Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 19/01/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày là một cấp cứu Nội - ngoại khoa, chiếm khoảng hơn 50% số trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Khi có một số triệu chứng xuất huyết, người bệnh cần đi khám Tiêu hóa càng sớm càng tốt.

Căng thẳng stress tăng nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa
Căng thẳng stress tăng nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày là một cấp cứu trong chuyên khoa Tiêu hóa, chiếm khoảng hơn 50% số trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên. Tỷ lệ tử vong dao động từ 3 - 14%.

Hầu hết những trường hộ tử vong xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, thường có bệnh nặng kèm theo hoặc xuất huyết tái phát.

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa

  • Nôn ra máu
  • Đại tiện phân đen hoặc phân máu đỏ nâu
  • Mạch nhanh, huyết áp có thể tụt, sốc do mất máu
  • Da xanh, niêm mạc nhợt
  • Choáng hoặc ngất
  • Đau vùng thượng vị
  • Ợ hơi, ợ chua, tái phát thành đợt...

Khi có một số triệu chứng kể trên, người bệnh cần đi khám Tiêu hóa càng sớm càng tốt. Vì xuất huyết tiêu hóa được xem là một cấp cứu, cần có sự hỗ trợ của bác sĩ. 

Nguyên nhân

Không có nguyên nhân chính xác gây xuất huyết tiêu hóa, nhưng một số yếu tố sau sẽ tăng nguy cơ xuất hiện: 

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc aspirin là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết tiêu hóa ở người trước đó đã có loét dạ dày tá tràng hoặc trước đó chưa có loét dạ dày tá tràng.
  • Căng thẳng stress là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân nặng đang điều trị tại bệnh viện.

Xét nghiệm chẩn đoán

Điều trị

Nguyên tắc điều trị: hồi sức tích cực, nội soi cầm máu, điều trị liền ổ loét.

Điều trị cụ thể:

  • Hồi sức tích cực
  • Cầm máu bằng nội soi ống mềm
  • Thuốc
  • Điều trị ngoại khoa
  • Nếu có vi khuẩn HP cần tiệt trừ sau khi xuất huyết tiêu hóa ổn định.
 
 
Tài liệu tham khảo
Bệnh học Nội khoa (tập 2) - Nhà Xuất bản Y học 2015.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/