Mềm sụn thanh quản là gì, đi khám ở đâu

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 24/03/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Mềm sụn thanh quản là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiếng rít ở trẻ sơ sinh, và cũng là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất tại vùng thanh quản, chiếm tỷ lệ 60%-70%.

Mềm sụn thanh quản là gì, đi khám ở đâu

Mềm sụn thanh quản là gì

Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh khiến cho vùng thượng thanh môn sẽ bị hẹp lại trong thì hít vào, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn đường hô hấp trên từng cơn và tiếng rít thanh quản.

Mềm sụn thanh quản là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiếng rít ở trẻ sơ sinh, và cũng là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất tại vùng thanh quản, chiếm tỷ lệ 60%-70%.

Nguyên nhân

Tình trạng mềm sụn thanh quản xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại trong thì hít vào. Nguyên nhân chính xác hiện tại vẫn chưa rõ, có thể có nhiều cơ chế phối hợp với nhau, sau đây là những giả thuyết phổ biến nhất:

  • Do bất thường cấu trúc cơ thể học: có thể do nếp phễu-thanh thiệt ngắn và nắp thanh thiệt hình omega góp phần làm cho vùng thượng thanh môn bị hẹp lại.
  • Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn khí khu vực này thấp hơn so với mức cần thiết (do vậy dễ bị xẹp).
  • Một số tác giả cho rằng trong bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản (GERD),hiện tượng viêm và phù nề niêm mạc sẽ gây hẹp đường dẫn khí vùng thượng thanh môn, làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn và dẫn đến mềm sụn thanh quản.

Phân loại

Mức độ nặng của bệnh không tương quan với tần suất hoặc cường độ của tiếng rít (thanh quản),nhưng sẽ tương quan với các triệu chứng kèm theo. Hiện nay có nhiều hệ thống phân loại trên thế giới, nhưng đáng tiếc là không có hệ thống phân loại nào tỏ ra vượt trội và được dùng rộng rãi.

Tuy nhiên, có thể phân loại mềm sụn thanh quản trên lâm sàng như sau:

  • Mức độ nhẹ: nghe được tiếng rít và qua nội soi phát hiện được các tính chất của mềm sụn thanh quản, nhưng bệnh nhân không có suy hô hấp đi kèm và không có bằng chứng chậm tăng trưởng.
  • Mức độ trung bình: có tiếng rít, tăng co kéo cơ hô hấp phụ, khó cho bú (ăn),và bệnh nhân có sụt cân hoặc tăng cân không đủ.
  • Mức độ nặng: có khó thở nặng và tắc nghẽn đường dẫn khí, không tăng trưởng, khó nuốt, giảm oxy máu hoặc tăng nồng độ CO2 máu, có tình trạng tăng áp phổi, bệnh tâm-phế mạn, ngưng thở khi ngủ, biến dạng lồng ngực nặng (vùng ức lõm),và chậm phát triển hệ thần kinh-vận động.

Các triệu chứng thường gặp

  • Khởi phát trong vòng 2 tuần sau sinh

Thông thường, tiếng rít (thanh quản) và tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí không xuất hiện ngay sau sinh. Điều này giúp phân biệt mềm sụn thanh quản với các bệnh lý khác có tắc nghẽn đường dẫn khí ngay sau sinh, ví dụ. liệt dây thanh, hẹp hạ- thanh-môn bẩm

  • Tiếng rít thanh quản:
  • Xảy ra từng cơn.
  • Tăng lên khi bé khóc, khi hoạt động, nằm ngửa, hoặc bú (ăn).
  • Tiếng rít trở nên rõ trong vòng 2 tuần sau sinh, có thể tăng (cường độ) trong vòng 6-8 tháng. Thường tự khỏi trong vòng 2 năm.
  • Đối với những trường hợp giảm trương lực thanh quản (ví dụ. bại não): tiếng rít có thể kéo dài hơn và khó tự khỏi.
  • Dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp:
  • Phập phồng cánh mũi.
  • Co kéo cơ hô hấp phụ.
  • Thở bụng.
  • Lõm vùng ức.
  • Thường bệnh nhân vẫn cảm thấy thoải mái (trừ khi có suy hô hấp),độ bão hòa oxy thường trong mức bình thường.
  • Hiếm khi gặp tình trạng xanh tím (cyanosis).
  • Có một trong các yếu tố nguy cơ sau:
  • GERD (trào ngược dạ dày-thực quản).
  • Rối loạn hệ thần kinh: nhược cơ toàn thể/khu trú, Bại não.
  • Bất thường cấu trúc thanh quản.
  • Nam giới.
  • Các hội chứng di truyền bẩm sinh:
  • Hội chứng down
  • Bệnh tim bẩm
  • Tự khỏi/Tự giảm triệu chứng trong vòng 2 năm (tuổi).
  • Tiếng khóc bình thường

Các triệu chứng khác

  • Khó bú/ăn.
  • Bé bú chậm và tiếng rít to hơn lúc bú.
  • Tiền căn: thường sặc trong lúc bú.
  • Sụt cân hoặc tăng cân không đủ.
  • Giảm trương lực cơ.

Nội soi thanh quản ống mềm

  • Chỉ định: mọi trường hợp nghi ngờ mềm sụn thanh quản.
  • Có thể có các đặc điểm sau:
  • Nắp thanh thiệt dài hoặc sụp xuống che lấp vùng thanh môn khi hít vào (12%).
  • Nẹp phễu-thanh thiệt ngắn (15%) kèm theo phần sau nắp thanh thiệt bị gập góc (làm nắp thanh thiệt có dạng cong hình chữ omega).
  • Sụn phễu có vẻ dài do niêm mạc thừa (ở góc ngoài nắp thanh thiệt) sẽ phủ lên vùng thanh môn (khi hít vào).

 Biến chứng

  • Tắc nghẽn đường dẫn khí nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
  • Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng-thanh-môn, mở khí quản.
  • Trẻ chậm tăng cân.
  • Viêm phổi do hít.
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/