Viêm VA là gì, nên khám ở đâu

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 08/05/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nhiệm vụ chính của vòng này là nhiệm vụ miễn dịch. VA khi bị nhiễm trùng và quá phát gây nhiều biến chứng.

Viêm VA là gì, nên khám ở đâu

Viêm VA là gì

VA là mô tân bào nằm ở nóc vòm. VA hợp với amidan vòi, amidan hầu và amidan lưỡi thành một vòng gọi là vòng Waldeyer. Không khí vào mũi, thức ăn và không khí vào miệng đều phải đi ngang qua vòng này. Nhiệm vụ chính của vòng này là nhiệm vụ miễn dịch. VA khi bị nhiễm trùng và quá phát gây nhiều biến chứng. 

Triệu chứng

Bệnh nhân bị sổ mũi. Nước mũi ban đầu có thể trong, sau đục và có thể như mủ. Lượng nước mũi nhiều ít tùy theo khối VA chèn ép. VA càng to, nghẹt mũi và chảy mũi càng nhiều. Viêm VA phát triển lâu ngày chảy mũi có thể liên tục, màu vàng, có khi màu xanh: thường gọi là “thò lò mũi xanh”. Vì nghẹt mũi, bệnh nhân thường há miệng để thở, do đó miệng khô và dễ bị ho. Bệnh phát triển lâu ngày, 6 – 7 năm trở lên, vẻ mặt bệnh nhân khờ khạo, mũi chảy thò lò, miệng há để thở, răng hàm trên lởm chởm mọc không đều.

Khám mũi với banh mũi và đèn Clar, thấy hốc mũi đầy nước mũi hai bên. Hút sạch mũi, chỉ thấy niêm mạc đỏ. Nếu có phương tiện, soi mũi trước bằng ống nội soi, có thể phát hiện khối VA chiếm từ cửa mũi sau trở đi. Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ, amidan có thể bị viêm, thành sau họng có nhiều nhớt đục hoặc mủ từ trên chảy xuống. Có thể soi mũi sau bằng ống nội soi. Hoặc có thể sờ vòm, thấy được khối VA mềm và có thể biết được giới hạn của VA. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường ít được sờ vòm, vì trẻ quá nhỏ

VA có thể cho một số biến chứng nhiễm trùng chung quanh:

  • Viêm mũi: nghẹt mũi, nước mũi đục
  • Viêm xoang: nghẹt mũi, nước mũi như mủ, có nhức vùng xoang, X-quang thấy xoang mờ.
  • Viêm tai giữa thanh dịch: màng nhĩ mờ, mất tam giác sáng, có thể thấy mức khí dịch hay bóng nước sau màng nhĩ và điếc dẫn truyền.
  • Viêm tai giữa cấp: bệnh nhân sốt, nhức tai dữ dội, màng nhĩ đỏ, phồng (thời kỳ viêm cấp); màng nhĩ úa, nhăn nheo (thời kỳ viêm cấp); màng nhĩ bị thủng (thời kỳ thủng nhĩ),mủ hoặc nhớt chảy ra
  • Viêm amidan: amidan to, có mủ
  • Viêm thanh quản cấp: mủ chảy vào thanh quản, bệnh nhân bị sốt cao, khàn tiếng và khó thở
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, bụng trướng, tiêu chảy
Triệu chứng viêm VA ở trẻ

Điều trị

Điều trị nội khoa

Sử dụng kháng sinh, chống dị ứng và thuốc co mạch. Nên bồi dưỡng tốt cho bệnh nhân. Điều trị hỗ trợ ở đây tương đối quan trọng, đó là hút mũi thường xuyên và xông mũi họng có kháng sinh và corticoid. Trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể giảm và lướt qua khỏi theo đà phát triển của cơ thể. Trường hợp bệnh nặng, khối VA quá to, vấn đề nạo VA phải nghĩ tới.

Điều trị phẫu thuật

Khi VA quá phát gây biến chứng, điều trị nội khoa không khỏi, cần phải nạo VA

Tiên lượng bệnh

Viêm VA là một bệnh lành tính, không bao giờ thoái hóa ung thư. Tuy nhiên viêm VA cho nhiều biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa cấp, viêm amidan, viêm thanh quản cấp, phế quản phế viêm, rối loạn tiêu hóa…Chính những biến chứng này gây nhiễm trùng vùng tai mũi họng. Nạo VA là một thủ thuật nhỏ, ít nguy hiểm, ít chảy máu. Nếu không điều trị, vài năm sau xuất hiện “bộ mặt VA”

 
 
Tài liệu tham khảo
Pgs.Ts Nhan Trừng Sơn - Tai Mũi Họng nhập môn - Nhà xuất bản Y học 2016.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/