Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phân trong cơ thể.
BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?
- Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong y học sử dụng từ trường và sóng radio.
- Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phân trong cơ thể.
- Khả năng tái tạo hình ảnh 3D, không có tác dụng phụ như X quang hoặc CT-Scanner nên ngày càng được chỉ định rộng rãi cho nhiều ứng dụng chuyên khoa khác nhau.
Một số ứng dụng quan trọng của chụp cộng hưởng từ (MRI)
1. Chụp cộng hưởng từ sọ não
- U não, u dây thần kinh sọ não
- Tai biến mạch máu não, nhồi máu não, xuất huyết não, dị dạng mạch máu não.
- Chấn thương sọ não.
- Động kinh.
- Sa sút trí tuệt, xơ cứng rải rác
- Bệnh lý viêm não, màng não.
- Các dị tật bẩm sinh não: Teo não, khuyết não
2. Chụp cộng hưởng từ cột sống
- Bệnh lý cột sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Đau thần kinh tọa
- U tủy sống
- Rỗng tủy, xơ cứng rải rác, thoát vị màng não tủy
- Chấn thương cột sống, chảy máu, phù tủy, gãy xương.
- Viêm cột sống, đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống, viêm tủy…
3. Chụp cộng hưởng từ đường tiêu hóa
- Các bệnh lý gan, thận, lách, tụy và đường mật
- U gan , U tuyến thượng thận, U tụy, u tử cung, sa trực tràng, sa âm đạo
4. Chụp cộng hưởng từ vú
- Các u lành tính và các tính, các viêm nhiễm vú
5. Chụp cộng hưởng từ Cơ Xương Khớp
- Khớp gối: Rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo
- Khớp háng: Hoại tử vô khuẩn, viêm khớp háng
- Các khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân.
- Viêm xương và mô mềm.
- U xương và mô mềm.
6. Chụp cộng hưởng từ lồng ngực
- Đánh giá nhu mô, rốn phổi, trung thất và thành ngực
7. Chụp cộng hưởng từ tiểu khung
- Đánh giá tử cung, buồng trứng, bàng quang…
8. Chụp cộng hưởng từ tim mạch
- Đánh giá động mạch vành
- Nhồi máu cơ tim
9. Chụp cộng hưởng từ đầu và cổ
- Hốc mũi và xoang cạnh mũi
- Hầu, thanh quản, phần mềm vùng cổ
- Tuyến nước bọt, tuyến giá], cận giáp
- Hốc mắt
10. Chụp cộng hưởng từ nhi khoa
- Đánh giá bệnh lý nhi khoa như: sọ não, tai mắt…
11. Chụp cộng hưởng từ mạch máu
- Phình động mạch chủ
- Bóc tách động mạch chủ
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Chụp cộng hưởng mạch máu toàn thân
12. Chụp cộng hưởng từ toàn thân
- Tầm soát phát hiện nhiều bệnh lý sớm
- Khảo sát bệnh lý ở nhiều cơ quan
- Ung thư di căn...
Ưu và nhược điểm của Chụp cộng hưởng từ
Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ
- Kỹ thuật chụp an toàn, không độc hại, không bị ảnh hưởng bởi tia xạ.
- Dải ứng dụng rộng: chụp thần kinh, tim mạch, xương khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm, mạch máu, chụp vú…
- Độ phân giải mô mềm cao.
- Hiển thị hình ảnh tốt hơn so với CT-Scanner và X.Quang
- Chụp được mạch máu não, kể cả khi không dùng đối quang từ.
- Là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn.
Nhược điểm của chụp cộng hưởng từ
- Chi phí chụp cao
- Không dùng được nếu bệnh nhân bị chứng sợ nơi chật hẹp hay đóng kín, hội chứng sợ lồng kính
- Thời gian chụp lâu khoảng 15-30 phút, không phù hợp chụp cấp cứu
- Vỏ xương và tổn thương có calci khảo sát không tốt bằng X.Quang hay Chụp cắt lớp vi tính
- Không thể chụp bệnh nhân với máy tạo nhịp tim, gắn bộ phân kim loại, mô cấy ở mắt hay tai…
- Không thể mang theo thiết bị hồi sức vào phòng chụp.
Chuẩn bị chụp cộng hưởng từ
Trước khi chụp MRI
- Phụ nữ có thai trong 03 tháng đầu, chỉ nên chụp khi thực sự cần thiết.
- Khi đi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân không cần chuẩn bị gì trước.
- Nên mang theo các kết quả xét nghiệm, siêu âm, phim X quang và CT nếu có.
- Những bệnh nhân được đặt các thiết bị điện tử như máy tạo nhịp nhân tạo, máy khử rung, máy trợ thính, các kẹp mạch máu não không nên vào phòng máy, vì từ trường mạnh của máy có thể làm hỏng các thiết bị trên.
- Không nên mang các các vật dụng kim lọai như chìa khóa, kim bấm, túi xách tay hoặc mắt kính có gắn kim lọai vào phòng chụp vì các vật này có thể bị hút mạnh vào lồng máy và gây chấn thương.
- Các thiết bị điện từ như thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động (thẻ ATM),chìa khóa từ có thể bị xóa mất dữ liệu khi mang vào phòng máy.
- Với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản, nhân viên y tế sẽ hỏi về tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh thận... Thuốc tương phản hoàn toàn không gây độc cho cơ thể.
Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế biết, nếu có mang các dụng cụ và thiết bị trong cơ thể như:
- Van tim nhân tạo.
- Thiết bị bơm thuốc tự động đặt dưới da.
- Vòng tránh thai.
- Các khớp, chỏm xương nhân tạo.
- Các kẹp mạch máu hay các nẹp vít kết hợp xương.
Các thiết bị này thường gây nhiễu hình ảnh cộng hưởng từ nên cần có một kỹ thuật chụp đặc biệt.
- Đôi khi, thuốc có phản ứng dạng dị ứng với các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tê rần tay, chân và nổi mẩn. Tuy nhiên, tỉ lệ thấp hơn 6 lần so tác dụng dị ứng của thuốc cản quang trong X - quang hoặc CT. Các tác dụng ngòai ý muốn này thường nhẹ và nhanh chóng mất hẳn sau vài phút hoặc sau khi dùng thuốc chống dị ứng.
- Các trường hợp chụp Bụng, Chậu và chụp toàn thân, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi chụp.
- Các trường hợp khác sẽ có hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trong khi chụp MRI
- Thời gian chụp cộng hưởng từ trong khoảng từ 15 phút đến 60 phút tùy thuộc cơ quan cần khảo sát. Đối với trường hợp có tiêm thuốc tương phản, thời gian chụp tối thiểu là 20 phút.
- Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân các thao tác cần thiết trong khi chụp.
- Trong phòng chụp, bệnh nhân nằm trên bàn máy, các vùng cơ thể sẽ được lót bởi những gối kê có hình dạng chuyên biệt giúp nằm thỏai mái và không nhúc nhích trong khi chụp.
- Chụp MRI không đau. Vài trường hợp cảm giác hơi mỏi do phải nằm yên ở một tư thế. Trong lúc chụp, từng lúc quý vị nghe có tiếng ồn từ máy phát ra do hiện tượng cộng hưởng, đây là điều bình thường. Bệnh nhân sẽ đeo tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn.
- Điều quan trọng là giữ yên cơ thể trong lúc chụp. Với chụp vùng cổ, không nuốt nước bọt trong khi chụp. Với chụp vùng ngực hoặc bụng, bệnh nhân có thể được yêu cầu nín hơi thở trong khỏang thời gian ngắn để hình ảnh sắc nét hơn.
- Trong thời gian chụp, bệnh nhân có thể nói chuyện với nhân viên y tế qua hệ thống loa và micro gắn trên máy.
- Với trường hợp cần tiêm tương phản, thuốc được tiêm vào tĩnh mạch tại vùng cẳng tay hay cổ tay, thời gian tiêm có thể từ 1 đến 2 phút. Sau tiêm thuốc, cơ quan cần khảo sát sẽ được chụp lại một lần nữa. Khi tiêm thuốc, có thể cảm giác tòan thân ấm lên hay có vị đắng ở lưỡi, điều đó là bình thường, và các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng 2 - 5 phút.
- Cần báo ngay cho kỹ thuật viên khi có các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt hoặc khó thở.
Sau khi chụp MRI
- Sau khi chụp xong, kết quả chụp phim sẽ có trong vòng 30 phút đến 60 phút
- Đối với các trường hợp có tiêm thuốc đối quang từ, bệnh nhân được theo dõi thêm trong vòng 15 - 30 phút nhằm phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc nếu có.
- Phụ nữ đang cho con bú tốt nhất nên ngưng cho trẻ bú mẹ trong 36 giờ sau tiêm thuốc đối quang từ.