao nổi cao trên mặt da, kích thước từ 1mm - 3mm. Ấn vào xuất hiện màu vàng, dùng kim chọc có cảm giác như chọc vào một miếng bở.
  • Lupus lao vẩy nến: Có một lớp vảy dày trên mặt tổn thương.
  • Lupus lao loét: Nhiều ổ loét nông bờ nham nhở. Đáy ổ có các hạt lổn nhổn lẫn với mủ.
  • Lupus lao mì: Tổn thương sần mì như hạt cơm.

Lao cóc hay gặp ở người lớn, gồm nhiều sẩn chắc, mặt sần sùi có vảy, kích thước 2mm - 3mm, màu tím viền đỏ, đứng sát nhau trông như da cóc.

Lao kê ở da hiếm gặp, nhưng phổ biến ở những người có HIV/AIDS. Trên da, thậm chí toàn thân có những nốt màu đỏ, đồng kích thước 1mm - 2mm, không nổi cao hơn mặt da.

Biện pháp điều trị lao da

Tất cả các bệnh nhân đã được xác định mắc bệnh lao da cần được khám và phát hiện các thể lao khác. Việc điều trị bệnh lao da phải có tính toàn diện và kéo dài, không chỉ xử trí các tổn thương ở da.

Cho đến nay, tiêm phòng vắc-xin BCG là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh lao nói chung và lao da nói riêng.

BCG (Bacille Calmette-Guerin) là một loại vắc xin phòng lao, thường được khuyến khích tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa nhiều hình thái của lao nguy hiểm.

Đối với người trưởng thành và chưa từng chủng ngừa lao trước đây cũng nên được tiêm phòng.

Những lưu ý trong quá trình điều trị lao da:

  • Các thuốc kháng lao có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và tái khám của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được sử dụng hay tự ý bỏ thuốc trong quá trình điều trị.
  • Các phương pháp khác như cắt lọc thương tổn nhỏ trên da, phẫu thuật tạo hình ở những trường hợp sẹo xấu cũng có thể được áp dụng.  

  • Ngoài việc tuân thủ điều trị các thuốc kháng lao, người bệnh cần chú ý cải thiện sức khỏe toàn thân, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để tăng hiệu quả điều trị.

Nên đi khám lao da ở đâu tại Hà Nội?

Khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh lao da, người bệnh nên chủ động đi khám.

Do triệu chứng của lao da khá phức tạp và nguyên nhân có liên quan đến bệnh lao nên chỉ đi khám mới có thể chữa được dứt điểm.

Khi đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.

Với bệnh lao da, bệnh nhân có thể thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu.

Bệnh viện khám da liễu tại Hà Nội:

Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Trung ương

  • Địa chỉ: 15A - Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội
  • Điện thoại: 024.32222944 Fax: 024.38522665

Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tòa nhà 2 tầng Khoa Da liễu - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024.38689443 - 024. 38693731/6668

Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội

  • Cơ sở I: 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội
  • Cơ sở II: Số 2D Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
  • Cơ sở III: Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai - Quốc Oai - Hà Nội

Xem thêm bài viết:

Khám lao da tại nhà qua Video

Khi cần đi khám với bác sĩ da liễu tại các bệnh viện chuyên về Da liễu, người bệnh cần sắp xếp thời gian và công việc hợp lý để đi khám. 

Nếu như chưa sắp xếp thời gian đến bệnh viện thăm khám, bệnh nhân nên đặt lịch tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video để hiểu về thể trạng bệnh của bản thân.

Bệnh nhân ở tại nhà, kết nối với bác sĩ chuyên khoa từ xa thông qua cuộc gọi Video trực tuyến. Việc khám, tư vấn với bác sĩ trở nên nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa để bệnh nhân thuận tiện hơn khi có nhu cầu thăm khám bệnh Da liễu với các bác sĩ giỏi.

Cách phòng bệnh lao da

Các biện pháp giúp phòng tránh mắc bệnh lao nói chung, bao gồm cả lao da có thể kể đến như:

  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

  • Thường xuyên rèn luyện thân thể, tăng sức đề kháng

  • Sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

  • Hạn chế tiếp xúc thân mật với những người mắc bệnh lao

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh lao theo chương trình tiêm chủng quốc gia

  • Đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng bất thường.

  • Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh về lao, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để giải quyết triệt để bệnh, tránh lây lan cho các cơ quan khác trong cơ thể hay lây truyền cho người khác.

Tiêm vắc xin BCG để phòng bệnh lao và lao da
Tiêm vắc xin BCG để phòng bệnh lao và lao da - Ảnh: netnews.vn
 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/lao-da-lay-truyen-nhu-the-nao-n67873.html
2. https://www.dieutri.vn/bgdalieu/bai-giang-benh-lao-da
3. https://dalieudhyd.vn/tim-hieu-ve-benh-lao-da-va-cach-phong-tranh-dieu-tri
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/