Người bệnh Tiểu đường nên ăn uống thế nào trong dịp Tết

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 07/02/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Những ngày lễ Tết, cuộc sống người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) bị đảo lộn rất nhiều so với ngày thường.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Người bệnh Tiểu đường nên ăn uống thế nào trong dịp Tết
Cẩm nang cho một Tết Mậu Tuất an toàn, vui vẻ

Mỗi năm là một mùa hoa nở, mỗi năm là một mùa bội thu. Cuộc sống như cái cây đang lớn. Đó là lời tôi dành tặng bạn trong năm mới này.

Năm cũ sắp qua, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đón năm mới chưa? Bạn còn đang băn khoăn, lo lắng chuyện gì không? Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, thật sự chẳng có nỗi lo nào là giống nỗi lo nào. Dù biết rằng lễ Tết là phải “vui chơi hết mình” nhưng sức khỏe vẫn là quan trọng, chúng ta nên biết cân bằng mọi thứ để có thể “sống vui - sống khỏe”, “Tết khỏe mạnh - Tết trọn niềm vui”.

Những ngày lễ Tết, cuộc sống người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) bị đảo lộn rất nhiều so với ngày thường: ăn, ngủ không đúng giờ, ăn vặt do phải tiếp khách liên tục, quên uống thuốc, thậm chí có thể hết thuốc mà chưa kịp mua, uống bia rượu, cà phê, thuốc lá... Người bệnh còn phải ăn nhiều hơn ngày bình thường, mà hầu hết các món ăn phổ biến dịp Tết đều chứa rất nhiều tinh bột, chất béo. Vậy phải làm sao để bệnh tiểu đường không nặng thêm?

Nội dung dưới đây gồm 2 phần chính:

  1. Người bị tiểu đường nên ăn uống thế nào trong dịp Tết
  2. Mẹo "ăn nhậu" thông minh 

1. Người bị Tiểu đường nên ăn uống thế nào trong dịp Tết

Thực đơn lý tưởng trong những ngày Tết cho người bệnh tiểu đường là những loại thức ăn có chỉ số đường huyết (GI) thấp để sau khi ăn, đường huyết của người bệnh không bị tăng đột ngột.

Với bệnh nhân tiểu đường, để vừa tận hưởng trọn vẹn niềm vui quây quần bên bàn tiệc ngày xuân mà vẫn đảm bảo chỉ số đường huyết ở mức an toàn là điều không dễ dàng. Trong việc ăn uống, không ai có thể kiêng khem quá mức, đặc biệt là trong dịp Tết. Nhưng bạn có thể giảm bớt lượng đường nạp vào theo nhiều cách, cụ thể như:

Nhóm tinh bột - bánh chưng, bánh tét, xôi, cơm trắng

  • Nếu có thể kiêng được, thay vì ăn bánh chưng, xôi… bạn có thể ăn mì, bún, bánh đa.
  • Nếu không kiêng được, nên chọn loại bánh cỡ nhỏ, nhân ít thịt mỡ.

Nhóm đạm – thịt, chất béo, lòng dồi

  • Không ăn nội tạng động vật như lòng lợn, lòng ngan lòng gà...
  • Nên hầm xương cục cho các món canh hầm, hạn chế ăn thịt đông, thịt kho tàu, giò thủ vì chứa nhiều mỡ, chuyển qua giò nạc, giò bò.
  • Có thể ăn các loại nem rán, nhưng tăng lượng rau củ và giảm lượng miến, thịt để hạn chế tinh bột và chất béo.

Nhóm rau củ quả

  • Nên ăn nhiều loại rau xanh như bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây. Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang.
  • Hoa quả thì nên lựa chọn bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…

Nhóm đồ uống, đồ ăn vặt

  • Ăn, uống ít cà phê, kẹo, socola, các loại mứt, hạt dưa, hạt bí…
  • Nên chuyển qua bánh mặn và bánh kẹo dành riêng cho người đái tháo đường.
  • Nên uống rượu vang đỏ, tối đa 200ml/ngày. Bia thì mỗi ngày uống không quá 1 lon. Nước ngọt thì uống loại dành cho người ăn kiêng hoặc uống trà xanh vừa mát vừa tốt cho người tiểu đường.

Ngoài ra, để duy trì đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường: ăn đúng bữa, luyện tập nhẹ nhàng và nhớ uống thuốc. Đồng thời, để có những ngày Tết vui vẻ, an toàn, kết hợp với việc dùng thuốc Tây, người bệnh nên sử dụng đều đặn hạnh nhân, quả la hán… để hạ và ổn định đường huyết, giảm cholesterol, trigricerid, ngăn ngừa biến chứng do lượng đường hấp thu vào máu bị “ngăn lại” tới 6 - 7 phần.

2. “Ăn nhậu” thông minh

Có lẽ đây là tình trạng không chỉ của riêng ai, bạn sẽ phải tham gia rất nhiều "bữa ăn nhậu". Việc này là không thể tránh được, nhưng hãy ghi nhớ một số mẹo nhỏ để mỗi bữa ăn của chúng ta vừa vui vẻ mà vẫn an toàn.

Nên vận động nhẹ trước khi ăn uống

Hoạt động thể dục làm giảm lượng đường trong máu, khiến cho cơ thể tăng đốt cháy calori trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Mặt khác, vận động trước ăn phần nào giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn do lưu lượng máu chuyển sự tập trung sang các phần cơ thể khác khiến cho ống tiêu hóa giảm nhu động.

Ăn nhẹ trước khi “ăn nhậu”

Một bữa ăn nhẹ trước khi bữa chính khoảng 1-2 giờ sẽ làm giảm cảm giác đói khi ngồi vào bàn tiệc. Nhờ đó có thể kiểm soát tốt hơn khẩu phần ăn của mình.

Chọn đồ uống phù hợp

Chọn nước lọc hay trà, cà phê không đường, nước uống có gas dành cho người giảm cân. Các thức uống khác như nước ngọt, trà đóng gói, nước ép trái cây, rượu đều có lượng đường nhất định.

Thức uống có cồn không uống quá 2 đơn vị mỗi ngày. Một đơn vị khoảng một cốc (150ml) rượu nhẹ như vang, rượu trái cây hay một cốc nhỏ (50ml) rượu mạnh hoặc một ly bia (350ml, nên chọn loại bia nhẹ). Các rượu mạnh không chứa cacbohydrate nên có thể ưu tiên lựa chọn. Tránh uống các thức uống pha như cocktail chẳng hạn.

Gia vị chấm có giấm

Các loại nước chấm pha giấm sẽ giúp điều hòa lượng đường huyết. Uống một muỗng canh giấm pha loãng sau mỗi bữa ăn được chứng minh có tác dụng giúp hạ đường huyết và điều chỉnh một số bệnh lý về chuyển hóa.

Lưu ý người mắc bệnh viêm loét dạ dày, ruột nên ăn các món có giấm sau khi đã ăn lót dạ bằng món khác.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh tiểu đường. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/cam-nang-an-tiec-ngay-tet-cho-benh-nhan-tieu-duong-3148760.html
2. http://suckhoedoisong.vn/thuc-don-ngay-tet-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-n92258.html
3. https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/bua-an-ngay-tet-voi-nguoi-benh-tieu-duong-3354026.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/