Ngày nay, rối loạn nhịp tim ngày càng xuất hiện phổ biến và có xu hướng trẻ hóa gây triệu chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cùng tìm hiểu các thông tin xoay quanh bệnh rối loạn nhịp tim cũng như cách điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh trong bài viết dưới đây của BookingCare.
Nhịp tim bình thường là nhịp tim đều dao động trong khoảng từ 60 đến 100 lần/phút. Những nhịp tim trên 100 lần/phút gọi là các rối loạn nhịp tim nhanh và dưới 60 lần/ph gọi là các rối loạn nhịp tim chậm.
Loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện trong tim, dẫn truyền tạo nhịp tim không hoạt động đúng, làm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đột ngột, gây các triệu chứng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của rối loạn nhịp tim đó và các yếu tố liên quan trong đó mức độ nặng nhất là nguy hiểm tới tính mạng.
Loạn nhịp tim có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở một số người bệnh triệu chứng mắc rối loạn nhịp tim có thể biểu hiện như sau:
Trường hợp nhịp tim quá chậm
Người bệnh có thể biểu hiện mệt, chóng mặt, xỉu nặng hơn là ngất
Trường hợp nhịp tim quá nhanh
Đây là biểu hiện thường gặp của nhiều loại loạn nhịp tim, tuy nhiên nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau.
Rối loạn nhịp tim có thể là những bất thường từ bệnh lý tim mạch gây ra. Các bệnh lý tim mạch bao gồm: bệnh cơ tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành,… gây tổn thương thực thể tại tim.
Những nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến nhịp tim như:
Chẩn đoán rối loạn nhịp tim dựa vào khám lâm sàng và cận lâm sàng. Thông thường, qua khám lâm sàng bác sĩ có thể nhận ra loại rối loạn nhịp tim là nhịp nhanh, chậm hay không đều. Nhưng để chẩn đoán được cụ thể thì cần đến các xét nghiệm cận lâm sàng.
Các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số cận lâm sàng khác như: xét nghiệm máu, nghiệm pháp đo gắng sức tim mạch hô hấp (CPET), thăm dò điện sinh lý tim (EPS), nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt-table test), siêu âm tim, chụp CT, MRI…
Nếu rối loạn nhịp tim không đáng kể về mặt lâm sàng, tức là không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim, không gây triệu chứng, không có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn và gây biến chứng về sau thì người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống và theo dõi định kỳ.
Còn nếu phát hiện rối loạn nhịp tim bất thường, bệnh gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh và diễn biến của bệnh trở nên trầm trọng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân các phương pháp điều trị y tế.
Nếu người bệnh rối loạn nhịp chậm (nhịp tim chậm) được xác định là bệnh lý từ hệ thống dẫn truyền của tim gây triệu chứng bác sĩ thường chỉ định cấy máy tạo nhịp tim để điều trị. Nếu nhịp tim quá chậm hoặc nếu nhịp tim ngừng lại, máy tạo nhịp tim sẽ gửi xung điện kích thích tim đập ở mức ổn định hợp lý theo lập trình của máy tạo nhịp.
Các thiết bị cấy ghép
Ngoài máy tạo nhịp tim, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng máy khử rung tim được cấy dưới da (ICD) để liên tục theo dõi nhịp tim.
Nếu phát hiện ra nhịp quá chậm, nó sẽ tác động vào tim như là một máy tạo nhịp tim. Nếu phát hiện cơn VT (cơn nhịp nhanh thất) hoặc VF (rung thất), nó sẽ sốc năng lượng để thiết lập lại nhịp tim. ICD có thể làm giảm nguy cơ chứng loạn nhịp tim gây tử vong so với việc sử dụng thuốc.
Điều trị phẫu thuật
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là điều trị khuyến cáo cho các rối loạn nhịp tim:
Hy vọng bài viết trên đây của BookingCare đã giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh rối loạn nhịp tim. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường ở nhịp tim, bạn nên chủ động thăm khám với bác sĩ để được chữa trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng về sau.