Phòng chống trầm cảm sau sinh - Đơn giản và hiệu quả

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 08/12/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề tương đối phổ biến, ảnh hưởng từ 10% đến 15% phụ nữ sau khi sinh. Biết cách phòng tránh bệnh từ sớm sẽ giúp cho sức khỏe của mẹ và bé được ổn định và phát triển tốt hơn, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.Trong nội dung dưới đây, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm các thông tin đến bạn đọc.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Phòng tránh trầm cảm sau sinh sẽ giúp mẹ và bé gắn kết hơn. (Ảnh: lactationmamas)
Phòng tránh trầm cảm sau sinh sẽ giúp mẹ và bé gắn kết hơn. (Ảnh: lactationmamas)

Cứ 7 bà mẹ sau sinh (thường là những bà mẹ mới sinh lần đầu) thì sẽ có 1 người mắc chứng trầm cảm sau sinh. Đây là một dạng trầm cảm, mà khi mắc phải, người mẹ sẽ trở nên yếu đuối về tinh thần, thể chất lẫn cảm xúc. 

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra với tất cả phụ nữ trước sinh hoặc sau khi sinh, nhưng không phải ai cũng phát hiện hay ý thức được về bệnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh - nhận biết và phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh sớm sẽ là cách tốt nhất, tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như những ảnh hưởng xấu của bệnh.

Để làm rõ thêm vấn đề này, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm trong nội dung dưới đây.

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh tồi tệ hơn nhiều so với tâm trạng trầm cảm mà nhiều người hay gặp phải. Những bà mẹ sau sinh thường gặp hội chứng "Baby blues", mệt mỏi, lo lắng và khó ngủ, tuy nhiên họ sẽ khỏe hơn trong vòng khoảng 2 tuần sau khi sinh con.

Còn với bệnh trầm cảm sau sinh, các triệu chứng sẽ kéo dài hơn 2 tuần và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh.

Có thể nhận biết bệnh sớm qua một số biểu hiện sau đây: (hoặc có thể tự kiểm tra mức độ trầm cảm sau sinh bằng cách làm bài test trầm cảm sau sinh EPDS tại đây)

  • Cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ.
  • Cảm thấy buồn bã hầu như cả ngày, không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, cảm thấy quá tải.
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Ăn ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn quá nhiều.
  • Quá mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
  • Giảm hứng thú và niềm vui trong các hoạt động trước kia từng yêu thích.
  • Khó chịu và tức giận dữ dội, mất kiểm soát.
  • Sợ rằng bản thân không phải là một người mẹ tốt.
  • Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi, không tin tưởng khả năng nuôi con.
  • Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc đưa ra quyết định.
  • Lo lắng nghiêm trọng và các cơn hoảng loạn.
  • Có ý định làm hại bản thân hoặc đứa con.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc ý muốn tự tử lặp đi lặp lại.

Để có chẩn đoán chính xác có mắc trầm cảm sau sinh không, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn khám online với bác sĩ qua Video

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Nếu không phát hiện và điều trị thì trầm cảm sau sinh sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.

  • Trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thể chất lẫn tinh thần của người mẹ. Người mẹ thường thấy mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con và của bản thân...
  • Nghiêm trọng hơn, người mẹ trở nên buồn rầu, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, hay cáu gắt vô cớ, có những xử sự kỳ quặc với đứa con mới đẻ và có thể gây tổn hại đến chính bản thân cũng như con mình.
  • Bên cạnh ảnh hưởng sức khỏe của mẹ, trầm cảm sau sinh còn ảnh hưởng rất nhiều đến em bé. Sự thiếu quan tâm từ mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và kĩ năng giao tiếp của trẻ. 
  • Ngoài ra, trầm cảnh sau sinh cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội xung quanh như quan hệ vợ chồng, quan hệ với người thân trong gia đình hay bạn bè…
  • Nặng: Người bị  trầm cảm sau sinh  có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%).  Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó.

Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

Phòng tránh trầm cảm sau sinh

Phòng tránh là cách tốt nhất để đối phó với bệnh trầm cảm sau sinh. 

1. Thời kỳ trước khi sinh

  • Với phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc có dấu hiệu của bệnh trầm cảm nên gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Nếu cần dùng thuốc chống trầm cảm, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.
  • Ngay từ khi mang thai, người phụ nữ nên được quan tâm và chăm sóc cả về dinh dưỡng và tinh thần, khám tổng quát và sàng lọc trước sinh.
  • Phụ nữ mang thai nên tự mình tham gia các hoạt động tích cực như đi bộ, vận động nhẹ, nghe nhạc, học một bộ môn nghệ thuật nào đó hoặc gặp gỡ bạn bè – người có kinh nghiệm thai kỳ… để giúp tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh từ khi mang thai. Bổ sung sắt, acid folic, vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, tránh những đồ uống gây kích thích.
  • Tham gia các lớp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh: Khoá học này sẽ cung cấp kiến thức cũng như các hướng dẫn về tâm lý của người mẹ sau sinh, cũng như cách chăm sóc em bé, người chồng sẽ hiểu và cảm thông, hỗ trợ cho vợ.
Phụ nữ trước và sau khi sinh đều nên gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. (Ảnh: nicepng)
Phụ nữ trước và sau khi sinh đều nên gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần - Ảnh: nice

Những vitamin nên bổ sung

Công dụng

Vitamin D

Vitamin D đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ thiếu vitamin D sẽ có nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn.

Vì vậy, nếu nghi ngờ bị trầm cảm sau sinh, có thể tăng lượng vitamin D. Dành nhiều thời gian hơn dưới ánh nắng mặt trời để tăng cường sản xuất vitamin trong cơ thể.

Ngoài ra, cũng có thể thử bổ sung vitamin D hoặc một số loại thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, cá béo,...

Vitamin B

Vitamin B, đặc biệt là vitamin B2, giúp giảm chứng trầm cảm sau sinh. Thiếu vitamin B có thể khiến người mẹ cảm thấy chán nản sau khi sinh. 

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cung cấp đủ vitamin B cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống (sữa, trứng, thịt, rau xanh…) hoặc các sản phẩm bổ sung vitamin B.

Axit béo Omega-3

Axit béo omega-3 là chất béo quan trọng và lành mạnh đi vào cơ thể bạn thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và đóng nhiều vai trò thiết yếu. 

Người ta nhận thấy rằng việc thiếu các chất béo này trong cơ thể có thể gây ra chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Nó không kém phần quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé. 

Thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao là hạt (chẳng hạn như hạt chia, hạt lanh),cá (như cá hồi, cá ngừ, cá mòi) và nhiều loại dầu thực vật (như dầu hạt lanh).

Kẽm và Magie

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng khác nhau của não. Các nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm có thể dẫn đến trầm cảm. 

Magie đóng một vai trò tương tự trong việc giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Probiotics

Probiotics là những vi khuẩn tốt đã có trong cơ thể. Số lượng probiotics ổn định có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Probiotics có thể đạt được thông qua một số loại thực phẩm như sữa chua, kim chi,.. hoặc bạn có thể bổ sung các sản phẩm giàu probiotic.

2. Thời kỳ sau khi sinh

  • Sau khi sinh, cách tốt nhất là đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần và kiểm tra sớm các dấu hiệu, triệu chứng của trầm cảm sau sinh. Càng phát hiện sớm, việc điều trị sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.
  • Phụ nữ sau khi sinh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp: Lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu bia.
  • Chia sẻ tâm trạng: Cảm thấy lo buồn là điều bình thường, không phải là gì đó phải xấu hổ. Đừng che giấu tình cảm của mình.
  • Các mẹ nên chủ trò chuyện với những người than của mình để nhận được sự quan tâm và chia sẻ việc chăm sóc em bé mới chào đời. Nhờ đó, mẹ sẽ không còn lo lắng không chăm sóc tốt cho con hay cảm thấy cô đơn, tủi thân.
  • Không nên quá lo lắng về việc mình có chăm con tốt hay không: Nếu vẫn lo lắng, bỡ ngỡ về cách chăm sóc em bé, mẹ đừng ngại trao đổi, chia sẻ với những người có kinh nghiệm.
  • Dành thời gian cho chính mình: Nếu bạn cảm thấy như thế giới đang đổ hết lên đầu bạn, hãy dành thời gian cho bản thân. Mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt. Hãy dành thời gian ở một mình với người bạn đời.
  • Tránh việc tự cô lập bản thân: Nói chuyện với chồng, gia đình và bạn bè của bạn về các cảm xúc của bạn. Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ. Phá vỡ sự cô lập để giúp bạn cảm thấy hoà mình trở lại với cuộc sống.

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn trầm cảm tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
https://bookingcare.vn/cam-nang/tram-cam-sau-sinh-dau-hieu-cach-dieu-tri-va-thoat-khoi-tram-cam-p564.html#muc-1
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/