Triệu chứng HIV từng giai đoạn? Lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 01/09/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nam giới có tỉ lệ mắc HIV lây qua đường tình dục cao hơn nên cần hết sức thận trọng. Nam giới có thể tư vấn HIV với bác sĩ Nam khoa từ xa để được tư vấn cách phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh HIV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến
Bệnh HIV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến - Ảnh: Pixabay

HIV/AIDS là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm hàng đầu. Việc quan hệ tình dục không an toàn dễ khiến nam giới mắc bệnh HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác như sùi mào gà, giang mai, lậu...

Các con đường lây nhiễm HIV

HIV là virus gây ra sự suy giảm miễn dịch ở nguời mắc phải. HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường chính: Đường tình dục, đường màu và lây truyền từ mẹ sang con trong thời kì mang thai.

Đường tình dục

HIV lây qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể như dịch tiết sinh dục, máu của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể của người không nhiễm HIV.

Dù quan hệ tình dục bằng hình thức nào, nếu không sử dụng các biện pháp an toàn thì đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Đặc biệt, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Một số hoạt động tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV như:

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, âm đạo hoặc quan hệ bằng miệng mà không sử dụng bao cao su
  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người, đặc biệt là những người không quen biết rõ, không nắm được tiểu sử của đối phương
  • Quan hệ tình dục có ảnh hưởng của ma túy hoặc rượu, làm giảm sự ức chế dẫn đến rủi ro trong quan hệ tình dục cao
  • Người mắc các bệnh có viêm loét như giang mai, lậu,... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác

Càng nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục ở nam giới càng cao.

HIV lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục với nhiều người làm tăng nguy cơ mắc bệnh HIV - Ảnh: Pixabay 

Đường máu

HIV rất dễ dàng lây truyền qua đường máu và các chế phẩm của máu.

  • Lây truyền qua các dụng cụ xuyên chích qua da: dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV, kim xăm trổ, kim châm cứu, lưỡi dao cạo,...
  • Dùng chung dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh chưa được tiệt khuẩn đúng cách
  • Dùng chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân có thể dính máu như bàn chải đánh răng
  • Máu của người bệnh dính trực tiếp vào vết thương hở, xây xước
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm có máu, ghép các mô, các tạng của người nhiễm HIV.

Từ mẹ sang con

  • Máu của người mẹ truyền sang con qua nhau thai
  • Nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của người mẹ xâm nhập vào trẻ qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da xây xát của trẻ khi sinh
  • HIV lây truyền qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ

HIV có lây qua nước bọt và ăn uống không?

Các dịch tiết khác từ cơ thể người bị HIV ngoại trừ dịch tiết sinh dục, sữa mẹ và máu hầu như không có khả năng lây nhiễm. Nếu dịch nước bọt đơn thuần không chứa 3 loại dịch trên thì khả năng lây nhiễm HIV là hầu như không có.

Các tiếp xúc qua đường miện thông thường như hôn má, chạm môi, sử dụng chung bát đũa, đồ ăn đồ uống được coi là tiếp xúc thông thường và hầu như không lây nhiễm.

Tuy nhiên, hành động hôn sâu và quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc dùng chung bàn chải đánh răng có nguy cơ lây nhiễm cao vì dễ tiếp xúc với máu và dịch tiết sinh dục của người bệnh.

Triệu chứng HIV từng giai đoạn

Bệnh nhân nên chú ý các triệu chứng bệnh HIV để kịp thời phát hiện và điều trị.

Giai đoạn cấp tính (Giai đoạn 1)

Giai đoạn đầu tiên của HIV hay gọi là còn gọi là giai đoạn cửa sổ, thường vào khoảng tuần thứ 2 - thứ 6 kể từ khi người bệnh tiếp xúc và lây nhiễm HIV.

Triệu chứng HIV ở giai đoạn ban đầu thường giống như bệnh cúm, bệnh nhân có biểu hiện sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, nổi hạch cổ bẹn hay nách.

Một số triệu chứng điển hình của HIV giai đoạn đầu:

  • Sốt nhiều ngày
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sút cân
  • Ra nhiều mồ hôi nhiều vào buổi tối
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Táo bón nhiều ngày
  • Viêm loét miệng, thực quản
  • Nổi ban đỏ
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng

Thông thường, các triệu chứng ở giai đoạn này không rõ ràng nên bệnh nhân thường không nhận ra. Khả năng lây nhiễm HIV sang người khác ở giai đoạn này là rất cao do số lượng virus trong máu lớn.

Giai đoạn ẩn bệnh (Giai đoạn 2)

Hầu như bệnh nhân không có biểu hiện bệnh ở giai đoạn này. Giai đoạn ẩn bệnh thường kéo dài nhiều năm. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng liên quan nhưng hầu như là không có.

Đây là giai đoạn virus không tấn công hệ miễn dịch nên việc điều trị là rất quan trọng, nhiều người vẫn có thể lây truyền bệnh trong giai đoạn này.

Giai đoạn AIDS (Giai đoạn cuối)

Bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS sau nhiều năm mắc bệnh HIV. Bệnh nhân ở giai đoạn này có hệ miễn dịch suy yếu, mất khả năng kháng nhiễm do virus tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể.

Triệu chứng điển hình của giai đoạn này là các rối loạn liên quan đến suy yếu hệ miễn dịch: Sốt, nổi hạch, tiêu chảy. Bệnh nhân thường gầy gò, suy yếu, các bệnh cơ xương khớp hay viêm loét miệng bị hoại tử rất nhanh.

Bệnh nhân dễ tử vong vì các bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư hạch,... Khả năng sống thấp dần đi theo từng giai đoạn HIV, ở giai đoạn AIDS, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài sự sống trong thời gian ngắn.

HIV giai đoạn cuối
HIV giai đoạn cuối không thể điều trị khỏi hoàn toàn - Ảnh: suckhoehangngay.vn 

Khi nào cần xét nghiệm HIV

  • Quan hệ tình dục với người không phải vợ, chồng mình, người bị nghi ngờ hoặc người nhiễm HIV
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người tiêm chích ma túy hoặc người có quan hệ tình dục với nhiều người
  • Tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm với người khác

Cách phòng bệnh HIV lây qua đường tình dục

HIV có nguy cơ cao lây nhiễm qua đường tình dục nên cả nam giới và nữ giới cần hết sức chú ý phòng ngừa bằng cách:

  • Quan hệ tình dục chung thủy, một vợ một chồng
  • Không quan hệ với sau khi sử dụng rượu hoặc chất kích thích
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau quan hệ
  • Kiếm tra sức khỏe định kì, tầm soát các bệnh xã hội thường xuyên 6 tháng - 1 năm/lần
  • Tư vấn sức khỏe tình dục, quan hệ tình dục an toàn, tư vấn phòng bệnh HIV và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục với bác sĩ Nam học từ xa để biết cách phòng bệnh lây qua đường tình dục

HIV được côi là "căn bệnh thế kỉ", không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng.

 
 

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ tư vấn, khám chữa từ xa về Nam học thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/3-con-duong-lay-truyen-cua-virus-hiv/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/