Tà Xùa (Trạm Tấu - Yên Bái) thuộc top 15 đỉnh cao nhất Việt Nam, độ khó nằm trong Top 5, ở mức khó cao hơn leo Fansipan đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Nếu tìm hiểu về Tà Xùa (Trạm Tấu - Yên Bái) bạn nhận được rất nhiều chia sẻ, review, giới thiệu về những điều hấp dẫn của Tà Xùa. Tuy nhiên, tựu trung lại có 3 điều thực sự thú vị và khác biệt tạo nên hành trình đáng nhớ với Tà Xùa.
Ghi chú: có hai đỉnh Tà Xùa
Tà xùa nổi danh với đoạn “sống lưng khủng long”. Đó là cung đường dài khoảng 3 km, thời gian leo khoảng 2,5 -3 giờ đồng hồ.
Sống lưng khủng long là cung đường leo núi hẹp, vừa một người đi, đường leo quanh co, gấp khúc, lên dốc xuống đèo, trời mưa có trơn trượt, hoặc có gió to, hai bên là vực sâu hiểm trở. Đây là cung đường thực sự thử thách với những người sợ độ cao hoặc chưa có kinh nghiệm leo núi mạo hiểm.
Thử thách vượt qua "sống lưng khủng long" mang lại cảm xúc thực sự thú vị cho đoàn leo núi. Vừa phấn khích lại vừa bồn chồn, vừa lo sợ vừa háo hức, vừa run lại vừa muốn vượt qua...Nói chung là cảm giác rất Yomost!
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san"
Câu thơ trong truyện Kiều - Nguyễn Du cứ như là một ẩn dụ được gặp thực tế trên đường leo đỉnh núi Tà Xùa.
Sau khi vượt qua "sống lưng khủng long", cung đường tiếp theo là rừng cây cổ thụ nguyên sinh với rêu phong ma mị trên đường lên đỉnh núi. Cảnh đẹp mê hồn, nên thơ, kỳ vĩ khó mà bắt gặp ở bất kỳ đâu.
Rừng cổ thụ nguyên sinh rêu phong mạ mị Tà Xùa đủ sức hớp hồn bất kỳ tín đồ đam mê leo núi nào, dù chuyên nghiệp hay mới lần đầu leo.
Trekking Tà Xùa (cung đường Trạm Tấu) không nổi tiếng là điểm săn mây đẹp như Tà Xùa săn mây (cung đường Bắc Yên - Sơn La) hoặc cung đường săn mây Tả Chì Nhù.
Vào một ngày nắng đẹp thì biển mây trên đường lên đỉnh Tà Xùa cũng xuất hiện với vẻ đẹp quyến rũ, mê hồn dành cho các tín đồ. Tuy nhiên, xác suất có biển mây ở đây không thường xuyên như ở Tà Xùa - Bắc Yên hay bên đỉnh Tà Chì Nhù.
Nếu may mắn vào một ngày trời đep thì biển mây Tà Xùa hiện ra đẹp linh lung, huyền ảo như ở chốn thiên giới.