Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Lan

Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị Trên 20 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành Cơ xương khớp Bác sĩ nhận khám từ 15 tuổi trở lên (dưới 15 tuổi hỏi ý kiến bác sĩ)
Hà Nội

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Lan

  • Trên 20 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành Cơ xương khớp
  • Chuyên gia trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý Cơ Xương khớp
  • Trưởng khoa Cơ Xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị (2012 - 2019)
  • Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường Đại Học Y Hà Nội (1989)
  • Bác sĩ chuyên khoa II (2003)
  • Thành viên trong ban chấp hành hội loãng xương và hội thấp khớp học Hà Nội (2012 - 2016)
  • Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về các bệnh cơ xương khớp như: loãng xương, viêm khớp dạng thấp
  • Bác sĩ nhận khám từ 15 tuổi trở lên (dưới 15 tuổi hỏi ý kiến bác sĩ)

Bác sĩ khám và điều trị

  • Các bệnh lý Cơ Xương khớp
  • Bệnh loãng xương
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh Gout cấp và mạn tính
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Đau nhức xương
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Điều trị bảo tồn thoái hóa khớp
  • Áp liệu pháp vật lí trị liệu
  • Điều trị nội khoa để giảm đau, giảm co cứng cơ, giảm chèn ép

Bệnh Loãng Xương

  • Loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng của xương
  • Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc xương, chu chuyển xương, độ khoáng xương, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương

Triệu chứng

  • Thông thường, loãng xương không gây đau, không có bất cứ một biểu hiện lâm sàng nào. Các triệu chứng đầu tiên có thể là biểu hiện biến chứng của loãng xương
  • Thay đổi chiều cao, hình thái: gây giảm chiều cao theo năm tháng (hình ảnh bà cong đi chợ trời mưa là hình ảnh điển hình của người cao tuổi bị loãng xương khi cột sống bị gù xuống theo năm tháng)
  • Xẹp đốt sống: Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống tiếp tục xẹp nặng thêm
  • Rối loạn tư thế sống: khi xẹp nhiều đốt sống, cột sống thường bị biến dạng, điển hình là gù cong đoạn cột sống lưng – thắt lưng
  • Gãy xương: Các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Chụp X.Quang (không có tác dụng chẩn đoán sớm loãng xương)
  • Xét nghiệm máu (tốc độ máu lắng, CRP, điện di protein máu…)

Đo mật độ xương

  • Máy đo mật độ xương dùng siêu âm chỉ có giá trị tầm soát
  • Máy đo mật độ xương dùng tia X năng lượng kép (DEXA) mới có giá trị chẩn đoán
  • Năng lượng kép hấp thu tia X
  • Các xét nghiệm sàng lọc tốt nhất là năng lượng kép hấp thu tia X (DEXA). Thủ tục này nhanh chóng, đơn giản và cho kết quả chính xác. Nó đo mật độ xương ở hông, cột sống và cổ tay, những khu vực có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương và nó được sử dụng chính xác theo những thay đổi trong các xương này theo thời gian

 

Phản hồi của bệnh nhân sau khi đi khám
Đào Thị Yến Oanh đã khám ngày 20/12/2021
Dịch vụ tốt, bác sĩ và các anh chị nhân viên tư vấn tận tình chu đáo
Nguyễn Phi Thường đã khám ngày 20/07/2021
Ok
Vũ Ngọc Mai đã khám ngày 04/05/2021
Mong là thời gian nhanh hơn
Trần Lê Bảo Long đã khám ngày 20/11/2020
Rất nhiệt tình và chu đáo
Cần tìm hiểu thêm?
Xem câu hỏi thường gặp.