Cường giáp có nguy hiểm không? Nên và không nên ăn gì?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 09/08/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Cường giáp là một hội chứng, tập hợp các triệu chứng do nhiều bệnh gây nên. Triệu chứng gồm yếu cơ, khó ngủ, nhịp tim nhanh, không chịu được nóng, tiêu chảy, giảm cân... Nếu không điều trị sớm, tuyến giáp sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
So sánh tuyến giáp bình thường và tuyến giáp ở bệnh nhân cường giáp
So sánh tuyến giáp bình thường và tuyến giáp ở bệnh nhân cường giáp - Ảnh: Voh

Bệnh cường giáp nếu không được đẩy lùi và kiểm soát có thể gây ra biến chứng và xuất hiện các cơn bão giáp rất nguy hiểm. Khi bị cường giáp cần thăm khám kỹ, kiên trì tuân thủ chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa Nội tiết đưa ra..

Triệu chứng bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp (basedow) là do tuyến giáp trạng hoạt động mạnh, tiết ra nhiều hormon thyroxin. Lúc này tuyến giáp to lên nên cổ có bướu gọi là bướu cổ. Nhưng bướu cổ này khác bướu cổ đơn thuần do thiếu iod.

Cường giáp gây tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng biểu hiện rõ nhất qua 8 triệu chứng dưới đây:

  • Stress: Dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu, lo lắng, cáu kỉnh và kích động mà không rõ nguyên nhân
  • Nhịp tim nhanh: Thường hơn 100 nhịp một phút. Hoặc đánh trống ngực, khiến bạn luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí là khó thở
  • Thân nhiệt cao: Bệnh nhân cường giáp còn tăng nhạy cảm với nhiệt, thân nhiệt luôn ở mức cao hơn bình thường do chuyển hóa mạnh hơn
  • Giảm cân đột ngột: Dù ăn nhiều hơn (hoặc vẫn ăn như bình thường) người bệnh vẫn có triệu chứng giảm nhiều cân

  • Run: Có dấu hiệu run nhẹ ở bàn tay. Có thể kiểm tra bằng cách úp 2 bàn tay xuống và đặt một tờ giấy lên trên. Quan sát tờ giấy để thấy mình có bị run tay hy không. 
  • Vận động kém: cường giáp ảnh hưởng đến các vấn đề với cơ bắp, như mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động...

  • Cường giáp còn gây tăng nhu động ruột khiến người bệnh đi tiêu nhiều lần thậm chí có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.

  • Phì đại tuyến giáp: Cổ của người bệnh xuất hiện tình trạng sưng to, được gọi là bướu cổ...

Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi khám với bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Hoặc tư vấn từ xa qua Video để được hướng dẫn điều trị cho phù hợp. 

Triệu chứng thường gặp bệnh cường giáp
Triệu chứng thường gặp bệnh cường giáp - Ảnh: 

Cường giáp có nguy hiểm không?

Cường giáp nếu không điều trị sớm và thoe phác đồ phù hợp có thể dẫn đến một số biến chứng như: 

  • Biến chứng về tim như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây suy tim nếu không được điều trị
  • Giòn xương: Nếu không điều trị, cường giáp cũng có thể dẫn đến xương yếu, dễ gãy (loãng xương). Việc hormone tuyến giáp quá cao sẽ cản trở khả năng kết hợp canxi vào xương của cơ thể.
  • Vấn đề mắt: Người bệnh cường giáp thường có các vấn đề về mắt. Cụ thể, mắt sẽ phồng lên, mắt đỏ hoặc sưng, nhạy cảm với ánh sáng và mờ hoặc nhìn đôi.
  • Cơn cường giáp cấp: Khi hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.

Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng mà phổ biến và nguy hiểm nhất là các biến chứng về tim mạch.

Người bị bướu giáp mà lỡ có thai nếu biết điều trị tốt thì đa phần con sinh ra vẫn bình thường. Sau khi đẻ, bệnh cường giáp thường trở nặng, lúc đó điều trị cường giáp như với người không có thai (bằng thuốc kháng giáp thông thường).

Cường giáp có chữa khỏi được không?

Việc điều trị cường giáp không quá khó, chỉ cần người bệnh phát hiện sớm. Các phương pháp điều trị cường giáp bao gồm: điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng giáp, iodine phóng xạ và sau cùng là phẫu thuật.

Bao giờ cũng bắt đầu điều trị bằng phương pháp nội khoa, có nghĩa là sử dụng thuốc điều trị. Sau 1 - 2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40 - 70%.

Bệnh có nguy cơ tái phát về sau, nhưng cũng có những trường hợp khỏi hẳn. Kể cả đã phẫu thuật cắt tuyến giáp vẫn có thể tái phát do cắt không hết thì cần cắt lại...

Stress cũng là nguyên nhân tái phát bệnh, do vậy người bệnh cần yên tâm và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, không nên quá lo lắng.

Khi ngưng điều trị, bệnh nhân sẽ tiếp tục đến khám bác sĩ mỗi 3 tháng một lần trong năm đầu tiên vì bệnh có thể tái phát trong giai đoạn này. Nếu bệnh tái phát thì có thể tiếp tục dùng lại thuốc kháng giáp hay iodine phóng xạ, hoặc cũng có thể xem xét đến việc điều trị ngoại khoa. 

Hình ảnh hệ nội tiết
Mô tả hệ nội tiết - Ảnh: BV đại học Y

Bị cường giáp nên ăn gì?

Trong điều trị cường giáp, bên cạnh sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Kế hoạch ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn đối phó với các triệu chứng của cường giáp như: giảm cân, nhịp tim nhanh, run tay, đổ mồ hôi, căng thẳng, lo âu, rối loạn miễn dịch…

Bữa sáng

Bạn có thể ăn sáng bằng ngũ cốc kèm với sữa. Tình trạng thiếu hụt trầm trọng canxi trong máu phổ biến ở người mắc bệnh cường giáp, vì vậy, cơ thể lấy canxi trong xương để đáp ứng các yêu cầu. 

Giữa buổi sáng

Người bệnh có thể hoa quả. Sự rối loạn tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, bổ sung một chút hoa quả giữa buổi sáng sẽ bổ sung thêm các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Ăn trưa

Ăn những loại thực phẩm giàu protein như: cá, thịt nạc, đậu nành, đậu Hà Lan để duy trì sức lực và trọng lượng cơ thể. Các loại rau như húng quế, hương thảo và kinh giới… cũng có đặc tính kháng viêm, giúp cải thiện chức năng tuyến giáp.

Ăn nhẹ buổi chiều tối

Một tuyến giáp hoạt động quá mức làm cạn kiệt lượng kẽm trong cơ thể, do vậy, bạn nên ăn hạnh nhân và quả óc chó vào buổi chiều tối vì chúng là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Có thể thêm hạt lanh vào sữa chua hoặc sinh tố.

Ăn tối

Ăn tối bằng một bát súp, 2 miếng bánh chapati và một bát bắp cải hoặc bông cải xanh. Trong khi các loại rau họ cải có thể là sự lựa chọn tồi tệ ở người bị suy giáp, thì ngược lại, thực phẩm như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ lại hữu ích với những trường hợp bị cường giáp.

Cường giáp nên ăn gì
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh cường giáp - Ảnh: pexels

Bị cường giáp không nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm người mắc bệnh cường giáp nên tránh:

Caffeine

  • Caffeine kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, khiến cho bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng trở nên nóng nảy, khó chịu.
  • Thay thế đồ uống chứa caffeine bằng nước lọc hoặc nước ép trái cây.

Chất cồn

  • Uống rượu bia có thể phá vỡ mức năng lượng, làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến vấn đề cường giáp.
  • Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ loãng xương ở những người bị cường giáp.

Thực phẩm nhiều i-ốt

  • I-ốt làm tăng hoạt động của tuyến giáp vì thế người mắc bệnh cường giáp cần tránh các loại thực phẩm có chứa i-ốt.
  • Bạn nên tránh ăn rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản giàu i-ốt khác.

Sữa tươi nguyên kem

Uống nhiều sữa tươi nguyên kem không tốt cho tuyến giáp. Thay vào đó, bạn nên uống sữa tách kem, thường tốt cho sức khỏe và lại dễ tiêu hóa. 

Bột

Bột chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây là loại thực phẩm có đường huyết cao, có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormone trong máu.

Chế độ ăn uống tốt nhất cho người mắc bệnh cường giáp bao gồm gạo lứt, lúa mạch, bánh từ lúa mì...

Đường

Bạn cũng cần tránh đường mía, si rô bắp có đường fructose cao. Chúng thêm calo và đường vào thực phẩm và gây đột biến lượng đường trong máu.

Lượng đường trong máu cao có thể sẽ làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc bệnh cường giáp. Tránh thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, thạch mứt...

Nếu chưa biết cách ăn uống phù hợp khi bị cường giáp, bạn có thể đăng ký tư vấn từ xa với bác sĩ Nội tiết để được hướng dẫn ăn uống và chăm sóc tại nhà. 

Cường giáp không khó điều trị, nếu thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ rất cao. Một số phương pháp có thể áp dụng để chẩn đoán bệnh như xét nghiệm định lượng TSH, FT3, FT4. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám nội tiết. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ tư vấn, khám chữa từ xa về Cường giáp thông qua cuộc gọi Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/benh-cuong-giap-dung-thuoc-gi-n130120.html
2. http://suckhoedoisong.vn/thuc-don-mau-cho-nguoi-mac-benh-cuong-giap-n122959.html
3. https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/benh-cuong-giap-co-can-phau-thuat-2424028.html
4. https://suckhoedoisong.vn/11-trieu-chung-thuong-gap-nhat-o-benh-cuong-giap-n146091.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/