Cách chăm sóc người thân mắc Trầm cảm
Người bệnh trầm cảm cần một người ở bên cạnh, luôn sẵn sàng khi họ cần người tâm sự nhưng cũng tin tưởng để dành cho họ không gian riêng khi họ cần.

Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của người mắc. Đặc trưng của trầm cảm là sự xuất hiện cảm giác buồn bã hoặc suy giảm hứng thú với cuộc sống trong một thời gian dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),bệnh trầm cảm là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của trung bình 850.000 người mỗi năm.
Triệu chứng bệnh trầm cảm
Theo các chuyên gia ước tính, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời người là 15 - 25%, nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.
Một số triệu chứng điển hình của trầm cảm bao gồm:
- Thay đổi về giấc ngủ: khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thuờng nhưng khi ngủ dậy lại thấy mệt mỏi, ngủ không đủ.
- Thay đổi về khẩu vị: thường không có cảm giác ngon miệng, nhưng cũng có khi lại ăn uống rất nhiều, do đó có thể sụt cân hoặc tăng cân bất thường.
- Hay buồn bã, dễ cáu kỉnh, dễ bị kích thích.
- Mất khả năng tập trung và khả năng tự quyết định.
- Mất năng lực: Mất sự quan tâm thích thú, Tự ti, Chán nản, tuyệt vọng.

Nếu thấy người thân của mình có những triệu chứng trên đây, bạn hoàn toàn có thể đặt ra nghi vấn về bệnh trầm cảm. Vì đây là một bệnh về tinh thần, nên nhiều người thường khó chấp nhận rằng mình đang mắc bệnh, đặc biệt với những người ở giai đoạn ban đầu.
Ngoài ra, người bệnh thường cũng khá nhạy cảm, vì vậy bạn cần có một cách ứng xử khéo léo để giúp người bệnh đi thăm khám, cũng như cần lưu ý về cách chăm sóc, đối xử với người bệnh để tránh làm bệnh tình thêm trầm trọng và giúp họ sớm vượt qua căn bệnh này.
Cách chăm sóc người thân mắc trầm cảm
Những điều nên làm
Trò chuyện với người thân
Trò chuyện với người thân của mình để biết về những vấn đề đang xảy ra với họ. Bạn có thể không hiểu hết về những vấn đề mà người thân của mình đang trải qua nhưng hãy bày tỏ rằng bạn biết rằng họ đang thực sự khó khăn. Hạn chế phán xét và kiên nhẫn lắng nghe về những điều mà họ đã trải qua.
Một cuộc trò chuyện hiệu quả cũng làm người bệnh trầm cảm giải tỏa được và sắp xếp lại những suy nghĩ của mình, có thể làm họ bớt phiền não.
Dành thời gian bên cạnh họ
Dành thời gian ở cùng họ:
- Đi shopping, đi chợ...
- Cùng tập một môn thể thao như yoga, chạy bộ,...
- Cùng nấu ăn, xem một bộ phim hài (tránh xem các bộ phim có nội dung buồn, ủy mị)
- Cùng làm việc nhà hay đơn giản là sắp xếp lại vị trí của các đồ vật trong nhà
- Cùng đi du lịch
- ...
Tóm lại, dành thời gian cùng làm những điều tích cực với họ để họ thoát ra khỏi tâm trạng buồn bã. Tránh tham gia các hoạt động mang lại cảm xúc tiêu cực, vì những điều này sẽ làm tâm trạng họ thêm tồi tệ và bệnh tình nặng hơn.
Ngoài ra, người trầm cảm ở một giai đoạn nào đó có xu hướng tự làm đau mình, vì vậy dành thời gian bên cạnh họ còn đảm bảo họ không làm mình bị thương hay thậm chí có hành vi tự tử.
Kiên nhẫn và tôn trọng
Người bệnh trầm cảm thường có tâm trạng u uất trong thời gian dài. Đôi khi điều này khiến bạn bực mình, chán nản với sự hỗ trợ của mình - mất nhiều thời gian mà người người thân không có sự biến chuyển, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy phiền phức vì việc tìm kiếm giúp đỡ từ phía người thân.
Bạn cần lưu ý rằng, trầm cảm mất rất nhiều thời gian điều trị, họ cũng rất muốn thoát ra khỏi những điều mà họ đang trải qua, nhưng rất khó khăn và cần nhiều thời gian.
Cho người bệnh trầm cảm biết rằng bạn luôn tôn trọng họ, hãy dành cho họ không gian riêng khi họ cần. Dành cho họ sự tin tưởng và kiên nhẫn của bạn, điều này sẽ giúp ích họ rất nhiều trong quá trình điều trị.
Trên hết, người bệnh trầm cảm cần một người luôn bên cạnh, đồng hành và chia sẻ cùng họ trong quá trình điều trị.
Tìm sự giúp đỡ từ những người khác
Chính vì bệnh cần thời gian dài điều trị và tâm trạng, cảm xúc của bạn rất dễ bị tác động tiêu cực nếu trong một thời gian dài chăm sóc cho người bệnh trầm cảm. Vì vậy, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ những thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè thân cận để cùng giúp người thân của bạn vượt qua trầm cảm.
Điều này cũng giúp bạn giải tỏa tâm trạng khi bạn đã lắng nghe nhiều tâm sự "buồn" từ phía người thân. Hoặc nếu bạn không phải là người mà họ tin tưởng để tâm sự, hãy tìm một người mà họ tin tưởng nhất để nói về tình trạng của họ.
Ngoài ra, sự tư vấn từ một chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý cũng rất hữu ích với bạn trong lúc này. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc cho người thân của mình.

Sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý và đi cùng họ đến nơi khám
Có thể việc bắt đầu thực hiện khám và điều trị sẽ rất khó khăn đối với người mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, bạn nên giúp họ làm việc này. Sắp xếp một cuộc hẹn trước và đi cùng họ đến nơi khám sẽ giúp họ vững tin hơn rất nhiều.
Trong quá trình hỗ trợ cho hàng nghìn người bệnh trầm cảm đi khám, BookingCare nhận thấy rằng không phải bệnh nhân trầm cảm nào cũng sẵn sàng đi khám với một bác sĩ tâm lý, vì vậy bạn nên chủ động xếp cuộc hẹn với bác sĩ tâm lý trước hoặc một cuộc khám, tư vấn từ xa qua video sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp này.
Đặc biệt, nếu phát hiện người thân có các dấu hiệu tự làm tổn thương bản thân mình, bạn cần liên hệ sớm với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý.
Giữ gìn sức khỏe của chính bạn
Việc chăm sóc một người trầm cảm sẽ gặp nhiều khó khăn và mệt mỏi. Đôi khi vì quá quan tâm đến họ, bạn sẽ quên đi chăm sóc bản thân mình. Trong trường hợp này, bạn nên coi việc đôi khi mình tức giận, nóng nảy là chuyện bình thường.
Nếu người thân của bạn quá phụ thuộc vào bạn thì sức khỏe của cả hai đều bị ảnh hưởng, vì vậy dù chăm sóc người bệnh thì bạn cũng nên dành thời gian cho mình để cân bằng cảm xúc. Việc gặp gỡ bạn bè và những người không mắc trầm cảm cũng rất quan trọng trong việc giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người bệnh trầm cảm.
Đọc nhiều tài liệu về bệnh trầm cảm, kể cả bằng tiếng nước ngoài nếu có thể để hiểu thêm về căn bệnh này và hiểu thêm về những gì mà người bệnh trầm cảm đang trải qua, điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chăm sóc người bệnh.
Dành không gian riêng cho người bệnh trầm cảm và cho chính mình cũng là cách giúp người bệnh và chính bản thân mình cân bằng cảm xúc.
Những điều không nên làm
Không nên chăm sóc họ một mình
Việc chăm sóc người bệnh trầm cảm một mình có thể khiến cả hai mệt mỏi hơn. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp từ những người khác.
Không nên đưa ra những lời khuyên
Bạn không phải là chuyên gia hay bác sĩ tâm lý, nên bạn khó có thể đưa ra những lời khuyên hay tư vấn để giúp họ vượt qua bệnh trầm cảm. Trên hết, họ cần một người tin tưởng, ở bên cạnh họ trong quá trình điều trị bệnh.
Không nên so sánh những trải nghiệm của họ
Mỗi người bệnh trầm cảm có các biểu hiện và trải nghiệm khác nhau. Không nên so sáng những điều đang trải qua của họ với người khác và với chính bản thân bạn. Điều này sẽ khiến người bệnh trầm cảm càng thu mình và khó chia sẻ với bạn.
Ngoài ra, cũng khiến họ mặc cảm về bản thân mình nhiều hơn. Điều mà người bệnh trầm cảm cần là sự lắng nghe chân thành từ phía bạn.
Không nên đưa ra lời khuyên về sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và tư vấn từ phía bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên tự mua hay đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc bất kì loại thuốc nào liên quan đến điều trị các bệnh rối nhiễu tâm trí.
Điều này có thể không khiến bệnh tình chuyển biến tốt mà còn tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh trầm cảm. Bạn nên thận trọng trong việc cho người thân của mình sử dụng thuốc trong quá trình điều trị trầm cảm.
Tóm lại, bệnh trầm cảm cần thời gian để điều trị, người bệnh trầm cảm cần một người ở bên cạnh, luôn sẵn sàng khi họ cần người tâm sự nhưng cũng tin tưởng để dành cho họ không gian riêng khi họ cần. Sự can thiệp y tế phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh trầm cảm, vì vậy bạn nên tìm các bác sĩ và chuyên gia tâm lý cho người bệnh hoặc cũng có thể là cho chính bạn.
Những chia sẻ về cách chăm sóc người thâm mắc trầm cảm trên đây do BookingCare tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu uy tín và từ chính quá trình hỗ trợ cho bệnh nhân trầm cảm đi khám. Mong rằng sẽ giúp ích được cho những người chăm sóc trong quá trình đồng hành cùng người bệnh vượt qua trầm cảm.
2. https://www.healthline.com/health/how-to-help-a-depressed-friend
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi