13 lưu ý khi khám tại khoa Mắt trẻ em - Bệnh viện Mắt Trung ương
Đôi mắt là nơi dễ bị tổn thương bởi sự hoạt động liên tục và sự tiếp xúc cường độ cao với môi trường bên ngoài. Hơn thế nữa, đôi mắt của trẻ em lại dễ tổn thương hơn rất nhiều lần so với người trưởng thành. Việc khám và chẩn đoán các bệnh lý về mắt trẻ em đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn cao và cách tương tác tốt với trẻ trong quá trình khám bệnh.
Khoa Mắt trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương là nơi điều trị các bệnh về mắt xảy ra ở trẻ em có uy tín và hiệu quả tốt. Qua nhiều năm đi vào hoạt động, Khoa đã nhiều lần thực hiện chữa trị thành công và đem lại ánh sáng cho nhiều trẻ em từ khắp nơi trên đất nước.
Khoa Mắt Trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương
Đến nay khoa Mắt trẻ em - Bệnh viện Mắt Trung ương có hơn 60 giường bệnh chuyên dụng cùng cơ sở vật chất khang trang, áp dụng các kĩ thuật chữa bệnh hiện đại, tiên tiến.
Đặc biệt, khoa Mắt trẻ em còn có những công trình nghiên cứu khoa học, đưa ra các giải pháp, sáng kiến mới trong việc chữa trị cho trẻ em mắc chứng bệnh về mắt. Có thể kể đến các thành tựu lớn mà khoa Mắt trẻ em đã đạt được cho đến thời điểm này như:
- Sáng kiến cải tiến cắt da mi điều trị bẩm sinh, định lượng trong phẫu thuật lác.
- Áp dụng các phương pháp khoa hịc tiên tiến trong điều trị các bệnh về mắt phổ biến như glocom bẩm sinh, sụp mi, ung thư võng mạc, lác cơ năng,…
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế như ORBIS, CBM, FHF,… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Khoa Mắt trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương ở đâu
Địa chỉ
- Vị trí: Tầng 1 nhà C, Bệnh viện Mắt Trung ương
- Địa chỉ: Số 85 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại
- Số điện thoại: 0248 263 966, Bấm số máy lẻ: 137
Giờ làm việc
- Buổi sáng: 7h30 – 12h
- Buổi chiều: 13h – 16h30.
Khám chữa những bệnh gì
Nhiệm vụ
Hiện nay khoa Mắt trẻ em hoạt động với các nhiệm vụ chính sau đây:
- Khám và điều trị các bệnh về mắt ở trẻ em
- Hội chẩn các trường hợp khó thuộc lĩnh vực của Khoa Mắt trẻ em từ các bệnh viện khác hoặc tuyến dưới chuyển đến
- Nghiên cứu hoặc áp dụng các phương pháp mới trong chẩn đoán, điều trị các bệnh mắt trẻ em, đào tạo cán bộ nhãn khoa, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới...
Các bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em
Tại khoa Mắt trẻ em, bệnh nhi sẽ được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mắt phổ biến, các tật về mắt bẩm sinh. Một số các chứng bệnh về mắt mà trẻ hay gặp phải bao gồm:
- Lác: do sự mất cân bằng các cơ của mắt cùng với biểu hiện nhức đầu và mỏi mắt do đọc sách hay xem TV nhiều.
- Viêm kết mạc dị ứng: biểu hiện qua việc mắt đỏ và chảy nước mắt, dử mắt, mí mắt trẻ sưng và trẻ nhay dụi mắt.
- Dị ứng mắt: mí mắt sưng, chảy nước mắt, tiết dịch, dính mi mắt và sợ ánh sáng, trường hợp nặng có thể sốt.
- Sẹo giác mạc hoặc đục thủy tinh thể: có đốm trắng đục ở giác mạc, nhìn mờ.
- Glocom bẩm sinh: chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
- Sụp mi, mắt không cân đối: do sự khác biệt về kích thước nhãn cầu hoặc vị trí mi mắt, có thể gây tật khúc xạ hay nhược thị.
- Tật khúc xạ mắt: nhìn vật thể mờ, nhìn rõ ở khoảng cách gần do trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử.
Thực hiện phẫu thuật mắt
Ngoài ra, khi cần thiết Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đối với các trường hợp:
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh
- Glocom bẩm sinh
- Thay giác mạc mới hoặc phẫu thuật hiến giác mạc
- Mổ sụp mi hay quặm mi
Một số bác sĩ giỏi tại khoa Mắt trẻ em
Dưới đây là một số bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm làm việc tại Khoa Mắt trẻ em. Phụ huynh có thể tham khảo để có thêm thông tin.
Bác sĩ Vũ Thị Bích Thủy
- Trưởng khoa Mắt trẻ em - Bệnh viện Mắt Trung ương.
- Ban biên soạn Quy trình khám chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa.
- Đánh giá kết quả xử lý độ lác tồn dư sau phẫu thuật điều trị lác ngang cơ năng - Y học Việt Nam - Năm 2010.
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến độ lác tồn dư sau phẫu thuật điều trị lác ngang cơ năng - Nhãn khoa Việt Nam - Năm 2010, Tháng 9, số 19, Chuyên đề Mắt trẻ em.ác sĩ Vũ Th5
Bác sĩ Lê Kim Xuân
- Phó Trưởng khoa Mắt trẻ em - Bệnh viện Mắt Trung ương.
- Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo thì hai ở trẻ em.
- Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác ngoài cơ năng ở trẻ em - Hội nghị Nhãn khoa thường niên năm 2017.
- Kết quả lâu dài của điều trị phẫu thuật lác trong bẩm sinh; Kết quả lâu dài của phẫu thuật lùi cơ có vòng quai trong điều trị lác - Hội nghị Nhãn khoa năm 2013.
Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc
- Điều trị chính tại khoa Mắt trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương
- Nhiều năm tu nghiệp chuyên ngành Nhãn khoa tại Pháp và Mỹ
- Có nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh về mắt cho trẻ em, được nhiều phụ huynh tin tưởng và thăm khám trong và ngoài giờ hành chính.
13 lưu ý khi khám tại khoa Mắt trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương
Khi đưa trẻ đi khám, phụ huynh cần lưu ý những điều sau để quá trình khám chữa bệnh được hiệu quả hơn.
Gửi xe
- Nếu đi ô tô, thì gửi ở phía bãi xe phía sau bệnh viện trên phố Bùi Thị Xuân, mặt sau Bệnh viện Mắt Trung ương.
- Đối với bệnh nhân đi xe máy, xe đạp thì gửi ở bãi xe ngay cổng chính Bệnh viện trên vỉa hè ở phố Bà Triệu, bãi xe trong bệnh viện thường hết chỗ sớm. Giá vé là 5.000 đồng.
- Trước đây, thường có nạn cò mồi quanh khu vực để xe, hiện nay tình trạng này đã giảm nhiều nhưng phụ huynh vẫn nên cẩn thận, tránh mất tiền vào những việc không cần thiết.
Khám bệnh
- Không phải trường hợp nào cũng cần mua sổ khám, nên phụ huynh không cần mua sổ khám ở bên ngoài. Mà đến khu đăng ký, hỏi nhân viên, nếu cần thì lúc đó có thể mua sau. Thông thường trẻ bị cận, viễn, loạn mới cần dùng đến sổ khám.
- Khoa Mắt trẻ em nằm ở tầng 1 nhà C, ngay cổng chính bệnh viện đi vào, rất dễ tìm.
- Hiện nay lượng bệnh nhân không quá đông, bố mẹ không cần phải đưa trẻ đến khám từ đầu giờ như các nơi khác.
- Có bàn hướng dẫn và nhân viên trực ngay lối vào, mọi thắc mắc phụ huynh có thể hỏi trực tiếp để rõ ràng hơn.
- Trẻ có thể khám trực tiếp tại Khoa. Khoa tổ chức phòng khám với các bác sĩ của khoa thường xuyên thăm khám. Do không phải khám tại khoa khám bệnh nên bệnh nhân không phải chịu cảnh đông đúc, xếp hàng dài chờ đợi.
- Với trẻ nhỏ, phụ huynh nên mặc áo ấm cho trẻ vì nhiệt độ phòng khám thường điều chỉnh dưới 25 độ.
- Nhiều trẻ thường sợ hãi khi gặp bác sĩ, do đó phụ huynh nên tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất khi bước vào thăm khám với bác sĩ để tránh kéo dài thời gian khám chữa bệnh.
- Để có được kết quả thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu chính xác nhất, cha mẹ lưu ý không cho trẻ ăn quá no hay vui đùa quá trớn trước khi vào khám.
- Nắm rõ thông tin bệnh trạng của con mình để trình bày rõ ràng, từ đó bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất với bệnh tình của trẻ.
- Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân của bệnh nhi và thẻ BHYT cùng giấy chuyển tuyến nếu có để được chế độ tốt nhất.
Phụ huynh cần nắm kĩ thông tin về khoa Mắt trẻ em trước khi đi khám để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con mình, giúp quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng hơn.