THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4-1/5

Hệ thống BookingCare vẫn hoạt động 24/7 như bình thường. Bộ phận CSKH nghỉ từ ngày 30/04 - 04/05. Chúc Quý khách có kỳ nghỉ lễ an vui, hạnh phúc. Xin cảm ơn!

Xứ trí mắc dị vật thanh quản

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 21/07/2017 - Cập nhật lần cuối: 18/02/2025

Dị vật thanh quản là một trong những nguyên nhân làm tắc đường thở, nếu không nhanh chóng xử trí sẽ gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Dị vật thanh quản thường gặp ở trẻ em hơn.

Dị vật ở thanh quản có khi là những viên kẹo nhỏ
Dị vật ở thanh quản có khi là những viên kẹo nhỏ - Ảnh: Pixabay

Ở nước ta dị vật thanh quản chiếm tỷ lệ khá cao trong dị vật đường thở (theo thống kê tại Viện Tai mũi họng chiếm 36,5% trong 996 trường hợp dị vật đường thở). Gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) và nam gặp nhiều hơn nữ.

Trong dị vật đường thở thì dị vật thanh quản mang tính cấp cứu cao, thậm chí có thể đưa tới tử vong ngay nếu không xử trí đúng và kịp thời. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ mắc dị vật thanh quản. 

Nguyên nhân mắc dị vật thanh quản

Dị vật ở thanh quản chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do:

  • Thực vật: đặc biệt lưu ý tới các hạt như hạt dưa, bí ngô, lạc… và các hột như na, hồng xiêm...
  • Động vật: chủ yếu là xương, vây, mang cá, vảy tôm, chân cua, mảnh nhỏ xương gà, lợn…
  • Vô cơ: như khuy áo, mảnh nhỏ đồ chơi…
  • Thuốc viên, kẹo…

Thường gặp ở trẻ em ăn vội, vừa ăn vừa cười đùa, nói hoặc đang ăn ngậm trong mồm khóc, la hét hay hoảng sợ, ngậm trong khi chơi, ngủ bị ho, sặc. Hoặc với người lớn thường do ngậm tăm, hột ô mai, vật liệu khi làm việc: đinh ghim… đột nhiên ho, sặc.

Dấu hiệu nhận biết dị vật thanh quản

  • Nghẹt thở, tím tái, khó thở dữ dội.
  • Khàn tiếng.
  • Ho rũ rượu để tống dị vật ra bên ngoài.

Những triệu chứng này thường diễn ra ngắn trong một vài phút, đột ngột, rõ rệt với tình trạng khẩn cấp nhưng sau đó lại trở lại bình thường. Nhưng cũng có trường hợp xảy ra quá nhanh, mức độ nhẹ do đó không làm cho người nhà lưu ý, dễ bỏ qua.

Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: 

  • Xuất hiện khàn tiếng, tăng dần.
  • Kó thở có thể có sớm do dị vật che lấp một phần thanh môn do viêm, phù nề (vùng này rất lỏng lẻo) làm khó thở tăng rõ.
  • Nếu dị vật cắm, mắc ở thanh môn sẽ gây khó thở, khàn tiếng ngay, thường là rõ rệt (tùy theo kích thước dị vật).

Lưu ý: Các hạt như hạt hồng xiêm, hạt na, viên thuốc... có thể che lấp hoàn toàn thanh môn hoặc kẹt, gây co thắt thanh môn đưa tới ngạt thở, khó thở rõ rệt có thể tử vong ngay.

Các vật nhỏ, trơn như gai tre, tăm có thể mắc ở thanh thất, dưới thanh môn không gây ra các dấu hiệu rõ rệt, dễ bị bỏ qua.

Tuyệt đối không được chủ quan khi bị mắc dị vật thanh quản. Đặc biệt với trẻ nhỏ, ba mẹ cần chú ý đến trẻ trong quá trình vui chơi có thể vô tình nuốt/ hít phải đồ chơi kích thước nhỏ. Tất cả các trường hợp mắc dị vật đều cần thăm khám Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt. 

Xử trí dị vật ở thanh quản

Dị vật thanh quản là một trong những nguyên nhân làm tắc đường thở, nếu không nhanh chóng xử trí sẽ gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

  • Cấp cứu mở khí quản để đưa oxy vào bên trong giúp bệnh nhân có thể thở được và tránh để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Lấy dị vật thanh quản: Soi thanh quản trực tiếp để xác định dị vật và vị trí tắc, dùng pince gắp, lấy dị vật ra khỏi thanh quản. Nếu nghi ngờ thì cần soi lại để tránh sót.

Khi mắc dị vật ở thanh quản cần làm gì?

Với chứng dị vật thanh quản nhất là đối với trẻ nhỏ việc cấp cứu nhanh là rất cần thiết, chậm chễ trong quá trình cấp cứu sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng của dị vật thanh quản, người bệnh cần nhanh chóng đi khám Tai Mũi Họng để được các bác sĩ hỗ trợ gắp dị vật ra khỏi thanh quản. 

Khi mắc dị vật thanh quản hay các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng, người nhà bệnh nhân nên đưa đến khám và điều trị tại các cơ sở uy tín như:

 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
GS-TS Ngô Ngọc Liễn (Chủ biên) - Bệnh học Tai Mũi Họng - Nhà xuất bản Y học năm 2016. Trang 386
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/