Lưu ý khi đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Lưu ý khi đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - Ảnh: BookingCare

Chia sẻ kinh nghiệm khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nhiều mẹ bầu lựa chọn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là địa chỉ uy tín để khám thai và theo dõi thai kì. Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em thắc mắc về việc khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì nên chọn cơ sở nào, có bác sĩ nào giỏi, lưu ý gì khi đi khám,...

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là địa chỉ khám chữa bệnh sản phụ khoa uy tín và quen thuộc với người dân Hà Nội cũng như toàn khu vực miền Bắc.

Được trang bị các máy móc kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất khang trang cùng chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi sản phụ đi khám thai và điều trị các bệnh lý khi mang thai. 

Cấn chuẩn bị gì khi đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội? Có những lưu ý gì mà mẹ bầu cần nắm rõ? Bài viết này của BookingCare sẽ chia sẻ hướng dẫn đi khám thai chi tiết tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho các mẹ bầu tiện tham khảo.

1. Địa chỉ, thời gian làm việc

Địa chỉ

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện có tổng cộng 3 chi nhánh trên địa bàn thành phố. Cụ thể:

  • Cơ sở 1: số 929 Đường La Thành, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 2: số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 3: số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Thời gian làm việc

Cơ sở 1 Cơ sở 2 Cơ sở 3
  • Khu khám thường: Thứ 2 - Thứ 6 (7h30 - 17h)
  • Khu khám tự nguyện: Thứ 2 - Sáng thứ 7:
    • Sáng: 7h30 - 12h
    • Chiều: 13h30 - 17h

Thứ 2 - Chủ nhật:

  • Sáng: 7h30 - 12h
  • Chiều: 13h30 - 17h
  • Thứ 2 - Thứ 6: 7h30 - 20h (không nghỉ trưa)
  • Thứ 7 & Chủ nhật: 
    • Sáng: 7h30 - 12h
    • Chiều: 13h30 - 17h

Cả 3 chi nhánh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều được đầu tư đồng bộ về máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn.

Tuy nhiên, cơ sở 1 tại Ba Đình là cơ sở có quy mô lớn nhất với đầy đủ khoa phòng, trang thiết bị thăm khám hiện đại, chẩn đoán chuyên sâu, cũng như đủ điều kiện thực hiện điều trị cả nội khoa lẫn phẫu thuật các vấn đề sản phụ khoa phức tạp.

2. Các hình thức khám thai

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mẹ bầu có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức khám thai sau:

Khám thường

Là hình thức khám sản phụ khoa thông thường với bác sĩ làm việc theo lịch chung, sử dụng BHYT nếu có. Người bệnh xếp hàng lấy số khám, đợi đến lượt. Chi phí khám thường được thanh toán theo quy định BHYT (nếu dùng BHYT chỉ phải trả tiền công khám và phần phí dịch vụ y tế còn lại).

Khám dịch vụ (Khám tự nguyện không áp dụng BHYT)

Mẹ bầu đăng ký khám thai tại các khu khám tự nguyện của bệnh viện. Hình thức này thường phải trả phí khám cao hơn nhưng được chọn bác sĩ cụ thể, phục vụ ưu tiên và điều kiện thăm khám tiện nghi hơn. 

Với khoa khám dịch vụ, mẹ bầu có thể đến đăng kí trực tiếp tại quầy hoặc liên hệ tổng đài bệnh viện để đặt lịch trước. Mẹ được khuyến khích đặt lịch trước để giảm thiểu thời gian chờ đợi.

3. Quy trình đăng kí khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Khám thường

  • Mẹ bầu đến đăng kí khám tại khu khám thường theo chỉ dẫn. Tại cơ sở 1, mẹ bầu đăng kí khám thường tại tầng 1 nhà C.
  • Làm thủ tục theo hướng dẫn tại quầy đăng kí, mua sổ khám (nếu cần) lấy số khám và chờ vào khám
  • Bác sĩ khám lâm sàng và có thể chỉ định siêu âm hoặc xét nghiệm (máu, nước tiểu, soi dịch âm đạo…) nếu cần. Người bệnh hoàn thành các chỉ định, sau đó trở lại gặp bác sĩ để lấy kết quả và đơn thuốc. (Cơ bản quy trình giống khám dịch vụ nhưng được thanh toán theo BHYT).

Khám dịch vụ (khám tự nguyện và khám chuyên gia)

Tại khu khám dịch vụ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiện mẹ bầu có thể đặt lịch trước qua tổng đài hoặc ngay trên website của bệnh viện để được hỗ trợ thăm khám nhanh chóng, được ưu tiên làm thủ tục đúng giờ.

  • Mua sổ khám (Nếu cần)
  • Nộp sổ tại quầy lễ tân, trình bày đăng kí khám thai dịch vụ, nhận số thứ tự khám. Trường hợp mẹ bầu đã đặt lịch trước, đến thẳng quầy lễ tân báo đã đặt lịch, cung cấp thông tin người đặt lịch để được nhân viên hỗ trợ.
  • Chờ vào phòng khám: nhân viên phát cho phòng khám tương ứng; mẹ bầu vào khám theo số phòng đã được ghi trên sổ
  • Bác sĩ khám lâm sàng, siêu âm thai (nếu được chỉ định ngay) và tư vấn thai kỳ. Nếu có chỉ định xét nghiệm (siêu âm chuyên sâu, xét nghiệm máu, soi dịch…), mẹ bầu sau khám sẽ quay lại làm các xét nghiệm này.
  • Mẹ bầu mang kết quả siêu âm, xét nghiệm quay lại gặp bác sĩ khám ban đầu. Bác sĩ đánh giá kết quả, chẩn đoán và kê đơn điều trị hoặc hẹn tái khám

4. Một số bác sĩ khám thai giỏi

Là bệnh viện công lập chuyên sâu về Sản phụ khoa hàng đầu miền Bắc, các mẹ đi khám thai có thể yên tâm về chất lượng chuyên môn tại Bệnh viện.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa đầu ngành. Một số bác sĩ Sản khoa giỏi hàng đầu cho mẹ bầu tham khảo gồm có:

  • BS.CKII Lê Thị Hiếu - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • BS.CKII Lưu Thị Anh - Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • ThS.BSCKII Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa Khám Sản tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • BS.CKII Hà Cẩm Thương - Phó trưởng khoa Khám sản tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • ...

5. Chi phí khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bảng giá dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được công khai chi tiết trên trang web, giúp người bệnh có thể dự trù ngân sách đi khám một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Dưới đây, BookingCare tổng hợp lại một số danh mục dịch vụ phổ biến cùng chi phí cụ thể để các mẹ bầu đi khám thai tiện tham khảo ngay bài viết này:

Dịch vụ Khám tự nguyện (VNĐ) Khám chuyên gia (VNĐ)
Khám thai 300.000 300.000 - 500.000
Siêu âm 2D 196.000 196.000
Siêu âm đầu dò 250.000 280.000
Siêu âm 3D/ 4D 500.000 500.000
Siêu âm Doppler 250.000 250.000
Đo Monitor sản khoa 180.000 180.000
Nghiệm pháp dung nạp đường huyết 251.000 251.00

Mẹ bầu lưu ý:

Khoa Chuyên gia có 2 khu khám:

  • Chuyên gia 1 (khám 500.000 VNĐ) Các bác sĩ ban giám đốc, phó giáo sư, bác sĩ cao cấp, bác sĩ chuyên khoa, trưởng phó khoa thăm khám. Bệnh nhân/ khách hàng được chọn bác sĩ thăm khám cố định trong các lần khám
  • Chuyên gia 2 (khám 300.000 VNĐ): Các bác sĩ chuyên khoa, trưởng phó khoa thăm khám

Mẹ bầu muốn xem thêm chi phí của các dịch vụ đi khác có thể truy cập trực tiếp website của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để tham khảo thông tin chi tiết.

6. Giấy tờ cần chuẩn bị

Nhiều mẹ bầu lần đầu đi khám thai có thể còn băn khoăn khi chưa biết nên mang theo những loại giấy tờ nào. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mẹ bầu đi khám thai cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Căn cước công dân/CMND hoặc hộ chiếu: Chuẩn bị sẵn CCCD có gắn chip (nếu có) hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ. Nếu chưa có CCCD gắn chip, cần kèm sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú hợp lệ.
  • Thẻ BHYT: Nếu khám theo BHYT, mang thẻ BHYT gốc và tốt nhất có ít nhất 3 bản sao photo kèm theo
  • Giấy chuyển viện/yêu cầu: Nếu được bác sĩ tuyến dưới (trạm y tế, bệnh viện khác) chuyển đến, mang theo giấy chuyển tuyến hoặc giấy khám ban đầu (nếu có).
  • Giấy tờ liên quan khác: Mẹ bầu nên mang theo kết quả siêu âm, xét nghiệm đã làm (nếu có) để bác sĩ theo dõi quá trình thai. Nếu chuẩn bị sinh, cần mang theo hồ sơ thai, theo hướng dẫn của bệnh viện.

Trên đây, BookingCare đã chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm đi khám thai chi tiết tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Chị em nếu đã từng khám thai tại đây và có thêm lưu ý nào khác, hãy chia sẻ thêm ở phần bình luận để BookingCare bổ sung thông tin hữu ích nhé.