Bác sĩ gia đình là gì? Có nhiệm vụ gì? Tại sao cần phải có bác sĩ gia dình?
Bác sĩ gia đình là gì? Có nhiệm vụ gì? Tại sao cần phải có bác sĩ gia dình?
Bác sĩ gia đình là gì? Có nhiệm vụ gì? Tại sao cần phải có bác sĩ gia dình? - Ảnh: BookingCare

Bác sĩ gia đình là gì? Có nhiệm vụ gì? Tại sao cần phải có bác sĩ gia dình?

Xuất bản: 20/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 07/02/2024
Bác sĩ gia đình có nhiệm vụ theo dõi và kịp thời phát hiện, tư vấn sức khỏe cho từng cá nhân trong gia đình, từ đó, giúp cải thiện cuộc sống, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, tiết kiệm chi phí phí điều trị cùng nhiều lợi ích khác.

Bác sĩ gia đình vẫn còn là khái niệm khá mới ở Việt Nam và rất nhiều người chưa hiểu rõ về dịch vụ này. Bài viết dưới đây từ BookingCare sẽ giải thích chi tiết hơn về nhiệm vụ của Bác sĩ gia đình, tại sao dịch vụ này lại quan trọng cũng như làm thế nào để lựa chọn bác sĩ gia đình chất lượng.

Khái niệm về Y học gia đình và Bác sĩ gia đình

Y học gia đình là chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình ở mọi lứa tuổi, ở cả nam lẫn nữ. Y học gia đình chú trọng vào phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc toàn diện cho mọi lứa tuổi.

Bác sĩ gia đình là một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, họ đảm nhận công việc điều trị các bệnh mãn tính, đánh giá các triệu chứng, cung cấp cách chăm sóc, phòng ngừa và thông báo cho người bênh khi họ cần phải chuyển tuyến đến các chuyên khoa nếu cần thiết.

Nhiều người lầm tưởng rằng Bác sĩ gia đình chỉ là tên gọi các bác sĩ nói chung thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe gia đình nhưng thực chất  đây là một chuyên khoa độc lập, như các chuyên khoa ngoại, sản, nhi khoa, tâm thần.

Bác sĩ gia đình có thể làm việc cả tại phòng khám và khám tại nhà, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân:

  • Bác sĩ gia đình làm việc tại phòng khám: Tại phòng khám, bác sĩ gia đình tiếp nhận và khám bệnh cho các bệnh nhân đến trực tiếp. Các Bác sĩ gia đình tại phòng khám thường có trang bị đầy đủ các thiết bị y tế và cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám và chẩn đoán bệnh
  • Bác sĩ gia đình khám tại nhà: Bác sĩ gia đình sẽ đến tận nhà bệnh nhân để tiến hành khám bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết. Việc khám bệnh tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bệnh nhân, đặc biệt là những người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người gặp khó khăn trong việc di chuyển

Mô hình Bác sĩ gia đình từ những năm 60 của thế kỷ trước đã phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Âu khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, y học gia đình là một chuyên ngành tương đối mới, với nhiều bác sĩ vẫn đang thực hành y học tổng quát. Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 8,6 bác sĩ cho mỗi 10.000 người, trong khi tỷ lệ trung bình của OECD là 34,2. Điều này có nghĩa là Bác sĩ gia đình Việt Nam phải xử lý một lượng bệnh nhân lớn hơn nhiều so với các đồng nghiệp ở nhiều quốc gia khác.

Nhiệm vụ của Bác sĩ gia đình

Nhiệm vụ chính của Bác sĩ gia đình là chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh. Họ cũng là người gắn bó lâu dài với bệnh nhân, cần nắm rõ tiền sử gia đình, lối sống và tình trạng sức khỏe của từng thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, Bác sĩ gia đình còn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Theo dõi liên tuc tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình
  • Theo dõi, điêu trị các bệnh lý mãn tính như mỡ máu cao, tiểu đường, loãng xương, cao huyết áp
  • Tư vấn, điều trị khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe phát sinh
  • Sàng lọc, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nguy hiểm của các thành viên trong gia đình
  • Phối hợp với các Bác sĩ chuyên khoa để có chế độ điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân

Vì sao cần phải có Bác sĩ gia đình

Chăm sóc toàn diện sức khỏe các thành viên trong gia đình

Do một phần nhiệm vụ của các bác sĩ là cần theo dõi liên tục các thành viên trong gia đình kết hợp với các thông tin về tiền sử bệnh, lối sống, thói quen, đặc điểm công việc hàng ngày nên có thể tư vấn, đưa ra các giải pháp cải thiện sức khỏe phù hợp với từng thành viên gia đình.

So với các dịch vụ y tế tuyến trên thì Bác sĩ gia đình có khả năng theo dõi sức khỏe sát sao hơn và cá nhân hóa hơn.

Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường

Việc theo dõi liên tục cũng giúp các Bác sĩ gia đình phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường để kịp thời có biện pháp điều trị phù hợp.

Đặc biệt, với các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tim mạch,... có diễn tiến âm thầm chỉ khi ở giai đoạn nặng mới biểu hiện triệu chứng. Các Bác sĩ gia đình có khản năng can thiệp sớm cũng như tư vấn bệnh nhân thực hiện tầm soát để phòng ngừa những trường hợp bệnh trên.

Tiêt kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị

Cũng nhờ việc thường xuyên theo dõi sức khỏe tổng quát của từng cá nhân nên các vấn đề về sức khỏe cũng được can thiệp và điều trị từ sớm nên sẽ hỗ trợ thời gian và chi phí chữa trị bệnh khi đã phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng, đồng thời, còn tăng khả năng chữa dứt bệnh hoàn toàn.

Dễ dàng khám và tư vấn các vấn đề sức khỏe khó chia sẻ

Một trong những lợi thế của Bác sĩ gia đình đó là có thể kịp thời lắng nghe, hỗ trợ với các vấn đề sức khỏe khó chia sẻ như bệnh tâm lý, sinh hoạt vợ chồng, bệnh phụ khoa,... Với những bệnh lý này, người bệnh thường có tâm lý ngại đi khám, khó chia sẻ với người khác. Tuy nhiên, với các Bác sĩ gia đình đã đồng hành cùng theo dõi sát sao sức khỏe của từng thành viên, sẽ dễ dàng chia sẻ và có chuyên môn để giải đáp những khúc mắc của người bệnh về những vấn đề này.

Khi nào cần sử dụng dịch vụ Bác sĩ gia đình

Nếu có thể, mỗi gia đình nên có ít nhất một Bác sĩ gia đình phụ trách chăm sóc sức khỏe tổng quát cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vai trò của Bác sĩ gia đình là đặc biệt quan trọng, bao gồm:

  • Gia đình có nhiều thế hệ, nhiều người già và trẻ nhỏ
  • Những người bị bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi, hay bệnh thần kinh rất cần sự theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời của Bác sĩ gia đình. Bác sĩ gia đình sẽ theo dõi và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan, giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh
  • Người người gặp vấn đề về di chuyển do tuổi già hay do tình trạng sức khỏe yếu, chưa thể phục hồi sau phẫu thuật cũng rất cần đến sự hỗ trợ từ Bác sĩ gia đình

Làm thế nào để lựa chọn được Bác sĩ gia đình uy tín

Để chọn dịch vụ Bác sĩ gia đình uy tín và chất lượng, trước tiên, bạn cần chọn những địa chỉ phòng khám, bệnh viện uy tín cung cấp dịch vụ Bác sĩ gia đình.

Một số những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn được nơi cung cấp dịch vụ Bác sĩ gia đình tốt:

  • Nền tảng cho hoạt động của Bác sĩ gia đình là thông tin lưu trữ của hồ sơ bệnh án phải đầy đủ, liên tục và có hệ thống.
  • Phòng khám Bác sĩ gia đình phải có sự liên kết với các bác sĩ chuyên khoa khác để tư vấn, thăm khám chuyên sâu khi cần.
  • Với mỗi Bác sĩ gia đình cần cân nhắc các yếu tố về thời gian làm việc, bảo hiểm y tế, các danh mục khám trong phạm vi nhiệm vụ của họ để lựa chọn bác sĩ phù hợp với nhu cầu

Với những thông tin đã đề cập ở trên về Bác sĩ gia đình, hy vọng đã giúp cho bạn đọc có thêm một lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách nhanh chóng và phù hợp nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết