Triệu chứng rối loạn nhịp tim - Khi nào cần thăm khám với bác sĩ?
Triệu chứng rối loạn nhịp tim - Khi nào cần thăm khám với bác sĩ?
Các triệu chứng rối loạn nhịp tim
Nhận diện các triệu chứng rối loạn nhịp tim - Ảnh: BookingCare

Triệu chứng rối loạn nhịp tim - Khi nào cần thăm khám với bác sĩ?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 01/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 01/11/2023
Có những dấu hiệu và triệu chứng nào của rối loạn nhịp tim? Người bệnh có thể cảm thấy đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, đau ngực, hụt hơi,...

Đối với người trưởng thành, nhịp tim khi nghỉ ngơi thông thường là 60 đến 100 nhịp/phút. Các vấn đề về rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện điều phối nhịp tim không hoạt động bình thường. Tín hiệu bị lỗi khiến tim đập quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm) hoặc không đều.

Vậy cụ thể hơn có những triệu chứng nào của rối loạn nhịp tim? Khi nào người bệnh nên thăm khám với bác sĩ? 

Nhận diện các triệu chứng rối loạn nhịp tim

Chứng rối loạn nhịp tim có thể khiến người bệnh cảm thấy tim đập mạnh hoặc đập nhanh. Một số chứng rối loạn nhịp tim có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, đôi khi thậm chí đe dọa tính mạng.

Ngược lại, cũng có trường hợp người bệnh rối loạn nhịp tim không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Bác sĩ có thể nhận thấy nhịp tim không đều khi bạn thăm khám bệnh lý khác hoặc kiểm tra sức khỏe. 

Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhịp tim có thể bao gồm:

  • Đánh trống ngực: cảm giác tim đập mạnh, hẫng một nhịp, tim ngưng vài giây hoặc đập lúc nhanh lúc chậm. Đây là biểu hiện phổ biến và được coi là triệu chứng đáng báo động. Đánh trống ngực có thể xảy ra khi không có bệnh tim mạch hoặc có thể do các bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Yếu tố then chốt trong chẩn đoán và điều trị là "bắt" được các rối loạn nhịp trên điện tâm đồ và theo dõi sát khi xảy ra triệu chứng đánh trống ngực.
  • Nhịp tim nhanh
  • Nhịp tim chậm
  • Đau ngực
  • Hụt hơi

Khi rối loạn nhịp tim (bao gồm rung nhĩ) kéo dài đủ lâu để ảnh hưởng đến hoạt động của tim, có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Mệt mỏi, yếu sức
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh hoặc đập mạnh ở ngực
  • Khó thở
  • Cảm giác hồi hộp, lo lắng
  • Đau tức ngực
  • Nhịp tim nhanh và chậm xen kẽ
  • Đổ mồ hôi
  • Trong trường hợp nguy hiểm có thể khiến tim ngừng đập đột ngột

Rối loạn nhịp tim có thể vô hại, nhưng cũng có thể là các rối loạn nguy hiểm gây đe dọa tính mạng. Việc thăm khám sớm khi thấy các dấu hiệu bất thường là cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. 

Khi nào cần thăm khám với bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy tim đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc lỡ nhịp, hãy thăm khám với bác sĩ. Rối loạn nhịp có thể vô hại, nhưng cũng có thể là các rối loạn nguy hiểm gây đe dọa tính mạng.

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn bị khó thở, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu, đau ngực hoặc khó chịu.

Một số loại rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung tâm thất dẫn đến vấn đề bơm máu suy giảm, có thể gây tụt huyết áp tụt đột ngột và nhiều cơ quan không được cấp đủ máu. Suy tim có thể xảy ra ngay trong vòng vài giây và ngay sau đó dẫn đến ngưng tim và ngừng thở.

Tổng quan chung, tất cả các vấn đề về rối loạn nhịp tim đều có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim nặng, tim ngừng đập sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy người bệnh khi thấy các dấu hiệu bất thường, mặc dù chưa ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nên thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm do rối loạn nhịp tim gây ra. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare