Đau dạ dày: nguyên nhân và các bác sĩ điều trị giỏi
Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đau dạ dày, các xét nghiệm thường phải sử dụng và danh sách bác sĩ giỏi về tiêu hóa
Đau dạ dày là gì
Đau là dấu hiệu quan trọng và thường xuyên có trong các bệnh dạ dày tá tràng. Đau hoặc khó chịu ở bụng trên, thường kèm theo ợ hơi, đầy hơi và buồn nôn. Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở bụng trên hoặc ngực dưới, đôi khi thuyên giảm do thức ăn hoặc thuốc kháng acid.
Nguyên nhân đau dạ dày
- Do viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn hoặc rối loạn chức năng dạ dày, ung thư dạ dày...
- Đau có tính chất chu kỳ hoặc không. Nếu có tính chất chu kỳ gặp trong loét dạ dày tá tràng, nếu không có tính chất chu kỳ gặp trong các bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày.
- Cảm giác đau tức, rát bỏng, âm ỉ thường lan lên ngực hoặc sau lưng. Không có cảm giác đau quặn.
- Ảnh hưởng của bữa ăn khá rõ rệt, thường đau lúc đói, ăn vào sẽ hết đau (loét hành tá tràng)
- Lúc đói không đau, ăn vào lại tăng đau (loét dạ dày).
Lưu ý: đau dạ dày không kèm theo triệu chứng sốt và rối loạn đại tiện, ỉa chảy
Xét nghiệm chẩn đoán
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Nội soi dạ dày
- Là phương pháp thông dụng cho độ chính xác cao hiện nay để thăm khám bệnh lý về dạ dày.
- Chẩn đoán sớm các tổn thương dạ dày dù nhỏ
- Nhìn bao quát các vùng bên trong của dạ dày
- Những tổn thương niêm mạc dạ dày nhìn chính xác hơn so với X.quang
- Kết hợp với sinh thiết, siêu âm, xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn
- Qua nội soi dạ dày, có thể phát hiện các tổn thương chính xác như:
- Rối loạn vận động
- Viêm loét niêm mạc dạ dày
- Các khối u dạ dày
- Polip dạ dày
- Thoát vị hoành
- Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
- Sa niêm mạc dạ dày vào thực quản hay tá tràng…
Điều trị đau dạ dày
Đau dạ dày là triệu chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau ở dạ dày. Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày. Từ đó bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.
Bệnh nhân không nên tự ý điều trị khi chưa đi khám hoặc nghe theo lời khuyên của người xung quanh. Như vậy, không những mất đi cơ hội để được điều trị sớm mà bệnh có thể nặng thêm.