Tiểu đường tuýp 2 là gì? Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách chăm sóc người bệnh tiểu bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách chăm sóc người bệnh tiểu bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh: Canva

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Tác giả: - Xuất bản: 01/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Giải đáp về bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì sẽ giúp người bệnh, người nhà hiểu rõ hơn về bệnh này cũng như biết cách chăm sóc để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Bệnh tiểu đường gồm 2 thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Theo đó, trong thống kê, đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc đái tháo đường tuýp 2, chiếm tỷ lệ đến 95%. 

Vậy tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của đái tháo đường tuýp 2? Cách chăm sóc cho người bệnh ra sao? Dưới đây là một số chia sẻ của BookingCare với người bệnh đang phải đối mặt với căn bệnh này. 

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mà có sự đề kháng insulin, hay dễ hiểu hơn cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trưởng thành, phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi (trên 40 tuổi trở lên).

Giải thích rõ hơn, hormone insulin giúp di chuyển glucose từ máu (đường máu) đến các tế bào trong cơ thể, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Nhưng với người bệnh tiểu đường loại 2, các tế bào của cơ thể không thể phản ứng với insulin tốt như bình thường. Trong các giai đoạn sau của bệnh, cơ thể cũng có thể không sản xuất đủ insulin. 

Nếu cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu.

Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến không sản xuất được  insulin, lượng đường trong máu cao. Người bệnh do vậy phải điều trị bằng insulin suốt đời.

Tiểu đường tuýp 1 vs tiểu đường tuýp 2
Lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 - Ảnh: everydayhealth.com

Triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 2 

Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát từ từ. Giai đoạn đầu bệnh của khó phát hiện, ít triệu chứng điển hình, dễ khiến người bệnh bỏ qua, không phát hiện bệnh sớm. 

Khi sang giai đoạn đường máu tăng cao, có thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm:

  • Thường xuyên khát nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Tăng cơn đói, ăn nhiều
  • Sút cân
  • Thị lực kém, mắt mờ
  • Mệt mỏi
  • Đau, ngứa ran hoặc tê ở bàn chân, bàn tay
  • Các triệu chứng khác: nhiễm trùng thường xuyên, vết thương lành rất chậm và xuất hiện các viền da màu tối,...

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Như BookingCare chia sẻ ở trên, cơ thể sử dụng insulin rất kém (kháng insulin), dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân của tình trạng kháng insulin có thể kể đến:

  • Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: chế độ ăn uống tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng, ít vận động thể chất
  • Tuổi tác cao trên 40 tuổi
  • Huyết áp cao
  • Stress, căng thẳng
  • Người bị chứng béo phì, thừa cân, lối sống thiếu hoạt động có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2
  • Người từng bị đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ cao
  • Người có rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, hay tăng acid uric, đái tháo đường đều có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm HbA1C. Xét nghiệm máu này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Nếu kết quả

  • Dưới 5,7% là bình thường.
  • 5,7% đến 6,4% được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
  • 6,5% hoặc cao hơn trong hai xét nghiệm riêng biệt cho thấy bệnh tiểu đường.

Nếu không có hoặc không thể thực hiện xét nghiệm HbA1C, bạn đọc có thể thực hiện các xét nghiệm thay thế sau:

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm này ít được sử dụng và thường chỉ dùng cho phụ nữ mang thai.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn, luyện tập, sử dụng thuốc tùy vào tình trạng bệnh.

Người bệnh nếu mới được chẩn đoán mắc bệnh, mức đường huyết chưa quá cao, chưa có biến chứng có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập luyện. 

Tiếp nữa, cũng tùy mức đường huyết và bệnh lý đi kèm, bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường có thể kê sử dụng thuốc hay không, sử dụng lại thuốc nào,... Một số nhóm thuốc phổ biến trong điều trị tiểu đường tuýp 2 là:

  • Nhóm Sulfonylurea
  • Nhóm Biguanid
  • Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
  • Nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone)
  • Meglitinides
  • Nhóm thuốc ức chế DPP4 (ức chế men DiPeptidyl Peptidase 4)
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
  • Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường nói chung, việc tiếp nhận, sống chung với bệnh khá khó khăn với nhiều người. Nhiều người bệnh không tránh khỏi sa sút tinh thần, lo nghĩ nhiều khi tiểu đường là bệnh mạn tính, có nhiều biến chứng đi kèm,...

Tuy nhiên, về cơ bản, phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường không phức tạp, nhưng người bệnh phải kiểm soát bệnh mỗi ngày: chế độ ăn uống, cân nặng, vận động, chỉ số đường huyết,...

Thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn uống

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến việc ổn định các chỉ số đường huyết. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn, thực phẩm nên dùng, không nên cho người bệnh tiểu đường. 

Nhìn chung, có thể lưu ý:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ và carbohydrate lành mạnh - ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giữ mức đường huyết ổn định
  • Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm, hải sản thay vì thịt chế biến sẵn, thịt đỏ
  • Sử dụng các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt dẻ cười, hạt mắc ca,... chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ, giúp cải thiện tình trạng đường huyết.
  • ...

Chế độ tập luyện, vận động

  • Tập thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút/ngày, 3 ngày/tuần để đạt được hiệu quả. Tập tăng dần, phối hợp nhiều bài tập, hình thức khác nhau.
  • Có thể lựa chọn các hình thức vận động, tiêu hao năng lượng như: đi bộ, đạp xe, bơi,…

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Người bệnh đái đường tuýp 2 cần phải kiểm tra đường máu thường xuyên (thông thường 4 lần một ngày). Nếu đang điều trị đái tháo đường tuýp 2 bằng insulin, người bệnh cần kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày để theo dõi đáp ứng điều trị và hiệu chỉnh liều thuốc.

Ngoài ra, bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có triệu chứng bất thường cũng cần đo đường huyết ngay lập tức.

Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên
Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để kiểm soát đường huyết tại nhà - Ảnh: Accu-chek Guide

Việc đo, biết các chỉ số hàng ngày giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sử dụng thuốc, giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường

Để hỗ trợ việc theo dõi đường huyết tại nhà chính xác nhất, người bệnh nên chọn mua máy đo đường huyết có độ chính xác cao, của các thương hiệu uy tín. 

Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo máy đo đường huyết Accu-chek của hãng Roche (Đức) - tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới. Độ chính xác của các dòng máy đo của hãng như Accu-chek Guide, Accu-chek Instant lên đến 99%. Máy đo của hãng độ sai số thấp nhất trong các dòng máy đo đường huyết được bán trên thị trường hiện nay.

Người bệnh do vậy có thể yên tâm theo dõi các chỉ số, hạn chế chênh lệch kết quả đo khi đo tại nhà và đo tại bệnh viện, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân tiểu đường

Máy đo đường huyết Accu-chek hiện đang được BookingCare phân phối chính hãng với giá tốt nhất. Người bệnh liên hệ Hotline 0914.898.922 để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt máy đo đường huyết tại đây

BookingCare đang có sẵn hai dòng máy đo đường huyết Accu-chek được sử dụng phổ biến là Accu-chek Guide và Accu-chek Instant

Khi đặt mua máy đo đường huyết Accu-chek trên BookingCare ngoài chương trình ưu đãi, giá tốt nhất, chính sách bảo hành trọn đời, người bệnh tiểu đường còn được hỗ trợ trong quá trình sử dụng, theo dõi, điều trị bệnh tiểu đường: 

  • Miễn phí hỏi đáp với bác sĩ chuyên khoa về bất kì vấn đề sức khỏe tại trang Cộng đồng trên ứng dụng của BookingCare
  • Kết nối khám từ xa (online) với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được tư vấn chi tiết về vấn đề sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt phù hợp theo từng giai đoạn của bệnh tiểu đường,...
  • Kết nối khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám chữa Tiểu đường uy tín ở Hà Nội và TPHCM.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát khi người bệnh có thay đổi nhất định trong lối sống hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng với những thông tin BookingCare chia sẻ sẽ hữu ích cho người bệnh, người nhà khi điều trị bệnh này. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết