4 bệnh tuyến giáp phổ biến và dấu hiệu nhận biết sớm

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 03/09/2020 - Cập nhật lần cuối: 12/09/2023

Tuyến giáp thuộc hệ nội tiết và đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Tuyến giáp sản xuất ra hormone, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động một số cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa ...

Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trong trong cơ thể
Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trong trong cơ thể - Ảnh: Soha

Tuyến giáp được coi là tuyến lớn nhất của hệ nội tiết, nó tiết ra hormone - nội tiết tố thyroxin có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Tuyến giáp còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều... 

Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng... và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.

Theo thống kê, trong vòng 4 năm qua, số lượt người mắc bệnh lý tuyến giáp đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tăng gấp 3 lần. Và theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nước ta có khoảng trên 3,6 triệu người bị rối loạn chức năng tuyến giáp.

4 Bệnh tuyến giáp thường gặp 

Mệt mỏi, tăng cân, rụng tóc mát kiểm soát, rối loạn giấc ngủ, cổ sưng to, giảm ham muốn tình dục, đau ê ẩm mình mẩy… đều là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp. 

Khi nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp hoặc trong gia đình có người từng bị bệnh tuyến giáp, bạn nên đi khám chuyên khoa Nội tiết hoặc tư vấn từ xa qua Video để được bác sĩ hướng dẫn điều trị ban đầu. 

Cường tuyến giáp/ cường giáp

Cường giáp là tình trạng xảy ra do tăng tiết hormone tuyến giáp. Sự dư thừa nồng độ của hormone giáp làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương và những vấn đề gặp khi đang mang thai.

Bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Căng thẳng và kích thích
  • Đánh trống ngực và tim đập nhanh
  • Run
  • Sụt cân nhanh
  • Bệnh nhân tăng số lần đi cầu hoặc bị tiêu chảy
  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Kích ứng mắt kèm với tăng tiết nước mắt; nhìn đôi; lồi mắt...
Triêu chứng bệnh cường giáp
Triệu chứng thường gặp bệnh cường giáp 

Suy tuyến giáp/ suy giáp

Suy giáp là một bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, không thể tiết đủ hormone thyroxine.

Bệnh suy giáp có những dấu hiệu rất mơ hồ và giống với biểu hiện của một số bệnh khác như: buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, khàn tiếng, táo bón... Trong trường hợp bệnh phát triển ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể có các biểu hiện nghiêm trọng hơn:

  • Mệt mỏi
  • Giảm khả năng gắng sức
  • Tăng cân
  • Sợ lạnh
  • Da khô và thô
  • Tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách
  • Giả phì đại cơ
  • Dễ táo bón
  • Suy nghĩ và vận động chậm chạp
  • Trí nhớ giảm...

Để điều trị chứng suy giáp, bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc và làm theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ bình phục, song cũng có bệnh nhân sẽ phải điều trị kéo dài suốt đời.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng gì
Chế độ ăn cho bệnh nhân bị suy giáp - Ảnh: SKĐS

Bướu lành tuyến giáp

Bướu lành tuyến giáp là loại bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp. Bệnh phát triển âm thầm và không có những biểu hiện rõ ràng, không gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân nên rất khó phát hiện.

Người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu khi thấy vùng cổ phình lớn, nổi u cục, chèn ép các cơ quan xung quanh gây cảm giác khó nuốt, khó thở, ho nhiều... Có thể gặp các trường hợp bướu tuyến giáp như sau:

  • Tuyến giáp to đều, không đau; tuyến to nhiều mất thẩm mỹ hoặc chèn ép khiến bệnh nhân khó thở, ho. Cần phải uống thuốc để tuyến nhỏ lại. Nếu dùng thuốc không có kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ tuyến giáp.
  • Tuyến to kiểu lổn nhổn: thường không có triệu chứng, không cần điều trị.
  • Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường. Trường hợp này cần theo dõi và sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.

Ung thư tuyến giáp

Ngày nay tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở cả nam và nữ có xu hướng tăng nhanh hơn so với các loại ung thư khác. Mặc dù mắc ung thư là một điều gì đó hết sức khủng khiếp nhưng đối với riêng ung thư tuyến giáp mọi điều dường như tươi sáng hơn.

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư với một số biểu hiện như:

  • Tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn
  • Có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh
  • Ăn nhiều mà vẫn sút cân
  • Chịu nóng kém
  • Hay vã mồ hôi
  • Trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ
  • Tính khí thất thường
  • Tay chân run rẩy yếu đuối
  • Hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở...

Tùy theo loại ung thư mà có cách điều trị khác nhau: mổ cắt bỏ khối ung thư, xạ trị, chạy điện hoặc sử dụng thuốc chống ung thư.

Các bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, sức lao động.

Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh lý tuyến giáp là rất cần thiết, ngoài ra, khi có biểu hiện nghi ngờ cần tới cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết càng sớm càng tốt để được khám, tư vấn và điều trị thích hợp.

Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện khối u và một số bất thường ở tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện khối u và một số bất thường ở tuyến giáp - Ảnh: Báo Cần Thơ

Dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp

Các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, có tới 20 - 60% trong tổng số người mắc bệnh không được phát hiện sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh lý tuyến giáp.

Dấu hiệuSự thay đổi

Thay đổi cân nặng

  • Sự thay đổi cân nặng không kiểm soát là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tuyến giáp.
  • Tăng cân có thể báo hiệu nồng độ hormone tuyến giáp giảm thấp, thường gặp ở người bệnh suy giáp.
  • Ngược lại, ở người bệnh cường giáp hormone tuyến giáp được sản xuất hơn mức bình thường có thể gây ra tình trạng sụt cân.

Sưng cổ

  • Bướu cổ là tình trạng thường gặp ở những người bệnh suy giáp và cường giáp.
  • Đôi khi bướu cổ còn có thể là kết quả của ung thư tuyến giáp. 

Rụng tóc

  • Cả cường giáp và suy giáp đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc.
  • Hầu hết các trường hợp tóc sẽ mọc trở lại sau khi điều trị ổn định hormone tuyến giáp.

Mệt mỏi

  • Người bệnh cường giáp thường gặp tình trạng khó ngủ sâu do đó dẫn tới mệt mỏi.
  • Suy giáp sản xuất thiếu hormone tuyến giáp dẫn tới cơ thể không đáp ứng đủ năng lượng cho các hoạt động sống khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. 

Thay đổi thân nhiệt

  • Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới quá trình điều hòa nhiệt độ của cơ thể.
  • Người bệnh suy giáp thường cảm thấy lạnh hơn bình thường
  • Người bệnh cường giáp có xu hướng ngược lại, thường xuyên cảm thấy nóng và đổ nhiều mồ hôi.

Rối loạn kinh nguyệt

  • Đối với phụ nữ, tuyến giáp còn ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai.
  • Điều này đặc biệt đúng ở bệnh suy giáp vì giảm hormone tuyến giáp có thể khiến cơ thể khó có thể rụng trứng vào đúng chu kỳ từ đó ảnh hưởng tới khả năng mang thai của người phụ nữ.
  • Phụ nữ mang thai bị suy giáp cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật và sảy thai.
  • Còn những phụ nữ bị cường giáp có thể bị mất kinh và viêm tuyến giáp sau sinh.

Khi có các dấu hiệu kể trên hoặc gia đình có người có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ xa để được kiểm tra tuyến giáp.

Tư vấn tuyến giáp từ xa qua Video

Nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám, bạn đọc có thể tham khảo và đăng ký tư vấn trực tuyến qua Video để được bác sĩ hướng dẫn và chẩn đoán ban đầu. 

Khám chữa bệnh từ xa qua Video là hình thức tư vấn 1:1 với bác sĩ chuyên khoa (bệnh tuyến giáp sẽ tư vấn bác sĩ Nội tiết). Dựa trên triệu chứng bác sĩ có thể đưa ra những nhận định và hướng dẫn điều trị ban đầu. Hoặc tư vấn các xét nghiệm, chụp chiếu nếu triệu chứng chưa đủ để kết luận bệnh. 

Để đăng ký tư vấn tuyến giáp từ xa qua Video, bạn đọc cần làm theo các bước sau đây:

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/benh-thuong-gap-cua-tuyen-giap-va-ung-thu-tuyen-giap-n163740.html
2. https://vtv.vn/suc-khoe/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-ly-tuyen-giap-20200411172615437.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/