Vì sao bị trầm cảm sau sinh?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 03/12/2020, Cập nhật lần cuối: 15/04/2023

Trầm cảm sau sinh là một loại trầm cảm mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải sau khi có con. Cứ 10 phụ nữ sau khi có con thì sẽ có 1 người bị trầm cảm nặng hơn và kéo dài hơn (khác nhau theo vùng miền). Nội dung dưới đây, Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ chia sẻ thêm để bạn đọc hiểu rõ.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Trầm cảm sau sinh không phải một bệnh hiếm gặp
Trầm cảm sau sinh không phải một bệnh hiếm gặp - Ảnh: whattoexpect

Sau khi sinh con, hầu hết những người mẹ sẽ trải qua hội chứng “Baby blues”, cảm thấy buồn hoặc trống rỗng trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong hơn 2 tuần thì rất có thể họ đã bị trầm cảm sau sinh. Vậy nguyên nhân của trầm cảm sau sinh là từ đâu?

Trong bài viết dưới đây, Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin về vấn đề này để bạn đọc tham khảo.

THÔNG TIN CHUYÊN GIA TÂM LÝ TRẦN THỊ TUYẾT HỒNG

  • Chuyên gia Tâm lý sàng trẻ em & vị thành niên
  • Chuyên viên tham vấn & trị liệu tâm lý, Chuyên viên tham vấn hướng nghiệp, Công ty TNHH Phát triển Tâm lý, Giáo dục và Truyền thông ứng dụng Việt Nam (VECAB) (2019 - nay)
  • Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường,  Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh – HN (2018 - 2019)

Trầm cảm sau sinh là một tình trạng phổ biến

Trầm cảm sau sinh có thể hiểu một cách cơ bản, là những thay đổi phức tạp về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở một số phụ nữ sau khi sinh, từ phấn khích, vui sướng đến sợ hãi và lo lắng. 

Trầm cảm sau sinh là một loại trầm cảm mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải sau khi có con. Cứ 10 phụ nữ sau khi có con sẽ có khoảng 1 người mắc trầm cảm và nguy cơ tái phát trong những lần sinh sau hoặc trong quá trình nuôi dạy con, thậm chí còn gặp phải một tình trạng nghiêm trọng là rối loạn tâm thần sau sinh.

Thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ khoảng 10-20%. Tại Việt Nam, tỉ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%.

Trầm cảm sau sinh thường ít được chú ý chẩn đoán và nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến người mẹ và đứa con mới sinh. 

Nếu bạn cũng đang mắc trầm cảm sau sinh hay có dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được phát hiện và điều trị sớm nhất.

Vì sao bị trầm cảm sau sinh?

Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Ở mỗi người sẽ do các nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. 

  • Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố được coi là một trong các tác nhân chính gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Khi mang thai, mức độ nội tiết tố nữ estrogen và progesterone đạt đến mức cao nhất. Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh con, lượng hormone nhanh chóng giảm trở lại mức bình thường như trước khi mang thai.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormone này có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này tương tự như sự thay đổi hormone trước và sau kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nhưng nghiêm trọng hơn nhiều.

Mức độ hormone tuyến giáp cũng có thể giảm sau khi sinh. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ giúp điều chỉnh cách cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn. Lượng hormone tuyến giáp thấp cũng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho biết liệu tình trạng này có gây ra các triệu chứng trầm cảm hay không.

Thay đổi nội tiết tố sau sinh. Ảnh: Vinmec.com.
Mô phỏng sự thay đổi nội tiết tố sau sinh - Ảnh: Vinmec
  • Tiền sử trầm cảm

Bên cạnh những thay đổi về hormone thì một trong những nguyên nhân nguy cơ gây ra trầm cảm sau sinh là người mẹ đã có sẵn tiền sử bị trầm cảm. Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường. 

Một trường hợp khác là người có người thân trong gia đình có tiền sử bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực thì tỷ lệ mắc bệnh cũng sẽ cao.

  • Yếu tố đời sống

Gia đình không hạnh phúc, mâu thuẫn trong gia đình không được giải quyết triệt để trước và sau khi sinh cũng có thể gây trầm cảm cho bà mẹ. Áp lực chăm sóc con cái, do thiếu sự giúp đỡ của người thân, hoặc do áp lực về giới tính đứa trẻ, đứa trẻ mang thai ngoài mong muốn, sức khỏe thể chất của người mẹ như có hay ốm vặt, có bệnh nền trong quá trình mang thai cũng làm nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài.

Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những bà mẹ có con không được khỏe, con hay quấy khóc, hoặc con không bú mẹ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao những bà mẹ khác.

Đặc biệt, bạo hành gia đình khiến tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với phụ nữ khác. Ảnh: phunuvietnam.vn.
Bạo lực gia đình khiến tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh cao gấp 5 lần - Ảnh: phunuvietnam
  • Thay đổi về cảm xúc

Những cảm giác khác có thể góp phần vào chứng trầm cảm sau sinh. Nhiều bà mẹ mới sinh nói rằng họ cảm thấy:

  • Mệt mỏi sau khi vượt cạn và sinh nở
  • Mệt mỏi vì thiếu ngủ hoặc mất ngủ
  • Giảm ham muốn tình dục và không muốn có quan hệ tình dục
  • Choáng ngợp với một em bé mới chào đời
  • Những nghi ngờ về khả năng trở thành một người mẹ tốt của họ
  • Căng thẳng do những thay đổi trong công việc và thói quen ở nhà
  • Một nhu cầu phi thực tế để trở thành một người mẹ hoàn hảo
  • Đau buồn vì mất con trước khi sinh con
  • Trở nên kém hấp dẫn
  • Không có thời gian rảnh

Những cảm giác này đặc biệt phổ biến ở những người mới làm mẹ. Trầm cảm sau sinh là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể điều trị được, để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến người mẹ và cả con của họ.

Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người quen bị mắc trầm cảm sau sinh, bạn có thể tự kiểm tra mức độ trầm cảm bằng cách làm Bài test Online mức độ trầm cảm sau sinh EPDS.

Đối tượng dễ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra đối với tất cả người mẹ sau khi có con, tuy nhiên với những đối tượng dưới đây thì khả năng bị mắc sẽ cao hơn:

  • Người có tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lập lại 50%. Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%. Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.
  • Đang trong độ tuổi dưới 18.
  • Trải qua những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp, biến cố gia đình...
  • Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
  • Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.
  • Thai kỳ không mong muốn.
  • Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
  • Trầm cảm dễ xuất hiện ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con rạ.
  • Lớn lên trong môi trường gia đình thiếu sự hạnh phúc, hoặc có trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực như lạm dụng thể chất hoặc tình dục hoặc tinh thần,...

Xem thêm

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Theo Chuyên gia Trần Thị Tuyết Hồng, đầu tiên, trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thể chất lẫn tinh thần của người mẹ. Ở dạng trầm cảm nhẹ, người mẹ thường thấy mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con và của bản thân...

Nếu bị trầm cảm nặng, người mẹ trở nên buồn rầu, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, hay cáu gắt vô cớ, có những suy nghĩ và hành động với đứa con mới đẻ và những đứa trẻ khác mặc dù nếu được hỏi thì người mẹ nghĩ rằng vấn rất yêu thương con mình.

Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, trầm cảm sau sinh còn ảnh hưởng rất nhiều đến em bé. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến sự tương tác giữa mẹ và con. Các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường biểu hiện thái độ không quan tâm, thờ ơ và vô cảm với nhu cầu đòi hỏi cần mẹ của đứa trẻ, đôi khi là khó chịu, thù địch với đứa con của mình.

Người mẹ sẽ cảm thấy
Người mẹ sẽ cảm thấy "khó khăn" với chính đứa con của mình - Ảnh: feminisminindia

Họ ít tham gia vào chăm sóc trẻ, ít biểu lộ cảm xúc và chơi đùa với trẻ. Những người mẹ bị trầm cảm sẽ cảm thấy không liên kết với con, như thể đây không phải con của họ. Nghiêm trọng hơn khi người mẹ cảm thấy mất ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống và có suy nghĩ tiêu cực nếu để đứa trẻ sống không có mẹ sẽ là có tội, dẫn đến ý tưởng mang con cùng tự tử. 

Sự thiếu tương tác, quan tâm của người mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Một số nghiên cứu đã cho thấy trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị trầm cảm ít biểu cảm ngôn ngữ hơn và chức năng nhận thức ngôn ngữ cũng kém hơn, trẻ cũng kém linh hoạt hơn so với những trẻ khác. 

Bên cạnh đó, trầm cảnh sau sinh cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội xung quanh như quan hệ vợ chồng, quan hệ với người thân trong gia đình hay bạn bè...

Trầm cảm sau sinh không phải là một khiếm khuyết về trí não hay cảm xúc mà nó là do những căng thẳng trước, trong quá trình mang thai, sau khi sinh nở mà một người phụ nữ gánh vác không có đủ điều kiện, sự chăm sóc cả thể chất và tinh thần từ người thân kết hợp với những nguyên nhân tiềm ẩn vốn có là yếu tố góp phần thúc đẩy khởi phát triệu chứng của trầm cảm sau khi sinh. Bệnh tiềm tàng nhiều nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị được.

Trên đây là một số thông tin về trầm cảm sau sinh, ngoài đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế, bạn có thể tham khảo danh sách bác sĩ, chuyên gia tư vấn trầm cảm sau sinh qua Video để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. 

Nội dung bài viết trên đây được sự chia sẻ và đóng góp chuyên môn bởi chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn trầm cảm tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
1.https://www.webmd.com/depression/guide/postpartum-depression#1-2
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/5-nguyen-nhan-gay-tram-cam-sau-sinh-nhan-biet-som-de-dieu-tri-kip-thoi/
3. https://bookingcare.vn/cam-nang/tram-cam-sau-sinh-dau-hieu-cach-dieu-tri-va-thoat-khoi-tram-cam-p564.html#muc-2
4. https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/tram-cam-sau-sinh-nhung-ieu-can-biet
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/