Khám tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương có tốt không?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 10/10/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Khám tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương có tốt không?
Bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Ảnh: BookingCare)

Trong nhiều năm qua, các phương pháp châm cứu của Việt Nam đã không ngừng phát triển và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho bạn bè quốc tế. Ngày nay dù cuộc sống ngày càng hiện đại, châm cứu vẫn khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Với bề dày truyền thống cùng những thành tựu nổi bật trong điều trị, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã trở thành cơ sở y tế có uy tín lớn trong nước và được nhiều người bệnh tin tưởng, đánh giá cao. 

Khám tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương có tốt không?

Dưới đây là một vài điểm nổi bật về Bệnh viện Châm cứu Trung ương, người bệnh  có thể tham khảo, dựa trên đó để cân nhắc và trả lời cho câu hỏi trên:

1. Kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại

Một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu của Bệnh viện Châm cứu Trung ương là khả năng kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám, chữa bệnh.

Bệnh viện đã áp dụng những tiến bộ khoa học để đem đến hiệu quả cao trong chẩn đoán với các trang thiết bị thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm như: X-Quang, Siêu âm, Chụp cộng hưởng từ, Đo mật độ loãng xương…. Hỗ trợ trong điều trị: Máy điện châm, Máy điều trị sóng xung kích, Máy kéo giãn cột sống... 

2. Áp dụng các kỹ thuật châm cứu chuyên sâu 

Bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc các phương pháp châm cứu truyền thống, bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới mang thương hiệu “Châm cứu Việt Nam” như: Kỹ thuật châm cứu xuyên kinh, kỹ thuật châm xuyên huyệt, điện châm, thủy châm, từ châm… 

Bệnh viện có khả năng điều trị các chứng bệnh khó như: Liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt mặt, câm điếc thứ phát, đau do ung thư, hỗ trợ cai nghiện ma túy…

Đặc biệt, bệnh viện đã thành công trong thực hiện phẫu thuật bằng châm tê. Phương pháp này giúp giảm lượng thuốc gây tác dụng phụ tới cơ thể mà còn giúp bệnh nhân sớm hồi phục và hạn chế những biến chứng không mong muốn trong mổ bướu cổ, mổ u xơ tử cung, u nang buồng trứng, cắt dạ dày, cắt túi mật, sỏi thận…

3. Luôn hướng đến sự hài lòng của người bệnh

Với phương châm hết lòng vì người bệnh, Bệnh viện luôn nỗ lực đem tới những điều kiện vật chất cũng như tinh thần tốt nhất để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng tại đây:

  • Hệ thống 20 khoa lâm sàng, 03 khoa cận lâm sàng, 05 phòng chức năng và 03 trung tâm trực thuộc giúp Bệnh viện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho mọi lứa tuổi từ các bậc cao niên đến trẻ nhỏ.
  • Ngay cả những người bận rộn nhất cũng có thể tìm đến với phương pháp châm cứu nhờ sự ra đời của mô hình điều trị nhanh trong ngày tại bệnh viện.
  • Đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên của bệnh viện luôn giữ thái độ ân cần, hòa nhã, tận tình khi giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Bàn hướng dẫn người bệnh - Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Ảnh: BookingCare)

Bệnh viện Châm cứu Trung ương ở đâu? Bản đồ Bệnh viện?

Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Lưu ý:Để thuận tiện trong quá trình khám chữa bệnh, người bệnh nên đi vào cổng của Khoa Khám Bệnh, cách cổng chính Bệnh viện khoảng 30m. 

  • Với người bệnh đi xe máy có thể gửi xe tại trước cổng Khoa Khám Bệnh
  • Với người bệnh đi xe ô tô thì có thể gửi xe trong sân qua cổng chính của Bệnh viện, bệnh nhân và người nhà có thể hỏi bảo vệ để được chỉ dẫn cụ thể về vị trí đỗ, gửi xe.

Dưới đây là bản đồ Bệnh viện Châm cứu Trung ương mà người bệnh có thể tham khảo trước khi đến:

Vị trí vào Khoa khám chữa bệnh - Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Ảnh: BookingCare)

Các tuyến xe Bus qua Bệnh viện

Nếu bệnh nhân và người nhà ở tỉnh khác đến thì nên đón xe đến bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Mỹ Đình vì việc đi lại sẽ thuận tiện hơn.

  • Từ bến xe Giáp Bát (5 km): Từ bến xe Giáp Bát, đón xe bus tuyến 21A, qua 9 điểm dừng, đến điểm số 290 Tây Sơn thì xuống đi bộ khoảng 600m. 
  • Từ bến xe Mỹ Đình (7,1 km): Từ bến xe Mỹ Đình, đón xe bus tuyến 84, qua 13 điểm dừng, đến điểm số 119 Yên Lãng thì xuống đi bộ khoảng 750m. 
  • Từ bến xe Yên Nghĩa (11 km): Từ bến xe Yên Nghĩa, đón xe bus tuyến 21A, qua 20 điểm dừng, đến điểm Đại học Thủy lợi thì xuống đi bộ khoảng 800m. 

Lịch khám tại Bệnh viện? Giá khám bệnh?

Người bệnh có thể đăng kí khám tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương vào các ngày trong tuần (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ) vào giờ hành chính, cụ thể:

  • Thời gian buổi sáng: 8h00 đến 11h30
  • Thời gian buổi chiều: 14h00 đến 16h30

Hiện tại ở Bệnh viện, giá khám bệnh khi người bệnh chọn khám thường là 39.000, khám chuyên gia là 200.000. 

Bệnh viện Châm cứu Trung ương nhận khám và điều trị gì?

Bệnh viện khám và điều trị cho bệnh nhân trong nước và nước ngoài với thế mạnh sử dụng phương pháp điều trị châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp...

Ngoài việc sử dụng các phương pháp y học cổ truyền, bệnh viện còn có các trang thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh ngoại khoa, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Khám và điều trị bệnh thuộc các chuyên khoa

  • Nội khoa (các bệnh nội khoa, huyết áp, tiểu đường)
  • Ngoại khoa (phẫu thuật bướu tuyến giáp, phẫu thuật u lành, phẫu thuật…)
  • Nhi (điều trị tự kỷ, bại não, chứng liệt cho trẻ em)
  • Răng Hàm Mặt (hàn răng, lấy cao răng, điều trị viêm tủy răng…)
  • Tai Mũi Họng (Viêm mũi họng, amidal, VA…)
  • Mắt (đo khúc xạ, thử kính, chích chắp lẹo, nặn bờ mi, đo thị lực, nhãn áp)
  • Da liễu (viêm da, các bệnh về da…)
  • Phụ sản (khám thai, điều trị các bệnh phụ khoa…)
  • Truyền nhiễm (sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác)

Quy trình khám chữa bệnh

Chuẩn bị trước khi đến viện

  • Người bệnh nên mang theo toàn bộ các kết quả đã khám trong vòng 6 tháng (nếu có).
  • Nên có người nhà đi cùng trong trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ, người già hoặc người bệnh có sức khỏe yếu.
  • Để quá trình thăm khám được hiệu quả, người bệnh nên chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe và nên ghi chép lại (nếu được).

Khi đến viện

Bước 1: Đăng kí khám và nộp phí khám

  • Bệnh nhân di chuyển đến Bàn tiếp đón tại tầng 1 nhà 1A – Khoa khám bệnh.
  • Xuất trình các giấy tờ tùy thân như: CMT, thẻ BHYT (nếu đăng ký khám BHYT ban đầu tại Bệnh viện),giấy chuyển tuyến, hẹn tái khám (nếu có).
  • Nộp phí khám và nhận số khám tại các ô phù hợp:
    • Số 1: Khám BHYT ban đầu
    • Số 2: Khám không BHYT
    • Số 3: Khám BHYT

Bước 2: Khám lâm sàng

  • Bệnh nhân di chuyển đến phòng khám tương ứng và thực hiện khám lâm sàng.
  • Nhận kết luận ban đầu từ bác sĩ và chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu nếu có.
Bệnh nhân chờ khám với chuyên gia cao cấp (Ảnh: BookingCare)

Bước 3: Khám cận lâm sàng

Người bệnh nộp phí cận lâm sàng sau đó di chuyển đến các phòng thực hiện chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu.

Bước 4: Nhận kết quả và mua thuốc hoặc làm hồ sơ bệnh án

  • Nhận kết quả xét nghiệm, chụp chiếu rồi quay về phòng khám ban đầu để được bác sĩ nhận định, tư vấn.
  • Mang giấy thanh toán tới phòng thanh toán viện phí để nhận lại thẻ BHYT.
  • Lĩnh thuốc điều trị tại phòng phát thuốc BHYT hoặc mua thuốc theo đơn tại nhà thuốc Bệnh viện.
  • Nếu có chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện thì được hướng dẫn đóng số bệnh án tại phòng đón tiếp bệnh nhân và được đoàn thanh niên dẫn vào khoa phòng điều trị.

Khi về nhà

  • Người bệnh cần tuân theo tư vấn điều trị từ bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và tái khám theo đúng lịch đã hẹn trước (nếu có).
  • Nếu có thắc mắc về diễn biến bệnh tình khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể liên lạc với bệnh viện để nhận tư vấn và tái khám nếu cần thiết.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp người bệnh có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh viện, đồng thời có thể trải nghiệm một buổi đi khám thuận tiện và hiệu quả như mong muốn.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là lịch khám bác sĩ chuyên khoa châm cứu tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Người bệnh có thể đặt khám trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả

Tài liệu tham khảo
1. https://chamcuuvietnam.vn/quy-trinh-kham-chua-benh/
2. Fanpage: Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/