5 bước khám bệnh Tim mạch và 5 lưu ý khi đi khám

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 25/09/2016, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Khám tim mạch cần khám những gì? Các bước ra sao? Cần chuẩn bị và lưu ý điều gì? BookingCare sẽ chia sẻ với bạn đọc qua nội dung trong bài viết dựa trên chia sẻ của bác sĩ uy tín và kinh nghiệm đi khám của người bệnh.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Cần nắm được quy trình khám Tim mạch để buổi khám hiệu quả cao
Bác sĩ khám tim mạch - Ảnh: Pixabay

Khi đi khám bệnh tim mạch, người bệnh đôi khi không hiểu quy trình các bước 1, 2, 3 cụ thể ra sao, bác sĩ định hướng bệnh và chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu, thăm dò như thế nào. Vì thế, quá trình đi khám có thể mất nhiều thời gian và kém hiểu quả.

Bên cạnh việc thăm khám với các bác sĩ Tim mạch giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, việc nắm rõ quy trình khám chữa bệnh sẽ giúp buổi khám của bạn có hiệu quả tốt hơn. 

5 bước khám bệnh Tim mạch cần ghi nhớ

Để người bệnh có cái nhìn tổng quan khi đi khám bệnh tim mạch, BookingCare đã ghi chép lại qui trình dưới đây để người bệnh tham khảo dựa trên những tư vấn chuyên môn của Bác sĩ cao cấp Trịnh Xuân Hội, nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Tim mạch, Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. 

Bước 1: Bác sĩ khám lâm sàng

Thông thường, sau khi làm thủ tục đăng kí khám với nhân viên lễ tân, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến phòng khám và gặp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch khám ban đầu.

Quá trình này sẽ bao gồm:

  • Lý do đến khám: Người bệnh kể về tình trạng của mình, theo thứ tự về thời gian:
    • Bắt đầu từ khi nào?
    • Các triệu chứng ra sao?
    • Chẩn đoán của bác sĩ trong lần khám trước đó
    • Cách điều trị từ trước đến giờ, cách nào cho hiệu quả và cách nào không
  • Định hướng bệnh: Bác sĩ chuyên khoa  sẽ đưa ra những định hướng ban đầu dựa trên tiền sửa bệnh và khám lâm sàng.
  • Chẩn đoán sơ bộ: Bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu về mức độ bệnh tật, từ đó sẽ có hướng tiếp theo cho người bệnh là làm thêm chụp chiếu, xét nghiệm hay chỉ cần lấy thuốc điều trị nội khoa.
bác sĩ thăm khám lâm sàng trong quy trình khám tim
Bác sĩ thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên trong khám tim mạch - Ảnh: PK Thanh Chân

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi khám lâm sàng, người bệnh sẽ thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, các xét nghiệm, chụp chiếu trong tim mạch sẽ bao gồm (người bệnh chỉ thực hiện một số chỉ định):

  • Chụp X-Quang tim phổi
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, đông máu…)

Trên đây là các xét nghiệm cơ bản, đối với từng người bệnh có thể có xét nghiệm hoặc chụp chiếu khác theo tình trạng thực tế. Người bệnh nên đến các địa chỉ khám Tim mạch uy tín để được xét nghiệm, chụp chiếu chính xác và đảm bảo.

Thông thường, người bệnh sẽ thực hiện tuần tự 2 bước trên, nhưng đối với một số bác sĩ - cơ sở y tế, đông bệnh nhân chờ khám - người bệnh sẽ thực hiện bộ 3 xét nghiệm, thăm dò chức năng trước khi khám với bác sĩ ở bước 1 (xét nghiệm máu, siêu âm tim, điện tâm đồ) để giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

bác sĩ đang siêu âm tim
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến trong thăm khám Tim mạch - Ảnh: ShutterStock

Bước 3: Kiểm tra kết quả xét nghiệm, chụp chiếu của bệnh nhân

Sau khi thực hiện các chụp chiếu xét nghiệm, người bệnh chờ có đủ các kết quả và mang đến phòng khám ban đầu. Thời gian chờ tùy thuộc vào loại xét nghiệm, chụp chiếu, khoảng 1 - 2 tiếng. 

Hiện tại có một số phòng khám, bệnh viện ứng dụng công nghệ vào quá trình khám hoặc những nơi dịch vụ tốt, người bệnh sẽ không cần đi tập hợp mà kết quả sẽ được gửi qua hệ thống về phòng khám ban đầu hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ việc này.

Người bệnh sau khi làm chụp chiếu, xét nghiệm xong sẽ về thẳng phòng khám và chờ bác sĩ chuyên khoa Tim mạch đọc kết quả. 

Bước 4: Chẩn đoán bệnh 

Dựa theo khám lâm sàng và kết quả chụp chiếu, xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán bệnh:

  • Nếu cần thiết bác sĩ Tim mạch sẽ chỉ định thêm các chụp chiếu, xét nghiệm chuyên sâu để hỗ trợ việc chẩn đoán điều trị chính xác hơn.
  • Có thể chỉ định Chụp cắt lớp vi tính CT-Scan đa dãy đầu dò để phát hiện bệnh mạch vành. Thông thường trên thiết bị CT-Scan 64 dãy trở lên.
  • Nếu mức độ hẹp trên 75% chỉ định chụp mạch vành đánh giá chính xác mức độ tổn thương của hệ động mạch vành và lựa chọn phương án điều trị.
Chụp CT cắt lớp giúp chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành, tim mạch
Chụp CT cắt lớp giúp chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành, tim mạch - Ảnh: SKĐS

Bước 5: Phương án điều trị

Khi đã có toàn bộ các kết quả chụp chiếu, xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương án điều trị hiệu quả. Thường có 3 phương pháp điều trị chính là:

  • Điều trị Nội khoa: điều trị bằng thuốc, Có thể điều trị nội trú hoặc ngoại trú
  • Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật bệnh lý tim mắc phải, phẫu thuật tim mạch bẩm sinh, phẫu thuật cầu nối động mạch vành...
  • Tim mạch can thiệp: đặt máy trợ tim, nong bóng hoặc đặt stent mạch vành... 

Các phương án điều trị của bác sĩ mang tính chất tham khảo, người bệnh sẽ đưa ra quyết định và lựa chọn phương án phù hợp với nhu cầu dựa trên những tư vấn này.

Vì vậy, khi tư vấn kết quả, người bệnh nên chuẩn bị một số câu hỏi trước để trao đổi rõ hơn với bác sĩ để đưa ra quyết định. BookingCare gợi ý bạn một số câu hỏi dưới đây: 

  • Tình trạng bệnh của tôi là gì?
  • Các phương pháp điều trị là gì?
  • Tôi nên điều trị bệnh này ở đâu?
  • Chế độ ăn uống như thế nào? Tôi có cần kiêng ăn hay ăn bổ sung gì?
  • Chế độ sinh hoạt, tập luyện như thế nào? Tôi có cần chú ý điều gì không?
  • Tôi có cần tái khám không?

Các bước khám bệnh Tim mạch này được đa số các bệnh viện, phòng khám Tim mạch sử dụng để khám và điều trị cho người bệnh.

Lưu ý khi đi khám tim mạch

  1. Nên mang theo kết quả đã khám, các phim chụp trong vòng 6 tháng, thuốc hoặc đơn thuốc đang dùng (nếu có).
  2. Nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi đến khám với bác sĩ vì có thể cần thực hiện xét nghiệm máu trong quá trình thăm khám.
  3. Trường hợp đang điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tim: tiếp tục điều trị theo đơn hàng ngày.
  4. Trường hợp đang điều trị tiểu đường: không nên uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng trước khi đến khám.
  5. Không nên sử dụng chất kích thích trước khi đi khám như: nước chè, cà phê, thuốc lá, rượu bia,…

Vừa rồi là chia sẻ của BookingCare về quá trình khám tim mạch để người bệnh có thể tìm hiểu và chuẩn bị trước khi đi khám. Mong rằng, người bệnh sẽ có được thông tin hữu ích và đi khám bệnh thực sự hiệu quả.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh tim mạch. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh tim mạch từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Tài liệu "Bệnh động mạch vành" - PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn (Chủ biên)
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/