5 kỹ thuật giúp chẩn đoán phát hiện thoái hóa khớp gối

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 20/09/2017 - Cập nhật lần cuối: 21/07/2023

Để chẩn đoán bệnh các bác sẽ chỉ định một số xét nghiệm như công thức máu, chụp X-quang khớp gối, siêu âm khớp gối, nội soi khớp, chụp cộng hưởng từ.

5 kỹ thuật giúp chẩn đoán phát hiện thoái hóa khớp gối
Siêu âm khớp gối giúp phát hiện tổn thương gây thoái hóa (Ảnh minh họa Pixabay.com)

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng diễn ra ở hầu hết mọi người khi quá trình lão hóa bắt đầu, hiện tượng thoái khóa khớp gối gây đau nhức, sưng mỏi thdiễn ra chủ yếu ở người già trong độ tuổi từ 55 - 60 trở đi.

Tuy nhiên, hiện tượng thoái hóa khớp gối sẽ đến sớm hơn ở những người béo phì, người thường xuyên phải đứng quá lâu, người ngồi xổm quá nhiều, người hay mang vác vật nặng...

Thực trạng thoái hóa khớp gối tại Việt Nam

Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân thoái hóa khớp có xu hướng tăng lên do tuổi thọ người Việt được nâng cao đáng kể; hiện có khoảng 50% người trên 50 tuổi đang chịu những tác động tiêu cực của căn bệnh này.

Tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp tăng theo tuổi tác và thời gian. Cụ thể, chỉ tính riêng thoái hoá khớp gối, nếu trong độ tuổi từ 26 trở xuống, chỉ có khoảng 4,9% đối với nữ và 4,6% đối với nam mắc bệnh thì ở độ tuổi 27 - 45, tỉ lệ này là 19,3% với nữ và 18,6% đối với nam và tăng vọt lên gần 50% khi ở tuổi 46-60... và 100% ở người trên 90 tuổi. (Theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam.)

Ảnh hưởng của bệnh thoái hoá khớp đối với các vùng trên cơ thể có xu hướng khác nhau ở các châu lục. Nếu ở châu Âu, chủ yếu bệnh thoái hoá khớp vai hay tay thì ở Việt Nam, thoái hoá khớp chủ yếu là ở khớp gối, khớp háng, trong đó khớp gối là nhiều nhất.

Khớp gối là khớp chịu tải và là vị trí thường gặp nhất của thoái hóa khớp, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp, tính chất công việc và các thói quen sinh hoạt. Nghiên cứu của Hội Thấp khớp học Việt Nam đưa ra cho thấy đa số bệnh nhân thoái hóa khớp gối là người lao động với đặc thù là công việc chân tay (chiếm 80,6%). Thường xuyên nâng vật nặng, gấp gối, quỳ, đứng lâu (trên 2 giờ mỗi ngày),đi bộ trên 3km/ngày,... là nguyên nhân làm thúc đẩy thoái hóa khớp gối.

5 kỹ thuật giúp chẩn đoán phát hiện thoái hóa khớp gối

Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ bị giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, hạn chế tàn phế xảy ra.

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, các bác sẽ khai thác diễn biến của bệnh, thăm khám khớp gối và toàn thân, chỉ định một số xét nghiệm máu, chụp X-quang khớp gối, siêu âm khớp gối, nội soi khớp, chụp cộng hưởng từ.

1. Chụp X.quang khớp gối

Bác sĩ chỉ định thực hiện Xquang khớp gối nhằm xác định:

  • Hẹp khi khớp
  • Đặc xương dưới sụn
  • Mọc gai xương

2. Siêu âm khớp

Đặc điểm siêu âm khớp gối thoái hóa:

  • Đánh giá được độ dày sụn khớp
  • Phát hiện tổn thương tràn dịch khớp
  • Hẹp khe khớp, gai xương.

3. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Trong những trường hợp khó phát hiện, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp MRI, phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

4. Nội soi khớp

Phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau, qua siêu âm khớp kếp hợp với màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

5. Các xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm máu và sinh hóa.
  • Xét nghiệp dịch khớp.

Kết luận

Trong 5 phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối kể trên thì siêu âm khớp gối là phương tiện chẩn đoán hình ảnh rẻ tiền và tiện lợi nhất phù hợp với nhiều đối tượng. Chụp cộng hưởng từ do giá thành cao cho nên chỉ được bác sỉ chỉ định trong những trường hợp đặc biệt, khó phát hiện tổn thương khớp gối qua Xquang, nội soi khớp gối hay siêu âm.

Thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt?

Thoái hóa khớp gối nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ để lại những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống như: giảm khả năng vận động, nguy cơ tàn phế cao. Do vậy, với bệnh nhân mắc thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng khi có dấu hiệu của bệnh cần nhanh chóng đi khám với bác sĩ chuyên khoa khớp tại các bệnh viện uy tín tại tuyến Trung ương như:

  • Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện E
  • Khoa Nội thận khớp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108
  • Khoa Khớp Nội tiết - Bệnh viện Quân y 103
  • Bệnh viện Việt Đức
  • Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đông Đô
  • Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Trí Đức
  • Phòng khám đa khoa Vietlife.
 
 
Tài liệu tham khảo
1. GS Trần Ngọc Ân - PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan (Chủ biên) - Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp thường gặp - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Năm 2016. Trang 178.
2. http://suckhoedoisong.vn/cac-benh-ly-xuong-khop-dac-biet-thoai-khop-goi-ngay-cang-gia-tang--n131553.html
3. http://benhvien108.vn/TinBai/1856/Vai-tro-cua-sieu-am-trong-chan-doan-benh-thoai-hoa-khop-goi
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/