Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Nga Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung ở đa dạng các lĩnh vực Tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Xuất bản: 26/04/2022, Cập nhật lần cuối: 26/09/2022
Người kiểm duyệt: Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Cố vấn y khoa: Pgs.Ts. Nguyễn Mai Hồng,
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về Chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị

Người nhà, người bệnh có thể tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường và hướng điều trị trong bài viết dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh: Canva
Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tiểu đường - Ảnh: Canva

Theo Bộ Y tế ghi nhận, ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi vào năm 2045. Tiểu đường có thể nói là bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này.

Nếu ban đang tìm hiểu thông tin hay có người thân được chẩn đoán bệnh này có thể tham khảo chia sẻ về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị trong bài viết dưới đây. 

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.

Nguyên nhân có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy tiết ra. 

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Trong trường hợp thiếu hụt insulin, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

Nhìn chung, với bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin cũng đều dẫn đến lượng đường trong máu cao. 

Với mỗi thể của bệnh đái tháo đường: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguyên nhân cụ thể khác nhau. Bạn có thể phân biệt trong nội dung dưới. 

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất ít hoặc không có insulin. Khi đó, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh đái tháo đường. 

Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ, bao gồm cả trẻ em và người dưới 30 tuổi. 

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Khác với nguyên nhân tiểu đường tuýp 1, người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể sử dụng insulin rất kém. Khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả, glucose cũng sẽ tích tụ trong máu. 

Đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người cao tuổi. Đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc tiểu đường tuýp 2, con số khoảng 95%. 

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Nguyên nhân lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 - Ảnh: everydayhealth.com

Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Với các mẹ bầu, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên.

Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều chị em sau khi sinh xong đường huyết trở lại bình thường nhưng cũng có người trở thành đái tháo đường thực sự.

Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Thông thường ở giai đoạn đầu, người bệnh đái tháo đường, kể cả đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Người bệnh dễ bỏ qua, để bệnh diễn biến âm thầm. Đến khi có các dấu hiệu ra ngoài thường đã nghiêm trọng.

Người bệnh có thể để ý cơ thể và quan sát các dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường như sau:

  • Ăn nhiều
  • Hay khát, uống nước nhiều
  • Đi tiểu nhiều
  • Sụt cân
  • Đau và tê ở bàn chân
  • Mắt nhìn mờ

Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, có một số dấu hiệu đặc trưng ở các tuýp bệnh tiểu đường như:

Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Khát nướcNhanh đói, ăn nhiềuKhát nước quá mức, đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều về đêmVết thương lâu lànhDễ nhiễm trùng âm đạo, vùng kín ngứa ngáy, khó chịu
Giảm cân không rõ nguyên nhân Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da,...Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
 Thị lực giảm, nhìn mờ 

Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, đặc biệt nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường thai kỳ,...) nên thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên sâu về Nội tiết - Tiểu đường

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, vận động, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên và điều trị bằng thuốc,... rất quan trọng với người bệnh.

Điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Điều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng như hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Bản chất bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, các đồ uống có cồn.

Tăng cường vận động

Người bệnh tiểu đường nên vận động, tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Có thể chọn hình thức vận động như: đi bộ, bơi, tập yoga, cầu lông,... Lưu ý cân nhắc hình thức tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe, các biến chứng bệnh tiểu đường hay bệnh lý nền của bản thân. 

Điều thị bằng thuốc

Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, qua thăm khám, bác sĩ có phác đồ phù hợp.  

  • Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải dùng insulin do cơ thể không tự sản xuất insulin.
  • Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục. Người bệnh cũng có thể cần dùng  insulin hoặc metformin (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) để kiểm soát lượng đường trong máu. 
Tiêm Insulin cho người bệnh tiểu đường
Tiêm insulin một trong các cách điều trị đái tháo đường giúp giảm đường máu hiệu quả - Ảnh: Freepik

Kiểm soát đường huyết tại nhà thường xuyên

Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Do vậy, đo và theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thường xuyên là cách tốt nhất để hỗ trợ kiểm soát bệnh. 

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại máy đo đường huyết có độ chính xác cao, để kiểm soát tốt nhất các chỉ số. Biết được các chỉ số thường xuyên giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc,... để có thể ổn định chỉ số đường huyết. 

Giải pháp toàn diện cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh có thể đặt mua máy đường huyết Accu-chek chính hãng trên BookingCare. Ngoài chương trình ưu đãi, bảo hành trọn đời, người bệnh tiểu đường còn được hỗ trợ trong quá trình sử dụng, theo dõi, điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường. 

Hiểu được những khó khăn của người bệnh tiểu đường khi đối mặt với loại bệnh mạn tính, phải đo đường huyết thường xuyên, kiểm soát bệnh mỗi ngày: ăn uống như thế nào, dùng thuốc ra sao, chỉ số như nào là ổn định,... BookingCare cung cấp giải pháp toàn diện cho người bệnh.

  • Máy đo đường huyết Accu-chek - tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất các sản phẩm y tế. Accu-chek cũng là thương hiệu máy đo đường huyết top 1 thế giới, đảm bảo độ chính xác đến 99%. Bạn có thể tham khảo 2 dòng máy được ưu chuộng hiện nay là Accu-chek GuideAccu-chek Instant
  • Người bệnh tiểu đường có thể đặt câu hỏi và nhận giải đáp hoàn toàn miễn phí từ bác sĩ trong Cộng đồng Hỏi đáp trên app BookingCare. 
  • Kết nối khám từ xa (online) với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được tư vấn chi tiết sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt phù hợp theo từng giai đoạn bệnh,...
  • Kết nối khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám Tiểu đường uy tín ở Hà Nội và TPHCM: ưu tiên khám nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu. 

Đây cũng là những quyền lợi duy nhất chỉ có tại BookingCare dành cho người bệnh khi mua máy đo đường huyết Accu-chek. 

Trên đây, BookingCare chia sẻ một số thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu,... tới người bệnh, người nhà. Hy vọng sẽ hữu ích khi tìm hiểu, để biết cơ bản các kiến thức, chăm sóc người bệnh tiểu đường. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/hon-35-trieu-nguoi-viet-mac-dai-thao-duong-va-se-tang-len-63-trieu-vao-nam-2045-169188130.htm
2. https://www.healthline.com/health/what-does-high-blood-sugar-feel-like
3. https://www.vietnamplus.vn/ty-le-nguoi-viet-mac-benh-dai-thao-duong-dang-gia-tang-nhanh-chong/701954.vnp
4. https://bachmai.edu.vn/detail/5512/vai-tro-cua-insulin-trong-dieu-tri-benh-nhan-dai-thao-duong.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2023 BookingCare.
Facebook/Youtube/