5 lưu ý trước khi đi khám Thận - Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Xuất bản: 08/09/2018 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

5 lưu ý trước khi đi khám Thận - Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Khoa Thận - Thận nhân tạo nằm ở phía bên trái cổng Bệnh viện Thanh Nhàn đi vào

Bên cạnh các cơ sở y tế chuyên khoa về Thận Tiết niệu như Bệnh viện Thận Hà Nội, hoặc chuyên khoa Thận Tiết niệu tại bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nội tiết… thì khám Thận Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng là một lựa chọn phù hợp cho người bệnh. 

Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố. Trong đó, Thận Tiết niệu là một trong những chuyên khoa thế mạnh của Bệnh viện, về cả nội khoa và ngoại khoa. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một địa chỉ khám chữa bệnh lý Thận Tiết niệu tại Hà Nội thì có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Khám Thận - Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn có tốt không

Để đánh giá có nên khám Thận - Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn không, có thể xét đến 6 yếu tố sau:

1. Là đơn vị có thế mạnh về Thận - Tiết niệu

  • Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa, nhưng có thế mạnh về khám và điều trị nhóm bệnh Thận - Tiết niệu.
  • Bệnh viện phân chia thành các khoa chuyên sâu để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn, có Khoa Thận tiết – niệt, Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Đơn vị Thận nhân tạo.

2. Có thiết bị hiện đại, đa dạng phương pháp chẩn đoán

  • Đốt sống cao tần điều trị u lành tiền liệt tuyến và K tiền liệt tuyến
  • Máy chạy thận FRESENIUS 4008B, máy FRESENIUS 4008S, máy HDF Online…
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Phân tích sinh hóa
  • Tìm tế bào và các thành phần hữu hình qua kinh hiển vi
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu
  • Lấy nước tiểu qua sonde hay giữa dòng cho cấy ngay hoặc soi
  • Thăm dò hình thái thận tiết niệu
  • Siêu âm thận
  • Chụp thận bằng phóng xạ
  • Soi bàng quang
  • Sinh thiết thận
  • Thăm dò chức năng lọc cầu thận
  • Định lượng một số chất trong máu
  • Thăm dò chức năng ống thận
  • Thăm dò từng thận riêng rẽ
  • Thăm khám niệu đạo bàng quang

3. Có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa uy tín

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thận tại Bệnh viện Thanh Nhàn là các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, là thành viên của các tổ chức, Hội Thận học trong và ngoài nước.

4. Người bệnh được lựa chọn nhiều hình thức thăm khám

Hiện nay, khi đến khám Thận - Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn người bệnh có thể khám tại Phòng khám theo yêu cầu, Khoa khám bệnh hoặc Khoa Thận - Tiết niệu của bệnh viện. Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn một nơi khám cho phù hợp.

5. Vị trí thuận lợi 

Bệnh viện nằm ở trung tâm Thành phố, gần các bệnh viện lớn như Phổi Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, gần các đường Lê Thanh Nghị, Bạch Mai…

6. Bệnh viện khang trang 

Bệnh viện khang trang, sạch sẽ, được cải tạo và xây mới. Lượng bệnh nhân cũng không bị quá tải nên thời gian chờ đợi sẽ ít hơn so với đi khám tại các bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện 108…

Tòa nhà Khoa Khám bệnh mới xây, sạch sẽ, khang trang, hiện đại 

Những ai nên khám Thận - Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Bệnh viện Thanh Nhàn hiện khám và điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau, có thể kể đến:

1. Nội khoa

  • Viêm cầu thận cấp, mạn
  • Viêm đường tiết niệu cấp, mạn như viêm thận bể thận, viêm bàng quang…
  • Hội chứng thận hư, Viêm cầu thận Lupus
  • U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
  • Suy thận cấp, mạn do các nguyên nhân tại thận, ngoài thận
  • Đái đường biến chứng suy thận
  • Lọc màng bụng ngoại trú liên tục điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
  • Tư vấn phòng bệnh Thận - Tiết niệu

2. Ngoại khoa

  • Làm lỗ thông động tĩnh mạch chuẩn bị cho lọc máu chu kì
  • Đặt catheter lọc màng bụng
  • Phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu: sỏi thận,sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,và các ứng dụng nội soi trong phẫu thuật.
  • Phẫu thuật các bệnh lý tiết niệu trẻ em như: tinh hoàn ẩn, tật lỗ đái thấp, hẹp bao quy đầu ,nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn…
  • Phẫu thuật nội soi cắt u phì đại tiền liệt tuyến bằng dao lưỡng cực và đơn cực
  • Phẫu thuật các bệnh thận bệnh lý như: U thận, thận mất chức năng, ứ mủ thận, hội chứng khúc nối…
  • Phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo bằng nội soi và mổ mở
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị sỏi tiết niệu như: Tán sỏi thận qua da, tán sỏi niệu quản, bàng quang nội soi sử dụng laser.
  • Phẫu thuật điều trị các bệnh lý nam khoa như: Xuất tinh ra máu, giãn tĩnh mạch tinh, ẩn tinh hoàn, cong dương vật, lún dương vật, lỗ đái lệch thấp…
  • Phẫu thuật, điều trị các bệnh rối loạn tiểu tiện như: tiểu không kiểm soát, bàng quang tăng hoạt, bàng quang thần kinh…
  • Phẫu thuật điều trị các chấn thương thận tiết niệu như: Chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, vỡ vật hang…
  • Tán sỏi ngoài cơ thể đối với các sỏi tiết niệu

3. Thận nhân tạo

  • Thận nhân tạo chu kỳ
  • Thận nhân tạo cấp cứu
  • Thận nhân tạo phối hợp dùng quả lọc hấp phụ
  • HDF Online
  • Thận nhân tạo không dùng thuốc chống đông
  • Thận nhân tạo lưu lượng thấp cho bệnh nhân suy tim nặn
  • Đặt Catheter cho bệnh nhân Thận nhân tạo
  • ...
Sơ đồ khoa Thận - Thận nhân tạo và Khoa Thận - Tiết niệu 

Khám Thận - Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn

1. Khám Thận - Tiết niệu tại Khoa Khám bệnh

Thận - Tiết niệu là một trong những chuyên khoa chính của Bệnh viện. Khoa có phòng khám chuyên khoa đặt tại Khoa khám bệnh, nhận khám và tư vấn điều trị từ tứ 2 đến thứ 6.

Quy trình khám Thận - Tiết niệu tại Khoa khám bệnh

Bước 1: Đăng ký và làm thủ tục khám Thận - Tiết niệu tại quầy đăng ký Khoa Khám bệnh

Bước 2: Đến phòng khám ghi trên giấy và theo sự hướng dẫn của nhân viện Bệnh viện

Bước 3: Lên phòng khám chờ đến lượt và nghe chỉ định của bác sĩ

Bước 4: Nếu có chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu thì đi thực hiện. Có thể hỏi nhân viên hoặc theo vạch chỉ dẫn dưới nền nhà.

Bước 5: Chờ lấy kết quả, mang về phòng khám ban đầu và nghe bác sĩ đọc kết quả, tư vấn điều trị. 

Kinh nghiệm khám Thận - tiết niệu tại Khoa Khám bệnh

  • Người bệnh có thể gửi xe ở vỉa hè dọc bệnh viện, hoặc gửi xe máy trong bãi xe bệnh viện. Giá là 5.000 đồng/lần gửi.
  • Khoa khám bệnh nằm ở tòa nhà 9 tầng mới xây. Đi từ cổng số 1 vào, người bệnh đi chéo sang phía bên tay phải sẽ thấy.
  • Lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn khá đều, ít khi bị quá tải vào giờ cao điểm. Nên người bệnh có thể yên tâm về thời gian đi khám, không cần phải đến quá sớm để xếp hàng làm thủ tục.

2. Khám Thận - Tiết niệu tại Phòng khám theo yêu cầu

Người bệnh có thể chọn khám Thận - Tiết niệu tại Phòng khám theo yêu cầu để được chọn bác sĩ mình mong muốn, thời gian linh động hơn và không mất nhiều thời gian chờ khám.

Một số bác sĩ giỏi

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đăng Quốc

  • Phó trưởng khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Trưởng đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Bác sĩ điều trị khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn (10/2004 - 6/2005)
  • Bác sĩ điều trị khoa Thận - Đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn (2005 - 2010)

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phước

  • Phó khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Giảng viên kiêm nhiệm tại Học viện Y học Cổ truyền
  • Bác sĩ điều trị khoa Ngoại thận tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn (2012 - nay)
  • Chứng chỉ trong và ngoài nước
    • Chứng chỉ về Nam học cơ bản
    • Chứng chỉ phẫu thuật tiết niệu nâng cao
    • Chứng chỉ nội soi tiết niệu cơ bản và nâng cao
    • Chứng chỉ sàn chậu học và can thiệp nội mạch tiết niệu sinh dục
    • Chứng nhận nội soi thoát vị bẹn tại Singapore

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Lan

  • Phó khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn,
  • Thành viên Hội Thận - Tiết niệu Việt Nam
  • Bác sĩ điều trị tại khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn (2006 - nay)
  • Thành viên Hội Thận - Tiết niệu Hà Nội
  • Thành viện Hội Thận - Tiết niệu Việt Nam

Quy trình khám Thận - Tiết niệu theo yêu cầu

Bước 1: Đến Phòng khám theo yêu cầu Bệnh viện Thanh Nhàn (cửa vào phía mặt đường Thanh Nhàn),đăng kí tại quầy tiếp đón khám Thận - Tiết niệu và chọn bác sĩ (nếu có nhu cầu).

Bước 2: Đến Phòng khám theo hướng dẫn ghi trên phiếu khám và theo sự hướng dẫn của nhân viện Bệnh viện. Khám với bác sĩ đã đặt lịch.

Bước 3: Làm các chụp chiếu, xét nghiệm (nếu được chỉ định).

Bước 4: Chờ kết quả và mang về phòng khám để nghe bác sĩ đọc kết quả và tư vấn phương án điều trị.

Kinh nghiệm khám Thận - Tiết niệu theo yêu cầu

  • Người bệnh sẽ khám Thận - Tiết niệu theo cầu tại Phòng khám theo yêu cầu ở ngay cổng Bệnh viện
  • Không cần đi vào cổng Bệnh viện, Phòng khám nằm ngay mặt đường chính.
  • Sau khi thăm khám, nếu có chỉ định chụp chiếu, xét nghiệm cận lâm sàng thì sẽ được nhân viên hướng dẫn cụ thể.
  • Chi phí khám với bác sĩ là 200.000 đồng, nếu có chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng... thì sẽ tính theo giá niêm yết của bệnh viện.

Chuẩn bị trước khi đi khám Thận - Tiết niệu

Mỗi chuyên khoa có một đặc thù riêng, phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng riêng nên việc chuẩn bị trước khi đi khám cũng khác nhau. Khám Thận - Tiết niệu cũng thế, các xét nghiệm thường có bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, tỷ lệ lọc cầu thận, sinh thiết thận…

Khám Thận - Tiết niệu cũng có một số điểm đặc thù khác với các chuyên khoa khác, bạn cũng nên lưu ý:

  • Lưu ý 1: Mang theo tất cả kết quả thăm khám, chụp chiếu và xét nghiệm cũ (nếu có). Kết quả xét nghiệm cũ để đánh giá tiến triển, đáp ứng bệnh lý theo thời gian, hoặc một số xét nghiệm ổn định hoặc không có dấu hiệu bất thường thì không cần chỉ định xét nghiệm lại.
  • Lưu ý 2: Nên mang theo đơn thuốc cũ đặc biệt quan trọng trong trường hợp điều trị không đáp ứng sẽ phải thay đổi thuốc hoặc tăng liều thuốc.
  • Lưu ý 3: Khi lấy mẫu nước tiểu 24h, cần làm đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế và quy trình.
  • Lưu ý 4: Trước khi siêu âm cần căng tiểu bàng quang để quan sát được tử cung phần phụ (nữ giới) và tiền liệt tuyến (nam giới) được chính xác.
  • Lưu ý 5: Các trường hợp nghi ngờ viêm bàng quang, đang điều trị viêm bàng quang thì bàng quang căng nước tiểu là yêu cầu bắt buộc khi siêu âm.
 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://dogiatuyen.com/nhung-chuan-bi-co-ban-va-quan-trong-truoc-khi-di-kham-va-truoc-khi-kham-chuyen-khoa-than-tiet-nieu/
2. http://thanhnhanhospital.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=424&Itemid=331
3. http://thanhnhanhospital.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=469&Itemid=381
4. http://thanhnhanhospital.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=419&Itemid=326
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/