Cắt Amidan và 7 câu hỏi thường gặp

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 19/11/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Amidan là tổ chức bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh qua đường họng vì vậy amidan rất dễ bị viêm. Việc cắt amidan hay không cần được cân nhắc kỹ trên ưu điểm, nhược điểm và nhiều yếu tố khác.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Cắt amidan để loại bổ tổ chức viêm
Cắt amidan để loại bổ tổ chức viêm - Ảnh: SKĐS

Cắt Amidan là một trong những phẫu thuật thường quy trong Tai Mũi Họng. Ngày nay, đã có nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến nên cắt Amidan càng được áp dụng rộng rãi hơn trước đây.  

Trước khi quyết định cắt Amidan, người bệnh chắc hẳn có nhiều câu hỏi cần giải đáp như: 

  • Cắt Amidan có triệt để không?
  • Phải lưu ý gì khi cắt Amidan?
  • Chi phí khi phẫu thuật cắt Amidan
  • Cắt Amidan có ảnh hưởng gì không...

Rất nhiều băn khoăn xoay quanh vấn đề cắt Amidan sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết BookingCare chia sẻ dưới đây.

7 câu hỏi thường gặp về Cắt Amidan 

Với một cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giỏi thì bạn có thể an tâm và sẵn sàng tâm lý đến ngày phẫu thuật. Nếu bài viết sau chưa giải đáp hết thắc mắc, người bệnh nên đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt hơn. 

1. Cắt Amidan bao nhiêu tiền?

Tại một số bệnh viện công như: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108… chi phí cắt Amidan khoảng 7 - 8 triệu đồng, chưa kể chi phí nằm viện sau phẫu thuật.

Đối với một số bệnh viện tư nhân như Bệnh viện Đa khoa An Việt, chi phí phẫu thuật rơi vào khoảng từ 8 - 10 triệu đồng, chưa kể chi phí xét nghiệm và nằm lại viện theo dõi sau phẫu thuật.

2. Cắt Amidan có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này không?

Amidan là bộ phận sản sinh miễn dịch của cơ thể. Khi bị viêm amidan, nếu có chỉ định, người bệnh nên cắt một phần hoặc toàn bộ Amidan để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Vì trong cơ thể chúng ta, không phải chỉ Amidan mới sản sinh miễn dịch nên người bệnh có thể yên tâm là sức khỏe sẽ hồi phục nhanh chóng và trở lại bình thường như trước.

Cắt Amidan là một dạng phẫu thuật an toàn, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật cũng như về lâu dài. Hơn nữa, cắt Amidan còn giúp người bệnh tránh mắc phải các bệnh về tai mũi họng, tim,... khi tình trạng viêm nặng không được điều trị. 

Người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm khi phẫu thuật cắt Amidan. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ Tai Mũi Họng để được giải đáp. 

3. Chăm sóc sức khỏe sau cắt Amidan như thế nào? Ăn và không nên ăn gì?

Sau khi cắt Amidan, sức khỏe người bệnh cần được chăm sóc tốt để mau chóng hồi phục. Người thân nên tham khảo những điều sau đây để chăm sóc người mới cắt Amidan, nhất là trẻ em:

  • Trong vòng 4 tiếng sau khi cắt Amidan, người bệnh cần được nghỉ ngơi, không vận động mạnh.
  • Nên nằm nghiêng không gối đầu để tránh ảnh hưởng đến vết cắt.
  • Cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm và lỏng, nguội, không lạnh, ít dầu mỡ. Hạn chế, thậm chí không được dùng các loại thức ăn chua, cay, nóng,… đồ uống có ga, có phẩm màu…
  • Hạn chế giao tiếp sau khi phẫu thuật, lao động nhẹ, cần nghỉ ngơi, không hò hét và chạy nhảy gắng sức, nhất là với trẻ em.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, không khạc nhổ và uống thuốc đúng giờ theo toa, đi tái khám định kỳ.
  • Giữ ấm cho cơ thể và vùng họng.
Giữ ấm cơ thể và cổ họng để tránh tái phát viêm amidan
Người bệnh sau khi tiểu phẫu xong cần giữ ấm vùng cổ họng để mau hồi phục - Ảnh: Peoples pharmacy

4. Cắt Amidan sau bao lâu thì nói được?

Cắt Amidan là tiểu phẫu vùng quanh họng, không chạm đến dây thanh quản. Sau tiễu phẫu, có thể do đau mà bệnh nhân bị hạn chế nói từ 2 – 3 ngày.

Sau 3 ngày tiểu phẫu, người bệnh có thể nói trở lại nhưng phải chú ý tập nói lớn dần, không nói lớn ngay và không gắng nói. Mỗi ngày tập một chút thì sẽ nói lại bình thường.

5. Những biến chứng có thể gặp sau khi cắt Amidan là gì?

Sau khi thực hiện cắt Amidan, người bệnh trong quá trình hồi phục có thể sẽ gặp phải một số biến chứng sau đây, những vấn đề này thường không quá nguy hiểm:

  • Xuất huyết (trường hợp rất hiếm)
  • Đau họng, viêm họng sau khi cắt Amidan
  • Sụt cân, bỏ ăn uống, mất nước vì đau
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ gây sốt, đau tai...

Những biến chứng kể trên thường ít khi xuất hiện nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Trong vòng 2  - 3 ngày nằm lại bệnh viện theo dõi, nếu các biến chứng này không xảy ra thì người bệnh có thể yên tâm xuất viện. Rất ít trường hợp phải quay trở lại bệnh viện vì các biến chứng sau cắt Amidan. 

Khi có dấu hiệu đau họng sau 2 - 3 ngày mãi không hết hay xuất huyết thì nên đến bệnh viện kiểm tra
Khi có dấu hiệu đau họng sau 2 - 3 ngày mãi không hết hay xuất huyết thì nên đến bệnh viện kiểm tra - Ảnh: baomoi.com

6. Khi nào thì nên cắt Amidan?

Việc đã cần thiết cắt Amidan hay chưa cần có sự thăm khám, đánh giá tình trạng của bác sĩ Tai Mũi Họng. Thông thường, khi bị viêm nên điều trị nội khoa trước, càng giữ được càng tốt. Chỉ định cắt Amidan thường áp dụng trong một số trường hợp sau: 

  • Viêm Amidan điều trị nội khoa không hiệu quả và bác sĩ chỉ định thực hiện cắt.
  • Khi Amidan bị phì đại to, gây tắc nghẽn hô hấp, nhất là với trẻ em.
  • Viêm Amidan tái phát lại nhiều lần trong năm, sưng có mủ.
  • Viêm Amidan gây ra các biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm xoang hay các vấn đề liên quan đến tim và khớp,…

7. Ai không nên cắt Amidan?

Đối tượng trẻ em dưới 5 tháng tuổi và người lớn trên 45 tuổi được khuyên không nên cắt Amidan trừ trường hợp buộc phải cắt. Trẻ dưới 5 tháng tuổi đề kháng yếu, ảnh hưởng đến sự miễn dịch của trẻ.

Một số bệnh viện lớn ở Hà Nội chỉ nhận khám và cắt Amidan cho trẻ trên 5 tuổi để bảo đảm miễn dịch cho bé. Người lớn trên 45 tuổi sức khỏe dần kém đi, lão hóa, cắt Amidan máu chảy nhiều có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, những người mắc phải các loại bệnh bẩm sinh như hen phế quản, bệnh tim mạch, người đang bị sốt xuát huyết, cúm… những người đang bị các chứng bệnh mạn tính chưa ổn định như tiểu đường, viêm gan, lao, giang mai, AIDS…

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Cắt amidan. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://benhviennhitrunguong.org.vn/khi-nao-can-nao-va-hoac-cat-amidan-cho-tre.html
2. https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/luc-nao-can-mo-cat-amidan-3519287.html20180707093411996.htm
3. https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ly-do-khong-nen-cat-amidan-3749704.html
4. https://suckhoedoisong.vn/de-phong-bien-chung-sau-cat-amidan-n128334.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/