Khám và điều trị rò hậu môn ở đâu tốt

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 19/08/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Tổng hợp những thông tin liên quan tới bệnh rò hậu môn: triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị phòng ngừa và khám ở đâu tốt.

Rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ. (Ảnh minh họa Pixabay)
Rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ. (Ảnh minh họa Pixabay)

Bệnh rò hậu môn là gì

Bệnh rò hậu môn là bệnh gây ra do nhiễm trùng ở tuyến hậu môn và phá miệng ra vùng da cạnh hậu môn. Rò hậu môn là bệnh hay gặp ở tuổi từ 20 - 40 tuổi, gây nhiều phiền phức, dễ tái phát và có thể có biến chứng nguy hiểm.

Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ

Rò hậu môn là hậu quả nhiễm khuẩn khu trú tái diễn ở các tuyến hậu môn, tạo thành ổ áp-xe cạnh lỗ hậu môn rồi vỡ vào trong lòng ống hậu môn (gây rò). Rò hậu môn và áp-xe là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý, khi áp-xe không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn đến rò hậu môn.

Nguyên nhân 

Nguyên nhân chính gây ra rò hậu môn là do nhiễm khuẩn đường ống tiêu hóa mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli, chiếm trên 90% các vi khuẩn phân lập được từ xét nghiệm mủ đường rò.

Ngoài ra, còn do vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (P. Aerruginosa),vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus),liên cầu (Streptococcus),vi nấm và đặc biệt nhất là vi khuẩn lao (Mycobacterium) là những loại vi khuẩn thường gặp gây áp-xe gây rò hậu môn.

Bên cạnh đó, rò hậu môn còn liên quan đến một số nguyên nhân khác như: rò bẩm sinh, ung thư bạch huyết, ung thư vùng hậu môn, trực tràng, sau chấn thương do đụng đập vùng tầng sinh môn - trực tràng, do phẫu thuật tiền liệt tuyến (nam giới),cắt tầng sinh môn lúc sinh đẻ (nữ giới),mổ trĩ hoặc do chiếu xạ vùng chậu…

Triệu chứng 

  • Triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện sớm của rò hậu môn là đau. Lúc này người bệnh sẽ sờ thấy một khối căng ở rìa hậu môn, kèm theo có sốt
  • Người bệnh có cảm giác tức rất khó chịu, ngứa, không thể đi nhanh, ngồi lâu và ngồi thẳng được. Người bệnh thường ngồi nghiêng về phía không đau
  • Trường hợp đã bị rò hậu môn thì cơn đau thường ngắt quãng, đặc biệt có mủ chảy ra ở một lỗ ở tầng sinh môn
  • Trường hợp có rò hậu môn mà mủ không chảy ra được thì cơn đau càng tăng lên, nhưng khi mủ chảy ra được thì sốt giảm và cơn đau cũng giảm và thưa dần.

Chẩn đoán 

Ngoài việc khám lâm sàng, để biết chính xác nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rò hậu môn là gì các bác sĩ sẽ tiền hành thực hiện:

  • Nội soi hậu môn - trực tràng
  • Chụp Xquang đường rò có cản quang tan trong nước ở tư thế nghiêng
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng tầng sinh môn giúp xác định rõ đường rò
  • Siêu âm hậu môn để có đánh giá về sự phát triển của ổ áp xe
  • Trường hợp nghi rò hậu môn do lao có thế thực hiện xét nghiệm xác định vi khuẩn lao.

Biến chứng 

Rò hậu môn nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây ra biến chứng đứt cơ thắt. Đây là biến chứng đáng sợ nhất vì việc phục hồi cơ thắt rất khó khắn cho nên sẽ gây đi ngoài không tự chủ.

Trong điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật nếu chảy máu sau mổ, nhất là chảy máu từ búi trĩ trên người có sẵn bệnh trĩ cũng rất đáng lo ngại. Phẫu thuật rò hậu môn cũng có thể gây hẹp hậu môn.

Một biến chứng đáng sợ khác của rò hậu môn là ung thư. Khi viêm hậu môn trong thời gian dài làm cho mủ và phân thải ra từ đường rò, từ đó kích thích tế bào tăng sinh, gây bệnh mãn tính, thêm vào đó là vi khuẩn tồn tại trong đường rò quá lâu, đặc biệt là trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn lao hoặc sử dụng thuốc bôi ngoài cục bộ, kích thích thường xuyên có thể gây biến chứng ung thư.

Rò hậu môn trong thời gian dài không điều trị kịp thời có nguy cơ chuyển thành ung thư (Ảnh minh họa pexels.com)

Điều trị và phòng ngừa 

Điều trị

Điều trị rò hậu môn còn phụ thuộc vào từng trạng thái, thể trạng của người bệnh (viêm, áp xe hay đã rò hậu môn). Các phương pháp chính trong điều trị rò hậu môn bao gồm:

  • Cắt đường rò: Một thủ thuật liên quan đến việc cắt mở toàn bộ chiều dài của lỗ rò để nó lành thành một vết sẹo phẳng
  • Thủ thuật seton: Bác sĩ sẽ đặt seton trong đường rò và để lại trong đó vài tuần để giúp nó lành lại trước khi tiến hành thủ tục điều trị tiếp theo
  • Các kỹ thuật khác: Phương pháp này bao gồm lấp đầy lỗ rò với keo đặc biệt, khóa vết rò bằng một phích đặc biệt hoặc bao phủ nó bằng một vạt mô

Quá trình làm thủ thuật cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa hậu môn - trực tràng đã có nhiều năm kinh nghiệm tại một cơ sở uy tín.

Sau phẫu thuật người bệnh cần uống thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng trong khoảng một tuần. Nếu cảm thấy đau bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Người bệnh cũng nên mặc quần rộng, thoáng mát để vết thương nhanh lành.

Chế độ sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa rò hậu môn

Rò hậu môn hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta có một lối sống khoa học, lành mạnh:

  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có nhiều trong rau xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho đường ruột giúp đường ruột khỏe hơn cũng như làm mềm phân, phòng tránh táo bón
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ rất có lợi cho sức khỏe và quá trình tiêu hóa, phòng tránh rò hậu môn hiệu quả
  • Thói quen vệ sinh sạch sẽ: Khi đi vệ sinh không nên lau vùng hậu môn quá mạnh dễ làm trầy xước da, hạn chế sử dụng giấy vệ sinh có mùi hương quá mạnh
  • Ngâm nước ấm: Hàng ngày nên vệ sinh, ngâm trong nước ấm vùng hậu môn vừa phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hậu môn mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Khám và điều trị rò hậu môn ở đâu tốt

Bệnh rò hậu môn cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi thấy xuất hiện những cơn đau vùng hậu môn, đặc biệt là thấy xuất hiện mủ người bệnh cần nhanh chóng đi khám ngay tại các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tiêu hóa hay hậu môn trực tràng.

Người bệnh sinh sống, làm việc tại Hà Nội có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, phòng khám như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 103, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Bảo Sơn 2,...

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/phong-benh-ro-hau-mon-n23723.html
2. http://www.nhs.uk/Conditions/Anal-fistula/Pages/Introduction.aspx
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/