Đau dạ dày: Triệu chứng, cách giảm đau và điều trị hiệu quả

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 10/06/2020, Cập nhật lần cuối: 26/09/2023

Đau dạ dày thường do vi khuẩn HP, thói quen ăn uống - sinh hoạt không đúng cách. Tham khảo ngay bài viết để có thông tin về: nguyên nhân, triệu chứng đau dạ dày; biến chứng; phương pháp điều trị và giảm đau hiệu quả...

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Đau dạ dày là bệnh thường gặp ở người trưởng thành
Đau dạ dày là bệnh Tiêu hóa thường gặp ở người trưởng thành - Ảnh: Medical news today

Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là triệu chứng đường Tiêu hóa khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành mắc bệnh nhiều hơn trẻ em. 

Vị trí đau dạ dày (vị trí đau bao tử)

  • Vị trí đau do dạ dày gây ra thường sẽ đau xung quanh rốn và lan dần xuống cả vùng bụng bên phải.
  • Người bệnh sẽ thấy bụng khó chịu do đầy bụng, buồn nôn, ợ chua kèm theo các cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ kéo dài.

Vị trí đau do dạ dày gây ra thường sẽ đau xung quanh rốn và lan dần xuống cả vùng bụng bên phải.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết đau dạ dày (đau bao tử)

Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của đau dạ dày gồm: 

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng người. Thời gian đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi bạn quá đói hoặc quá no.
  • Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Phần lớn trường hợp đầy hơi chướng bụng biểu hiện bạn đã bị đau dạ dày, nhưng ở mức độ nhẹ. 
  • Ợ chua hoặc ợ nóng: Sự rối loạn chức năng ở bao tử có thể cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn tới tình trạng thức ăn lên men, sinh ra nhiều hơi và gây ợ chua, ợ hơi. 
  • Buồn nôn và nôn: Đau dạ đay nhẹ có khả năng gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Điều này có thể bắt nguồn từ việc thức ăn bị đẩy ngược lên miệng do bao tử mất dần khả năng hoạt động bình thường. 

Khi có những triệu chứng kể trên, người bệnh không được chủ quan chờ bệnh tự khỏi, mà cần thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị sớm. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trước. 

Nguyên nhân tái phát đau dạ dày
Đau dạ dày cần được điều trị sớm và thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp - Ảnh: SKĐS

Xem thêm bài viết

Phương pháp điều trị đau dạ dày

Điều trị đau dạ dày chủ yếu là dùng thuốc, kết hợp với rèn luyện thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh nên đi khám với bác sĩ Tiêu hóa - Dạ dày giỏi để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. 

Một số loại thuốc điều trị đau dạ dày thường được áp dụng như:

  • Thuốc điều trị axit dạ dày: Uống thuốc để làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày và có thể giảm đau.
  • Ức chế histamin H2: Khi thuốc kháng axit không đủ cung cấp cứu trợ, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc khác giúp làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày... (cần có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng).
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton: Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách chặn các hành động của bơm trong các tế bào tiết axit của dạ dày.
  • Các loại thuốc để điều trị vi khuẩn HP: Hầu hết sử dụng sự kết hợp của hai loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn, và các chất ức chế bơm proton làm giảm đau đớn và buồn nôn, chữa viêm dạ dày và có thể làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.  

Lưu ý: Nếu nguyên nhân gây bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân đau dạ dày và mọi người không nên sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi mà chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn HP thường trú ngụ trong dạ dày gây bệnh viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP trú ngụ trong dạ dày và có thể gây viêm loét - Ảnh: Youtube

Mẹo giảm đau dạ dày tạm thời tại nhà 

Sau đây là một số mẹo giúp giảm đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng để giảm cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa uy tín để được điều trị đúng cách. 

Ăn bánh mỳ

Bánh mỳ, bánh quy khô có thể giúp giảm đau dạ dày. Các loại bánh này sẽ giúp thấm hút bớt đi những dịch vị thừa có trong dạ dày, giúp giảm đau rất hiệu quả.

Uống nước muối loãng

Nước muối loãng thường được dùng để súc miệng diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng chống viêm, làm sạch đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn đường tiêu hóa.

Khi có dấu hiệu đau dạ dày, người bệnh có thể pha muối hạt với cốc nước nóng và uống từng ngụm nhỏ để giảm bớt cơn đau.

Làm ấm bụng

Khi hơi nóng lan tỏa khắp bụng sẽ làm tăng lưu thông tuần hoàn máu, từ đó giảm đau co thắt dạ dày và cơn đau dạ dày sẽ giảm đi đáng kể.

Bạn có thể làm ấm bụng bằng cách lấy chai nước ấm, sau đó lăn nhẹ lên vùng bụng. Khi vùng bụng ấm lên thì kết hợp xoa bụng theo chiều kim đồng hồ để giảm đau dạ dày. 

Xoa bụng

Khi cơn đau dạ dày xuất hiện hãy xoa bụng, đây là biện pháp rất đơn giản bất cứ ai cũng có thể thực hiện được ngay.

Dùng tay áp lên bụng, sau đó xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải và duy trì xoa như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoảng 10 phút bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày giảm đi đáng kể.

Tập hít thở sâu

Hít thở đúng cách cũng là cách đơn giản để giảm các cơn đau. Khi hít thở sâu có thể sẽ kích thích quá trình co thắt của dạ dày, giảm thiểu các chất axit dư thừa có trong dạ dày. 

Bạn ngồi với tư thế thoải mái, hai tay đặt ở bụng, sau đó từ từ hít một hơi thật sâu bằng mũi, tiếp tục giữ khí trong bụng từ 3 - 5 giây, sau đó từ từ thở chậm ra bằng đường miệng. Nên lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày với thời lượng khoảng 13 - 15 phút mỗi lần.

Nếu đã thử các mẹo giảm đau dạ dày tại nhà nhưng không hiệu quả, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa - Dạ dày để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời. 

Cách giảm đau dạ dày tại nhà
Áp dụng những phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà có thể mang lại hiệu quả tạm thời - Ảnh: verywell

Đau dạ dày nên kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng với người bệnh đau dạ dày. Chế độ ăn uống kết hợp với quá trình đi khám chữa bệnh dạ dày đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao.

Trước tiên, cần duy trì giờ ăn ổn định, chia thành nhiều bữa nhỏ, không để dạ dày quá no hoặc quá đói, không ăn quá nhanh, không ăn tối quá no và muộn... Đồng thời, người bệnh đau dạ dày cần tránh các thức ăn sau trong bữa ăn hàng ngày:

  • Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như: chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt...
  • Các loại nước trái cây có axit, nước có gas.
  • Các loại gia vị có tính kích thích: như hành, tỏi, ớt, tiêu.
  • Đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
  • Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng: như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn, cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.
  • Cũng cần tránh thực phẩm để quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng, phải để trở về nhiệt độ 25 - 30°C.
  • Bệnh đau dạ dày cần kiêng đồ thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ (thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng...).
  • Hạn chế ăn các loại nấm, dưa cà muối chua và măng vì rất gây hại dạ dày.
  • Không uống cà phê, trà đặc và rượu bia vì đều có chứa chất gây kích thích hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày khiến dạ dày tổn thương nặng thêm.

Đau dạ dày cần đi khám chuyên khoa Tiêu hóa

Khi xuất hiện cơn đau dạ dày, người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp đau tạm thời, sau đó nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tránh giữ bệnh lâu ngày, tình trạng viêm, loét nặng điều trị sẽ khó khăn và lâu dài hơn. 

Một số địa chỉ khám chữa đau dạ dày ở Hà Nội và TP.HCM người bệnh có thể tham khảo như:

Tại Hà Nội

1. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

  • Địa chỉ: số 52 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là bệnh viện nổi tiếng về thăm khám và điều trị các bệnh dạ dày, đại tràng. Bệnh viện Bảo Sơn là một trong những cơ sở y tế tư nhân hàng đầu về Tiêu hóa tại Hà Nội.

Người bệnh sẽ được đăng ký khám với GS.TS Hà Văn Quyết - Chuyên gia Tiêu hóa đầu ngành, bác sĩ nổi tiếng:

  • Bác sĩ Ngoại – Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Ổ bụng & Hậu môn trực tràng
  • 35 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Tiêu hóa, dạ dày, đại tràng
  • Nguyên là Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyên là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên là Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên Tổng thư ký Hội Ngoại khoa Việt Nam

Bệnh viện có hệ thống phòng ốc khang trang, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ như hệ thống nội soi tiêu hóa của Hãng Olympus - Nhật, máy xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày qua hơi thở, hệ thống thiết bị mổ nội soi tiêu hóa hiện đại...

Nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Bảo Sơn
Nội soi dạ dày tại Bệnh viện Bảo Sơn - Ảnh: BV Bảo Sơn

2. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 16 - 18 đường Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến Trung ương hạng đặc biệt, là một trong những bệnh viện tên tuổi được nhiều người bệnh biết đến nhất cả nước.

Bên cạnh việc khám chữa bệnh Tiêu hóa - Dạ dày thường gặp, Bệnh viện Việt Đức còn nổi tiếng về Phẫu thuật Tiêu hóa, Gan mật, đội ngũ bác sĩ ở đây đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó bằng phương pháp phẫu thuật, gây nhiều tiếng vang trong ngành Y.

Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Việt Đức trang bị các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho khám và điều trị bệnh dạ dày như: Nội soi dạ dày, máy xét nghiệm máu, máy siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT-Scan, chụp cộng hưởng từ MRI…

Tại TP.HCM

1. Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM 

Bệnh viện Chợ Rẫy là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hàng đầu tại TP.HCM. Bệnh viện trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình chẩn đoán và hỗ trợ bệnh nhân dạ dày như: nội soi, máy xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính CT scan, Cộng hưởng từ (MRI)...

2. Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

  • Địa chỉ: Số 20 - 22 đường Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 thuộc hệ thống các cơ sở của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giỏi, nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. 

Phòng khám được trang bị hệ thống nội soi tiêu hóa Olympus hiện đại có khả năng phát hiện biến đổi do ung thư ở giai đoạn sớm, nội soi có gây mê, máy siêu âm, phòng xét nghiệm vi trùng HP qua hơi thở…

Hiện tại, Phòng khám có 2 hệ thống nội soi, 3 ống soi dạ dày, 2 ống soi đại – trực tràng của hãng Olympus – V.190 có khả năng phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư. Thực hiện hầu hết các kỹ thuật nội soi chẩn đoán: nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, nội soi đại – trực tràng.

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 - Ảnh: BookingCare

3. Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115 được trang bị 04 hệ thống nội soi tiêu hóa Fujinon thế hệ mới, 01 hệ thống nội soi tiêu hóa hiệu Pentax, 01 hệ thống nội soi trực tràng ống cứng hiệu Wolf.

Ngoài ra cò có các thiết bị phụ trợ: Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla (MRI),máy CT đa lát cắt, Xquang cao tần, Xquang kĩ thuật số, hệ thống nội soi các loại, siêu âm màu...

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh đau dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo và lưu lại để sử dụng khi cần thiết. Chúc bạn mạnh khỏe. 

Xem thêm

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh dạ dày. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh đau dạ dày từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video từ xa

Tài liệu tham khảo
1. http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-nguyen-nhan-khien-ban-bi-dau-da-day-1104
2. https://suckhoedoisong.vn/ban-biet-gi-ve-benh-dau-da-day-n104202.html
3. https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-da-day-n72331.html
4. https://www.dieutri.vn/tieuhoa/viem-da-day
5. https://suckhoedoisong.vn/mach-ban-meo-hay-giup-giam-con-dau-da-day-n172801.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/