7 điều cần biết về vi khuẩn H. pylori

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/08/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Vi khuẩn H.pylori có nguy hiểm không? H.pylori lây qua đường nào, dấu hiệu nhận biết vi khuẩn HP ra sao? là những câu hỏi chính được giải đáp trong nội dung sau đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Vi trùng P. pylori xuất hiện ở hơn 70% dân số thế giới
Vi trùng P. pylori xuất hiện ở hơn 70% dân số thế giới - Ảnh: pexels

Nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về vi khuẩn Helicobacter pylori, BookingCare xin tổng hợp lại 7 câu hỏi được quan tâm nhất về loại vi trùng này, người đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây.

1. Vi khuẩn HP (H. pylori) là gì

Vi khuẩn H. pylori hay còn gọi là HP trong dạ dày có tên đây đủ là Helicobacter pylori. Vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào cơ thể qua miệng và vào hệ thống tiêu hóa.

Thông thường, các loại vi khuẩn khó tồn tại được trong dạ dày, bởi các chất dịch và axit mạnh. Tuy nhiên, H. pylori có khả năng thích nghi và tự tạo ra một vùng có độ axit thấp. Chúng sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh catalase, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

2. H. pylori lây nhiễm qua đường nào

Con đường lây nhiễm chủ yếu là từ người sang người, thông qua việc tiếp xúc với nước bọt hoặc phân có chứa mầm bệnh. Nước không được xử lý cũng là một trong số các con đường lây nhiễm H. pylori.

3. Ai dễ nhiễm khuẩn H. pylori

Vi trùng H. pylori lây lan từ người này sang người khác qua nước bọt, chất ói, phân. Lây truyền thường qua nước uống, các dụng cụ ăn uống, chén dĩa, đũa muỗng, ăn rau sống…

Các nhà khoa học nhận thấy người sống trong các điều kiện sau dễ bị nhiễm vi trùng H. pylori:

  • Sống trong gia đình có người bị nhiễm
  • Sống trong nhà đông người
  • Nơi không có nguồn nước sạch
  • Nơi vệ sinh kém

4. Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn H. pylori

Người bệnh nhiễm Hp không phải ai cũng có biểu hiện cụ thể. Nếu có, các dấu hiệu hay triệu chứng có thể xảy ra khi nhiễm H. pylori, bao gồm:

  • Cơn đau nhức hoặc nóng trong bụng
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Thường xuyên ợ hơi
  • Đầy hơi
  • Giảm trọng lượng...

Khi những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, người bệnh cần đi khám Tiêu hóa và điều trị sớm. Nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa. 

5. Nhiễm khuẩn H. pylori có nguy hiểm không

Tại Việt Nam và Trung Quốc tỉ lệ nhiễm vi trùng H. pylori lên đến 75%. Vi trùng H. pylori là tác nhân gây ra các bệnh lý dạ dày ở người, thường gặp nhất là viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Tuy nhiên không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng có biến chứng.

Khoảng 80% số người bị nhiễm vi trùng H. pylori trong dạ dày không có triệu chứng hoặc biến chứng, khoảng 10 - 15% sẽ có loét dạ dày tá tràng và chỉ 1 - 3% sẽ xuất hiện ung thư dạ dày sau quá trình viêm nhiễm do H. pylori gây ra trong hơn chục năm ở dạ dày.

Một số bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn H. pylori:

  • Viêm dạ dày cấp tính
  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Loét dạ dày, tá tràng
  • Lymphoma loại MALT ở dạ dày
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
  • Chứng rối loạn tiêu hóa không loét
  • Tác nhân liên quan chủ yếu với ung thư dạ dày ở người

6. Có điều trị nhiễm vi khuẩn H. pylori được không

Vi khuẩn H. pylori sống trong lớp chất nhày ở niêm mạc dạ dày và phóng thích độc tố gây viêm niêm mạc dạ dày, chính lớp chất nhày này là hàng rào bảo vệ cho vi trùng. Hiện tại không có vắc xin chủng ngừa.

Việc điều trị diệt vi trùng có khó khăn, thường phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc để điều trị. Nhiều loại kháng sinh dùng điều trị diệt vi trùng H. pylori đã bị đề kháng.

  • Các loại thuốc để loại trừ H. pylori: thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm H. pylori
  • Các loại thuốc để làm giảm axit trong dạ dày: thuốc giảm axit có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng và giảm đau
  • Thử nghiệm H. pylori sau khi điều trị: theo dõi hơi thở hoặc thử nghiệm phân có thể xác nhận vi khuẩn H. pylori không còn hiện diện trong cơ thể và điều trị đã thành công

7. Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn H. pylori ở đâu tốt 

Các loại xét nghiệm hiện nay dùng để chẩn đoán vi khuẩn H. pylori như: 

  • Nội soi dạ dày xét nghiệm Helicobacter Pylori dạ dày
  • Test thở tìm Helicobacter Pylori
  • Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp
  • Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Xem thêm: 6 bệnh viện, phòng khám hiện đại, uy tín chuyên xét nghiệm các bệnh lý về tiêu hóa, trong đó có xét nghiệm HP dạ dày

1. Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 5 nhà P - Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội

2. Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E

  • Địa chỉ: Số 89 đường Trần Cung - Nghĩa Tân - quận Cầu Giấy - Hà Nội

3. Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 đường La Thành - Đống Đa - Hà Nội

4. Phòng khám Đa khoa Vietlife

  • Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng - Hoàn Kiếm - Hà Nội

5. Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

  • Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 phố Đào Duy Anh - Đống Đa - Hà Nội

6. Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn

  • Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội.

Xem thêm Video

Vi khuẩn HP dạ dày

  • Thực hiện: Bệnh viện Vinmec
  • Thời lượng: 06 phút 30 giây
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa nhiễm vi khuẩn HP. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ tiêu hóa tư vấn khám chữa bệnh từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí.

Tài liệu tham khảo
1. http://www.dieutri.vn/tieuhoa/25-4-2011/s60/nhiem-helicobacter-pylori-hp.htm
2. http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20140501/hieu-dung-ve-vi-khuan-helicobacter-pylori/605239.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/