PGS.TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

PGS.TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

chưa hỗ trợ đặt khám
PGS.TS. BS chuyên khoa Nhi Bác sĩ nhận khám theo lịch hẹn trước Bác sĩ Phụ trách dự án sàng lọc sơ sinh Phòng khám Vietlife
Hà Nội

Giới thiệu về PGS. TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương

  • Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội hệ chính quy năm 1992.
  • Tu nghiệp sau đại học tại Pháp năm 1998 – 1999.
  • Tiến sĩ Y khoa tại Đại học Paul Sabatier Toulouse III - Cộng Hòa Pháp từ 2005 đến 2009.
  • Được vinh danh Phó giáo sư Y khoa năm 2012.
  • Bác sĩ chính khoa thận, Bác sĩ trưởng tua trực tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
  • Giảng viên bộ môn Nhi trường ĐH Y Hà Nội.

Khám & điều trị

  • Bác sĩ nhận khám theo lịch đặt hẹn trước (ưu tiên các bé gặp các bệnh lý khó về Nhi khoa)
  • Bác sĩ Phụ trách dự án sàng lọc sơ sinh tại Hệ thống Phòng khám Vietlife
  • Khám Sàng lọc sơ sinh: Sàng lọc sớm, phát hiện những bệnh nguy hiểm để có hướng điều trị kịp thời. Vàng da sơ sinh, không hậu môn không lỗ mũi sau, tắc tuyến lệ...

Tư vấn kiến thức cần biết

  • Phát hiện các triệu chứng cần đưa trẻ đi khám
  • Tư vấn cách tắm bé hàng ngày và chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tư vấn cách phát hiện trẻ ốm qua: Tiếng khóc, giấc ngủ, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp, da, thân nhiệt
  • Tiêm chủng mũi Lao theo đúng phác đồ tiêm chủng mở rộng.
  • Lấy máu gót chân: cho bé giúp phát hiện 5 bệnh bẩm sinh và 20 bệnh khác liên quan đến rối loạn chuyển hóa

5 bệnh bẩm sinh phổ biến gồm:

  1. Bệnh suy giáp bẩm sinh: trẻ bị thiếu Thyroxine, trẻ chậm phát triển tinh thần và vận động: ngủ nhiều, chậm lẫy, bò, ngồi hoặc đi, chậm mọc răng,... và mức độ chậm phát triển tăng dần theo tuổi, chậm biết đi, chậm lớn, chậm nói, chậm đến trường hoặc không đi học được.
  2. Thiếu G6PD: hồng cầu bé dễ vỡ khiến trẻ thiếu máu kèm theo vàng da, vàng mắt và có thể gây tổn thương đến não.
  3. Tăng sản thượng thận bẩm sinh: trẻ có thể bị chết vì mất muối.
  4. Phenylceton niệu: trẻ trở nên đần độn, chậm phát triển tinh thần.
  5. Galactosemia: là bệnh rất nguy hiểm vì sẽ gây mù, chậm phát triển tinh thần nặng, chậm tăng trưởng và dẫn đến tử vong.

Bên cạnh 5 bệnh lý trên, việc lấy máu gót chân còn giúp phát hiện ra 20 bệnh khác liên quan đến rối loạn chuyển hóa axit amin.

Cần tìm hiểu thêm?
Xem câu hỏi thường gặp.