Cắt Amidan có phải nằm viện không? Có đau không? Bao lâu thì hết đau?
Cắt amidan được đánh giá là phẫu thuật đơn giản trong Tai Mũi Họng. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan vì nếu lựa chọn không đúng địa chỉ uy tín, có thể gặp một số nguy cơ biến chứng hậu phẫu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cắt Amidan là một phẫu thuật loại bỏ phần Amidan bị viêm và cần có chỉ định của bác sĩ để thực hiện. Đây là một trong những phẫu thuật thường quy trong Tai Mũi Họng.
Có một số thắc mắc xoay quanh vấn đề cắt Amidan chẳng hạn như: Cắt Amidan bao nhiêu tiền, cắt Amidan ở đâu tốt, có nên cắt amidan không? Phương pháp nào cắt amidan tốt? Bác sĩ nào khám amidan giỏi? Trong bài viết này, BookingCare sẽ giải đáp một số thắc mắc sau đây:
- Cắt Amidan có đau không?
- Sau khi cắt có cần phải nằm viện hay không?
- Bao lâu thì hết đau?
Nếu cần khám tư vấn thêm về ưu điểm, nhược điểm của phương pháp cắt amidan, người bệnh có thể đăng ký khám từ xa qua Video với bác sĩ Tai Mũi Họng để trao đổi cụ thể băn khoăn của mình.
Cắt Amidan có đau không?
Đây là câu hỏi được khá nhiều người tìm kiếm trên các trang thông tin. Thực tế, cắt Amidan chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, thời gian thực hiện không quá lâu. Bệnh nhân được gây mê trước khi thực hiện tiểu phẫu. Do đó, không cần lo sợ bị đau trong quá trình phẫu thuật.
Sau tiểu phẫu, phụ thuộc vào phương pháp thực hiện cắt Amidan mà người bệnh sẽ cảm giác có đau hay không. Đối với những phương pháp cắt Amidan cũ, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ sau khi tiểu phẫu. Nhưng cơn đau cũng nhanh chóng hết trong vòng 24h.
Hiện nay, có một số phương pháp cắt Amidan mới như phương pháp coblator không gây chảy máu và gây đau không đáng kể. Bệnh nhân chỉ cảm thấy đau âm ỉ trong vòng 3 - 4 tiếng sau phẫu thuật.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến gần đây nhưng chi phí cao hơn phương pháp cũ. Bệnh nhân có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp, nhất là những bệnh nhân có bảo hiểm y tế.

Cắt amidan bao lâu thì hết đau?
Đối với những bệnh nhân thực hiện tiểu phẫu cắt Amidan bằng những phương pháp truyền thống như bóc tách, laser... thì sẽ hết đau trong khoảng từ 1 - 2 ngày. Đây là khoảng thời gian gây đau sau phẫu thuật của những phương pháp cũ.
Đối với những bệnh nhân được phẫu thuật bằng các phương pháp mới, tân tiến hơn như phương pháp coblator, thời gian đau khoảng 3 - 4 tiếng, đau âm ỉ. Sau 3 - 4 tiếng là người bệnh có thể ăn uống, đi lại bình thường và không còn đau nữa.
Trong quá trình thăm khám trước khi phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi những thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa để có thể an tâm khi thực hiện cắt Amidan.
Cắt Amidan có cần nằm viện không?
Sau khi thực hiện tiểu phẫu cắt viêm Amidan, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm lại bệnh viện theo dõi từ 1 - 2 ngày, thậm chí có thể nửa ngày nếu như biểu hiện sau mổ tốt. Mục đích những bệnh nhân được giữ ở lại là để bác sĩ có thể quan sát được những biến chứng thông thường có thể xảy ra.
Cụ thể, đối với bệnh nhân cắt Amidan, người bệnh sẽ cần được quan sát vết thương có chảy máu sau mổ không, thời gian đau kéo dài hay không, ăn uống và nói có được không...
Tóm lại, nằm viện sau khi mổ là để bác sĩ có thể chắc chắn về tình trạng sức khỏe của người bệnh trước khi cho bệnh nhân xuất viện cũng như cấp cứu kịp thời nếu không may biến chứng xảy ra.
Xem thêm bài viết
- 6 bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng uy tín ở Hà Nội
- Địa chỉ khám Tai Mũi Họng tốt ở TP.HCM
- Viêm amidan: Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh tái phát
Chăm sóc người bệnh như thế nào sau khi cắt Amidan?
Thông thường, sau cắt Amidan, người bệnh sẽ hồi phục sức khỏe trong khoảng 1 - 2 ngày. Nếu được chăm sóc tốt, bệnh nhân sau khi cắt Amidan sẽ có thể hồi phục nhanh chóng hơn.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt cần được kiểm soát chặt chẽ bởi người thân và chính những bệnh nhân bị viêm Amidan.
Đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà.
1. Đối với trẻ em
- Sau khi mổ xong, trẻ có thể bị choáng do thuốc mê còn tác dụng. Cố gắng cho trẻ uống nước lọc hoặc ăn thức ăn lỏng. Tập cho trẻ ăn lại bữa ăn bình thường khi trẻ không còn nôn sau khi mổ.
- Nếu trẻ đau, có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc giảm đau cho trẻ vì có thể phản tác dụng, một số loại không phù hợp với thể trạng trẻ em và khiến cho vết mổ trổ nên nghiêm trọng hơn.
- 2 tuần sau khi mổ, không cho trẻ ăn các thức ăn cứng vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí mới mổ. Hạn chế cho trẻ uống sữa. Chú ý vệ sinh cẩn thận vùng miệng. Tốt hơn hết nên theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với trẻ trên 3 tuổi, có thể đánh răng và súc miệng nhưng không được súc họng để tránh làm rách vết mổ.
- Không dùng tay che miệng khi hắt hơi và dùng khăn thấm nước mũi chứ không xì mũi sau phẫu thuật.
- Không đưa trẻ đến nơi đông người trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật cắt Amidan.

2. Đối với người lớn, trẻ em trên 15 tuổi
- Không hò hét, chạy nhảy sau khi thực hiện phẫu thuật trong vòng 2 tuần để vết thương lành hẳn và tránh chảy máu.
- Hạn chế đi lại bằng máy bay, không di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề, nhiều ổ gà.
- Nói chuyện nhẹ nhàng, tránh nói to.
- Không được khạc cổ họng khi đánh răng.
- Không được hoạt động gắng sức dưới trời nắng nóng. Uống nước thường xuyên để cấp nước cho cơ thể sau khi mổ.
- Ăn thức ăn lỏng, cháo, rau củ quả băm nhỏ, không ăn thức ăn cứng ảnh hưởng đến vết mổ.
Một số thông tin về cắt Amidan trên đây mong rằng sẽ là những thông tin đáng tham khảo, giúp người bệnh và người thân không còn lo lắng về việc cắt Amidan và hiểu rõ hơn về cách chăm sóc người thân của mình sau khi cắt Amidan xong.
Để tốt hơn hết thì người nhà và bệnh nhân nên thăm khám với các bác sĩ tai mũi họng giỏi để chuẩn đoán tình trạng bệnh và được tư vấn lộ trình điều trị chi tiết rõ ràng nhất.
Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare
Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám viêm Amidan. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.
2. http://benhvienvanhanh.com/huong-dan-cham-soc-benh-nhan-sau-cat-amidan/sp-305lvi.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Phòng khám Tai mũi họng Hải Hà: Có tốt không? Bác sĩ nào giỏi?
6 bác sĩ khám chữa Viêm mũi xoang giỏi tại Hà Nội
7 bác sĩ Tai mũi họng trẻ em giỏi khám tại bệnh viện, phòng khám tư ở Hà Nội
7 bác sĩ khám chữa Viêm tai giữa trẻ em giỏi tại Hà Nội
8 địa chỉ khám chữa Tai mũi họng trẻ em uy tín ở Hà Nội
3 Phòng khám Tai Mũi Họng tốt ở gần Thanh Xuân
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Bệnh thần kinh
- Bệnh tim mạch
- Bệnh tiêu hóa
- Bệnh cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Cao huyết áp
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế