Chèn ép dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 18/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 18/10/2024

Bài viết tổng hợp thông tin đầy đủ về bệnh chèn ép dây thần kinh: định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán bệnh, cách điều trị và phòng chống hội chứng này.

Chèn éo dây thần kinh
Chèn ép dây thần kinh là hiện tượng dây thần kinh chịu áp lực đè nén từ xương, sụn, cơ hoặc dây chằng - Ảnh: Suckhoehangngay.vn

Hội chứng chèn ép dây thần kinh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau đớn, cản trở vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống. Rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám với các bác sĩ Thần kinh do căn bệnh này.

Chèn ép dây thần kinh bệnh là gì?

Chèn ép dây thần kinh xảy ra khi quá nhiều áp lực cho dây thần kinh từ các mô xung quanh - chẳng hạn như xương, sụn, cơ hoặc dây chằng. Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu kém.

Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể: chèn ép dây thần kinh cổ tay, chèn ép dây thần kinh tọa, chèn ép dây thần kinh ở chân, chèn ép dây thần kinh trụ,...

Ví dụ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau lan tỏa xuống mặt sau của chân (bệnh đau thần kinh tọa). Hoặc là chèn ép dây thần kinh ở cổ tay có thể dẫn đến đau và tê ở bàn tay và ngón tay (Hội chứng ống cổ tay).

Triệu chứng chèn ép dây thần kinh

Chèn ép dây thần kinh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, gây ra những triệu chứng khác nhau:

  • Tê tay hoặc giảm cảm giác nơi dây thần kinh chi phối (trong hội chứng ống cổ tay) là triệu chứng điển hình của hội chứng chèn ép dây thần kinh.

Ở những trường hợp bệnh nặng, chèn ép dây thần kinh có thể gây ra hiện tượng tê liệt vĩnh viễn nếu không kịp thời điều trị

  • Cơn đau khớp tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối với các bộ phận khác trong cơ thể, đau đặc biệt ở vùng cột sống thắt lưng, khớp gối, bắp chân, cánh tay
  • Đau tăng lên khi vận động đi lại, ho, hắt hơi. Đau giảm khi được nghỉ ngơi hoặc nằm
  • Đau hoặc đau rát, có thể lan ra phía ngoài
  • Cầm nắm đồ vật yếu, đánh rơi đồ vật
  • Ngứa ran, cảm giác châm kim kéo dài từ 3-5 phút ở một khu vực nhất định
  • Yếu cơ cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân hoặc co giật trong khu vực bị ảnh hưởng

Các triệu chứng có thể mất đi sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc điều trị hợp lý nếu như  gặp tình trạng chèn ép dây thần kinh tạm thời.

Nếu không được điều trị, hội chứng chèn ép dây thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là liệt vĩnh viễn.

triệu chứng bệnh chèn ép dây thần kinh
Đau lưng tại vùng cột sống thắt lưng là triệu chứng rất hay thường gặp của bệnh chèn ép dây thần kinh - Ảnh: phunutoday

Nguyên nhân chèn ép dây thần kinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh: 

  • Độ tuổi: Người bước sang tuổi 30 có nguy cơ mắc bệnh chèn ép dây thần kinh cao hơn.
  • Giới tính: Nguy cơ bị hội chứng chèn ép dây thần kinh ở nữ giới cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Bệnh lý: Thoát vị đĩa đệm cột sống, chấn thương cột sống, thương tích, sai tư thế, viêm xương khớp, viêm dây thần kinh...
  • Nghề nghiệp: Hoạt động công việc lặp đi lặp lại như nhân viên văn phòng, thợ may, thợ cắt tóc,...
  • Công việc hoặc hoạt động thể thao
  • Làm việc bằng tay ở một tư thế trong thời gian dài
  • Béo phì, thừa cân gây chèn ép thần kinh

Điều trị chèn ép dây thần kinh

Với mỗi trường hợp chèn ép dây thần kinh của từng bệnh nhân thì sẽ có phương án điều trị riêng, nhưng thông thường sẽ nằm trong cách cách dưới đây:

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập trị liệu, máy trị liệu, phương pháp này cần điều trị lâu dài, kiên trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể điều trị Vật lý trị liệu tại các khoa Phục hồi chức năng trong Bệnh viện hoặc các phòng khám bên ngoài. 
  • Thuốc men (điều trị Nội khoa): Sau khi thăm khám, bác sĩ Thần kinh sẽ kê đơn thuốc uống, thuốc dạng tiêm... nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, kiểm soát không cho bệnh tiến triển nặng, khó điều trị dứt điểm bệnh được. 
  • Phẫu thuật nếu điều trị Nội khoa và các phương pháp bảo tồn khác không đáp ứng. 

Chính vì vậy, người bệnh cần lựa chọn những bệnh viện, phòng khám Thần kinh uy tín để được tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ Thần kinh giỏi.

Xem thêm bài viết:

Khám chữa bệnh chèn ép dây thần kinh ở đâu tốt tại Hà Nội?

Điều trị Nội khoa 

Bệnh viện Bạch Mai 

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội 

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến Trung ương uy tín Hà Nội, bệnh viện có thế mạnh về Thần kinh. Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch mai là trung tâm hoạt động của hội Thần kinh học Việt nam và hội Thần kinh học Hà nội. Là thành viên của hội Thần kinh học ASEAN. Nhiều thầy thuốc là hội viên hội Thần kinh học Hoa kỳ, Pháp, hội nghiên cứu não quốc tế…

Khoa còn có 1 phòng khám thần kinh đặt tại Khoa Khám bệnh và 1 phòng Thăm dò chức năng thần kinh, trong đó có hoạt động của các máy điện não, điện não vi tính, siêu âm Doppler xuyên sọ, điện cơ.

Ngoài ra, khoa Thần kinh sử dụng các phương tiện hiện đại trong chẩn đoán và điều trị như: Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan),chụp cộng hưởng từ (MRI),chụp mạch máu não (DSA) để phục vụ điều trị cho bệnh nhân hiệu quả. Một số bác sĩ Thần kinh giỏi, bác sĩ Thần kinh nổi tiếng đã và đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai: 

  • Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đức Hinh
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Liệu
  • Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mỹ
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tuận...
Lối vào khoa thần kinh bv Bạch Mai
Lối vào Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Người dùng chia sẻ

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

  • Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Hồng Phát (tên cũ là Bệnh viện Trí Đức) có đội ngũ chuyên gia đầu ngành về Thần kinh trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân. Vì vậy từ lâu đây là địa chỉ khám thần kinh uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Bệnh viện Hồng Phát là bệnh viện tư nhân nổi tiếng tại Hà Nội, một phần vì tại đây có những bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ nổi tiếng trực tiếp khám cho bệnh nhân.

GS.TS Lê Đức Hinh

  • GS.TS Lê Đức Hinh Chuyên gia Thần kinh đầu ngành
  • Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS Nguyễn Văn Liệu 

  • Phó Trưởng khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phó Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh - Trường Đại học Y Hà Nội

Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới thần kinh như: nhức đầu các loại, chèn ép dây thần kinh, mất ngủ kéo dài, suy nhược thần kinh, chứng đau các dây thần kinh, các chứng lo lắng, trầm cảm, rối loạn trí nhớ...

Khoa khám theo yêu cầu - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Địa chỉ: Tầng 2 tòa nhà Bệnh viện, Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương, đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam, có địa chỉ tại số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, gần các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Da liễu Trung ương...

Hệ thống cận lâm sàng phục vụ cho hoạt động của Khoa Khám bệnh bao gồm hệ thống xét nghiệm hiện đại của Khoa Xét nghiệm, các kỹ thuật thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, hỗ trợ quá trình thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý thần kinh:

  • Xquang kỹ thuật số
  • Cộng hưởng từ hạt nhân: Thần kinh (sọ não, cột sống),cơ xương khớp...
  • Cắt lớp vi tính CT-Scan: Thần kinh (não, cột sống),sọ mặt, cổ, hô hấp - lồng ngực, ổ bụng – tiểu khung, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, tai mũi họng (xoang, vòm)...
Khoa khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế
Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế - Bệnh viện Lão khoa Trung ương - Ảnh: Người dùng chia sẻ

Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng 

Bệnh viện Phục hồi chức năng

  • Địa chỉ: 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện Phục hồi chức năng là cơ sở y tế công lập, chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế, có quy mô 200 giường bệnh. Hiện nay bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng theo cả 2 hình thức nội trú hoặc ngoại trú.

Đội ngũ bác sĩ là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề từ Trường Đại học Y Hà Nội.

Bệnh viện có nhiệm vụ khám, chữa bệnh phục hồi chức năng cho người bệnh nội trú, ngoại trú cả thể chất và tinh thần, theo các phương thức:

  • Vận động trị liệu
  • Hoạt động trị liệu
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
  • Dụng cụ trợ giúp

Bệnh viện luôn đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại nhằm áp dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng các bệnh di chứng sau chấn thương, sau phẫu thuật, di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não, các bệnh thần kinh, các bệnh về cơ - xương - khớp. 

Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khoa Phục hồi chức năng có nhiệm vụ:

  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống, sau chấn thương cột sống
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
  • Điều trị sau phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ, điều trị di chứng liệt thần kinh sau chấn thương
  • Điều trị các bệnh nội khoa: Thoát vị đĩa đệm cột sống, đau lưng cấp, mãn – đau thần kinh tọa. hội chứng vai gáy, viêm quanh khớp vai, vẹo cổ do tật cơ, vẹo cột sống ngự clưng, viêm bao gân, các chứng đau do viêm khớp.
  • Phối hợp với các khoa trong bệnh viện: Điều trị các biến chứng nhiễm trùng tiết niệu, loét do tỳ đè, nhiễm trùng hô hấp…
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật tim mạch, lồng ngực, tiêu hóa, sau chấn thương sọ não.
Bác sĩ bệnh viện Việt Đức
Các bác sĩ tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Việt Đức - Ảnh: BV Việt Đức

Phẫu thuật điều trị 

Chèn ép dây thần kinh có thể cần phải phẫu thuật điều trị trong những trường hợp nặng. Sau quá trình điều trị bằng Nội khoa và Vật lý trị liệu mà không cải thiện được tình trạng gì thì có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật. Một số bệnh viện uy tín về Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Việt Đức - Số 16 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Phòng tránh chèn ép dây thần kinh 

  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày để các khớp xương được linh hoạt, hạn chế tình trạng đau nhức, tê bì
  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm Kali có trong mơ, chuối, cam, các loại hạt và canxi có trong sữa, phomai, cải xoăn, cải bó xôi
  • Hạn chế ăn uống các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán
  • Tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, không nên ngồi một chỗ hoặc làm một tư thế quá lâu
  • Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng thừa cân gây áp lực lớn lên xương khớp

Hi vọng bài viết sẽ giúp bệnh nhân có thêm thông tin tổng quan về căn bệnh chèn ép dây thần kinh, từ đó ra quyết định đi khám phù hợp.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.dieutri.vn/thankinh/24-11-2011/S1769/Chen-ep-day-than-kinh.htm
2. Video - Tìm hiểu hội chứng ống cổ tay: https://youtu.be/wj9_sHVC9Do
3. Video - Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh tọa: https://youtu.be/eLLYyDVAbjg
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/