Đái tháo đường type 1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đái tháo đường type 1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đái tháo đường type 1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đái tháo đường type 1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Đái tháo đường type 1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 31/07/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Tổng hợp những thông tin quan trọng về bệnh đái tháo đường type 1 bao gồm: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán, cách điều trị và chăm sóc bệnh tại nhà sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của BookingCare.

Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, thần kinh, suy thận và dễ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý và chăm sóc sức khỏe, người bệnh mắc đái tháo đường hoàn toàn có thể duy trì một cuộc sống bình thường. 

Bệnh đái tháo đường type 1 là gì?

Insulin là hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra, có vai trò điều chỉnh mức đường trong máu và cho phép cơ thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng. Bệnh đái tháo đường type 1 là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, trong đó cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sản xuất được insulin. 

Triệu chứng bệnh đái tháo đường type 1

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 1 có thể bao gồm:

  • Ăn nhiều: Bệnh nhân luôn cảm thấy đói dù là vừa ăn xong. 
  • Uống nhiều: Bệnh nhân luôn trong tình trạng khát nước, uống nhiều nước nhưng không hết khát. 
  • Tiểu nhiều: Vì uống nhiều nước nên bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu tăng.
  • Gầy nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn gầy sút cân không rõ nguyên nhân. 
  • Ngoài ra có các triệu chứng khác như: mệt mỏi, da khô dễ viêm da, mắt nhìn mờ giảm thị lực, khó thở đi kèm đau tức ngực, đau bụng buồn nôn,...
Cảm giác khát nước liên tục và thèm uống nước nhiều hơn bình thường là triệu chứng của đái tháo đường type 1
Cảm giác khát nước liên tục và thèm uống nước nhiều hơn bình thường là triệu chứng của đái tháo đường type 1 - Ảnh: family.abbott

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1

Với mỗi thể của bệnh đái tháo đường: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguyên nhân cụ thể khác nhau. 

Nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường type 1 là sự tấn công tự miễn của hệ miễn dịch đối với tế bào beta trong tụy. Tế bào beta là những tế bào trong tụy có chức năng sản xuất insulin, hormone quan trọng để điều chỉnh mức đường trong máu.

Trong bệnh đái tháo đường type 1, hệ miễn dịch bất ngờ tấn công và phá hủy tế bào beta, làm giảm hoặc ngừng sản xuất insulin. Cụ thể, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể gọi là kháng thể chống insulin hoặc kháng thể chống tế bào beta, tấn công và phá hủy tế bào beta. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt insulin trong cơ thể, khiến cho mức đường trong máu tăng cao.

Nguyên nhân chính gây ra sự tấn công tự miễn của hệ miễn dịch chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 bao gồm:

  • Di truyền: Có yếu tố di truyền trong bệnh đái tháo đường type 1, với nguy cơ cao hơn nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh.
  • Môi trường: Một số yếu tố môi trường như nhiễm trùng virus (như virus rubella, virus viêm gan C) hay tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây kích thích hệ miễn dịch và góp phần vào sự phá hủy tế bào beta.
  • Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác như tuổi trẻ (bệnh thường phát hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi), chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh đái tháo đường type 1 cần được chẩn đoán và điều trị sớm để kiểm soát mức đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng điển hình của bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1

Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm và đánh giá các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của người bệnh. Các bước chẩn đoán thông thường bao gồm:

  • Đường huyết bất kỳ >11,1 mmol/l, đi kèm các triệu chứng của bệnh. 
  • Đường huyết lúc đói (nhịn ăn >8-14h) >7 mmol trong 2 buổi sáng khác nhau.
  • Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11,1 mmol/l (nghiệm pháp tăng đường huyết).
  • Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm HbA1c đo lượng đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng trước đó. . Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c của bạn cao hơn 6.5%, đó là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 1.
  • Xét nghiệm kháng thể: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm kháng thể chống insulin (ICA), kháng thể chống tiểu cầu (GAD) hoặc kháng thể chống xúc tác (IA-2) để xác định xem có sự tấn công tự miễn đối với tế bào beta trong tụy không.
  • Xét nghiệm chức năng tụy: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm chức năng tụy như xét nghiệm C-peptide để đo lượng insulin tự nội tiết tụy sản xuất.
  • Đánh giá triệu chứng và yếu tố nguy cơ: Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bạn, bao gồm tiểu nhiều, thèm uống nước nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, và có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 1.

Dựa trên kết quả của các xét nghiệm và đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng về bệnh đái tháo đường type 1 và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường type 1

Điều trị bệnh đái tháo đường type 1 cần kết hợp cả điều trị thuốc và kiểm soát chế độ dinh dưỡng, lối sống. 

Tiêm insulin

Vì bệnh đái tháo đường type 1 là do thiếu insulin, việc tiêm insulin hàng ngày là cần thiết. Bác sĩ sẽ được hướng dẫn người bệnh cách tiêm insulin theo liều lượng và lịch trình được chỉ định. Có nhiều loại insulin khác nhau có thể sử dụng, bao gồm insulin nhanh, insulin chậm và insulin kết hợp.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc bổ sung cũng có thể được kê toa cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, như: 

  • Thuốc điều trị huyết áp cao: Dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường có huyết áp trên 140/90 mm thủy ngân (mm Hg).
  • Aspirin và thuốc hạ cholesterol: Phòng ngừa phát triển các bệnh về tim mạch
  • Các loại thuốc như chất ức chế alpha-glucosidase: Làm chậm quá trình tiêu hóa đường trong ruột non, giảm hấp thụ đường.

Chăm sóc hiệu quả bệnh đái tháo đường type 1 tại nhà

  • Người bệnh nên trang bị cho mình thiết bị đo đường huyết hằng ngày và thường xuyên kiểm tra mức đường trong máu để đảm bảo nó ở mức an toàn và ổn định.
  • Thường xuyên kiểm tra chức năng tụy và theo dõi sức khỏe tổng thể.
  • Theo dõi và ghi lại mức độ đường trong máu thay đổi như thế nào khi sử dụng thực phẩm,, bệnh tật, thuốc men, căng thẳng thần kinh, thay đổi nội tiết tố và các chất kích thích như rượu.
  • Kiểm tra mắt, chân tay thường xuyên để ngăn chặn, lường trước các biến chứng ngay từ giai đoạn sớm bằng việc định kỳ thực hiện các sàng lọc và kiểm soát biến chứng của tiểu đường.
  • Khi xuất hiện cảm giác ớn lạnh, có biểu hiện thở nhanh, hơi thở có mùi hoa quả chín,... người bệnh tiểu đường type 1 cần phải đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị
Người bệnh đái tháo đường type 1 nên thường xuyên kiểm tra mức đường trong máu
Người bệnh đái tháo đường type 1 nên thường xuyên kiểm tra mức đường trong máu - Ảnh: suckhoedoisong.vn

Sống chung với bệnh đái tháo đường type 1

Dù các biến chứng của tiểu đường type 1 nguy hiểm, nhưng người bệnh có thể chung sống với bệnh bình thường nếu tuân theo một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh:

  • Cải thiện chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, ít tinh bột, thức ăn nhanh, giảm đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định huyết áp, tránh tăng mỡ máu xấu. 
  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cữ trong ngày, không ăn quá no.
  • Luôn uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông, đánh tennis…
  • Ngủ đủ giấc, phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để tinh thần căng thẳng, stress.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định, nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cần giảm về số cân phù hợp.

Để việc kiểm soát đường huyết luôn ổn định và ngăn ngừa các biến chứng do đái tháo đường type 1, điều quan trọng là người bệnh phải hiểu đúng về bệnh và biết cách điều trị, chăm sóc sức khỏe tại nhà. Vì vậy, nếu thấy có biểu hiện nghi ngờ, bạn đọc cần đến cơ sở y tế khám tiểu đường uy tín để được các bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare