Triệu chứng Tay chân miệng qua 4 giai đoạn? Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 25/08/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Thường sau 7 - 10 ngày trẻ sẽ hồi phục, không có hoặc ít di chứng. Nếu thấy bệnh chuyển thành sốt cao, nôn nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân... thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa Nhi ngay. 

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Mùa hè là thời điểm bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh.

Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách. 

Triệu chứng, dấu hiệu tay chân miệng qua 4 giai đoạn 

Tùy theo giai đoạn bệnh mà triệu chứng tay chân miệng sẽ khác nhau:

Giai đoạnThời gianTriệu chứng

Ủ bệnh

Ủ bệnh khoảng 3 - 7 ngày

Chưa có triệu chứng cụ thể

Khởi phát

Diễn ra từ 1 - 2 ngày

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi 
  • Đau họng 
  • Biếng ăn 
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày...

Toàn phát

Kéo dài 3 - 10 ngày

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Nốt ban hồng có đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.
  • Thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông...
  • Phát ban tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm.
  • Sốt nhẹ, nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. 

Lui bệnh

Thường từ 3 - 5 ngày

Trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Ban đỏ mọng nước xuất hiện ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân - Ảnh: BV 108

Thường sau 7 - 10 ngày trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn, không có hoặc ít di chứng. Nếu thấy bệnh chuyển thành sốt cao, nôn nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân... thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa Nhi ngay. 

Tay chân miệng lây qua những đường nào?

Những người bị tay chân miệng dễ lây lan nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị lây trong tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Virus có thể lây lan qua các con đường:

  • Tiếp xúc gần gũi như ôm, hôn, hoặc dùng chung bát và dụng cụ ăn uống
  • Ho và hắt hơi
  • Tiếp xúc với phân, có thể xảy ra trong quá trình thay tã
  • Tiếp xúc với dịch mủ
  • Chạm vào những bề mặt có virus...

Phân biệt tay chân miệng với thủy đậu

Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu đặc trưng để ba mẹ có thể nhận biết nhằm có hướng xử trí và điều trị kịp thời.

So sánh

Tay chân miệng

Thủy đậu 

Thời điểm dịch

Tay chân miệng có 2 đỉnh dịch trong năm là tháng 3 - 5 và tháng 9 - 11

Thủy đậu thường xuất hiện vào mùa đông xuân và kéo dài đến hết mùa xuân

Độ tuổi

Chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Chủ yếu gặp ở trẻ em từ 1 - 14 tuổi (90%),trong đó hay gặp nhất ở trẻ từ 2 - 8 tuổi

Cách lây

  • Lây truyền qua đường phân miệng
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, đường hô hấp, từ các nốt phỏng, nước bọt
  • Tiếp xúc trực tiếp với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà
  • Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp
  • Qua đường không khí từ các giọt nhỏ đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi
  • Lây qua chất dịch của nốt phỏng

Nốt phát ban

  • Ban đỏ, có mụn nước hình bầu dục
  • Mọc ở những vị trí điển hình như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông.
  • Nốt phỏng nước có thể mọc ở miệng, họng làm loét miệng, họng khiến trẻ tăng tiết nước bọt, biếng ăn, lười bú và quấy khóc.
  • Nốt phỏng nước không ngứa không đau.
  • Ban mọc nhiều giai đoạn
  • Có thể ban đỏ, nốt sần, phỏng nước trong, phỏng nước đục, nốt có vảy mọc xen kẽ nhau.
  • Ban mọc khởi điểm ở thân (thường là lưng),sau đó lan toàn thân, đầu mặt và tay chân.
  • Nốt phỏng nước gây cảm giác ngứa, đau, nhức rất khó chịu.

Nếu ba mẹ không chắc chắn trẻ đang mắc tay chân miệng hay thủy đậu, có thể đăng ký khám từ xa qua Video để bác sĩ chẩn đoán, tư vấn điều trị và kê thuốc (nếu cần).

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc chữa tay chân miệng cho trẻ

Khi sử dụng thuốc điều trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nhi. Vì tùy độ tuổi và tình trạng mà loại thuốc và liều lượng sẽ khác nhau. 
  • Không nên dùng quá liều lượng khuyến cáo
  • Không dùng các loại thuốc có chứa aspirin vì có thể gây suy gan thận ở một số trẻ, hoặc gây hội chứng Reye rất nguy hiểm
  • Khi dùng nước muối để sát khuẩn, súc miệng thì nên dùng đúng nồng độ 0,9%, tránh pha mặn, gây xót khiến trẻ đau đớn
  • Tay chân miệng là bệnh do virut gây ra, nên ba mẹ không được tự ý dùng kháng sinh, vì thuốc kháng sinh không có tác dụng với virut (chỉ dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn và có sự chỉ định của bác sĩ).
  • Với các tổn thương trên da nếu muốn dùng thuốc bôi ngoài da thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại nào để tránh gây kích ứng hoặc nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn đầu khi trẻ chưa bị thất thoát huyết tương thì không nên tự ý truyền dịch vì có thể khiến trẻ phù nề, suy hô hấp rất nguy hiểm. Việc truyền dịch cần thực hiện trong bệnh viện dưới chỉ định và theo dõi sát của bác sĩ.

Khám chữa tay chân miệng cho trẻ ở đâu?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy trẻ có biểu hiện bồn chồn, trẻ khó ngủ quấy khóc liên tục, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều...

Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại bệnh viện, phòng khám gần nhà khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không để được bác sĩ chuyên khoa Nhi tư vấn và điều trị kịp thời.

1. Khám và tư vấn điều trị tay chân miệng online qua Video 

Nếu ba mẹ chưa sắp xếp đưa bé đi khám được, thì có thể tư vấn với bác sĩ chuyên khoa qua Video (online). Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng và hình ảnh để đưa ra đánh giá và tư vấn điều trị tại nhà. 

Bác sĩ chuyên khoa Nhi trên BookingCare đã có nhiều năm kinh nghiệm, đang công tác tại các bệnh viện uy tín trên cả nước (chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM). Ba mẹ có thể yên tâm về chuyên môn và kinh nghiệm của các bác sĩ. 

Để được tư vấn, ba mẹ cần tải ứng dụng BookingCare trên điện thoại di động. Sau đó Đặt lịch bác sĩ và khung giờ phù hợp. Đến giờ đã hẹn, bác sĩ sẽ chủ động gọi video để thăm khám và tư vấn tình trạng của bé. 

Khám chữa bệnh từ xa qua video
Khám chữa bệnh từ xa qua video trên BookingCare - Ảnh: BookingCare

2. Khám tay chân miệng tại Hà Nội

Ba mẹ có thể đưa bé đi khám tại các bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín tại Hà Nội như:

3. Khám tay chân miệng ở TP.HCM

  • Bệnh viện Nhi đồng 1
  • Bệnh viện Nhi đồng 2
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
  • Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare...

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho ba mẹ khi bé có dấu hiệu mắc tay chân miệng. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ, hãy nhờ sự tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa Nhi, đừng tự chẩn đoán và tự mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. 

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://tuoitre.vn/phan-biet-benh-thuy-dau-va-benh-tay-chan-mieng-20171009160837094.htm
2. http://vienyhocungdung.vn/cach-phan-biet-thuy-dau-va-tay-chan-mieng-20160302173701629.htm
3. https://suckhoedoisong.vn/dung-dung-thuoc-khi-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-n144049.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/