Bệnh bại não: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 27/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 18/10/2024

Bại não là căn bệnh có di chứng nặng nề do não bộ bị tổn thương. Phòng tránh và điều trị bệnh bại não là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh đã đang và sắp có con nhỏ.

Bệnh bại não
Bệnh bại não là căn bệnh nguy hiểm - Ảnh: Pixabay

Theo các bác sĩ Thần kinh, bại não là một bệnh lý nguy hiểm, để lại di chứng suốt đời, khiến bệnh nhân gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Bệnh bại não là gì

Bại não là một trong những bệnh gây tàn tật chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em.

Bại não là tình trạng não bộ bị tổn thương và không tiến triển theo thời gian. Bệnh có thể xuất hiện trước sinh, trong sinh và sau sinh.

Bệnh do tổn thương một hoặc nhiều phần của bộ não gây hạn chế vận động, tinh thần, giác quan, hành vi của trẻ. Biểu hiện bệnh từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng tê liệt.

Bại não để lại hậu quả nặng nề với cả người bệnh và gia đình do di chứng kéo dài, gây ra tàn tật về vận động, tinh thần, giác quan và hành vi.

Triệu chứng bại não

Ở trẻ có thể phát hiện sớm bại não thông qua một số biểu hiện:

  • Không khóc, khóc nhỏ khi sinh ra
  • Sau sinh mềm nhão, không vận động
  • Không ngẩng đầu, đầu gục xuống
  • Người cứng, cơ co cứng, khó bế ẵm, chăm sóc, tắm rửa, thay quần áo
  • Biết lẫy, bò, ngồi,... chậm bất thường
  • Chậm đi, chậm nói
  • Không phản ứng với âm thanh, đồ chơi, người thân
  • Không hóng chuyện, thể hiện cảm xúc
  • Co giật: bất tỉnh, sùi bọt mép
  • Cầm nắm mọi vật khó khăn
  • Khó đứng, ngồi, vận động
  • Đi lại khó khăn
  • Không tự phục vụ được bản thân
  • Đầu to, nhọn và ngày càng to lên
  • Chảy dãi, méo miệng, mắt lác, sụp mi, nghe kém
  • Rối loạn cảm giác nông như nóng, lạnh, đau
Trẻ bị bại não
Trẻ không biểu hiện cảm xúc, chậm đi chậm nói có thể bị bại não - Ảnh: Pixabay 

Phân biệt bại não

Bại não thể liệt cứng

Bại não thể liệt cứng chiếm khoảng 70 - 80% tỉ lệ mắc bệnh. Bệnh nhân có biểu hiện co cứng, vận động khó khăn. Ở trẻ có thể thấy được tình trạng chậm bò, khó đi, khó cầm nắm.

Bại não thể liệt cứng gồm các thể:

  • Liệt cứng 2 chi dưới
  • Liệt cứng nửa người
  • Liệt cứng tứ chi  

Bại não thể loạn động (thể múa vờn)

Đặc điểm của thể bại não này là trương lực cơ lúc tăng lúc giảm, động tác bất thường, không kiểm soát. Trẻ không ý thức được động tác, cử động giống như đang múa.

Bệnh nhân mắc bại não loạn động hầu như không có tư thế vận động bình thường, các cơ ở mặt và lưỡi bị ảnh hưởng khiến trẻ khó bú, khó nuốt, khó nói.

Bại não thể thất điều

Trẻ mắc bệnh bại não thể thất điều thường khó kiểm soát tư thế, dáng đi lảo đảo không vững, vùng thắt lưng hay đung đưa. Trẻ khó khăn trong việc thực hiện các động tác cần sự nhịp nhàng và khả năng phối hợp vận động như vỗ tay, viết chữ.

Bại não thể phối hợp

Thường là thể bại não kết hợp giữa 2 trong các thể bên trên. Bệnh nhân mắc bệnh thể loại này thường bị tàn tật nặng nề.

Nguyên nhân gây bại não

Có nhiều nguyên nhân gây ra bại não:

  • Ngạt khi sinh
  • Não kém phát triển
  • Xuất huyết não
  • Nhiễm trùng máu sau sinh
  • Sinh non, thiếu cân
  • Dị tật bẩm sinh
  • Bất thường về cấu trúc não
  • Mắc bệnh di truyền
  • Nhiễm khuẩn não và chấn thương vùng đầu.

Bại não có chữa được không? 

Xét nghiệm chẩn đoán bại não

  • Đánh giá khả năng cử động của trẻ
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Siêu âm

Phương pháp điều trị bại não

Việc điều trị và chăm sóc trẻ bại não là sự phối hợp của các chuyên gia:

Ngoài ra, có nhiều phương pháp điều trị bại não hiện nay được nhiều phụ huynh quan tâm như châm cứu bấm huyệt, diện chẩn, oxy cao áp, ghép tế bào gốc hay phục hồi chức năng. Trong đó, phục hồi chức năng là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bại não cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị. Gia đình cần phối hợp với bác sĩ để phục hồi chức năng vận động, trị liệu ngôn ngữ, điều hòa cảm giác và đào tạo kỹ năng cá nhân cho trẻ.

Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bại não ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần kiên trì, nỗ lực trong quá trình chữa bệnh cho con.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị cho kết quả khả quan trong một số trường hợp nhất định. Phụ huynh nên đưa trẻ trực tiếp đi thăm khám với chuyên gia uy tín để được tư vấn kỹ càng.

Ghép tế bào gốc điều trị bại não

Gần đây, ghép tế bào gốc điều trị bệnh bại não đã được thực hiện tại Việt Nam và cho kết quả triển vọng tốt.

Qua đó mang đến nhiều hy vọng điều trị bệnh bại não cho nhiều trẻ em không may mắc bệnh. Theo đó, những trẻ bị bại não do các nhóm nguyên nhân sau điều trị bằng tế bào gốc cho kết quả khả quan.

  • Bại não do thiếu oxy não
  • Vàng da sơ sinh
  • Bại não do hẹp hộp sọ

Đông tây Y kết hợp điều trị bại não

  • Bệnh viện Châm cứu TW đã xây dựng quy trình Đông - Tây y kết hợp điều trị trẻ bại não mang lại kết quả khả quan. Đó là phương pháp mang đến kết quả điều trị ưu việt, khác biệt so với điều trị riêng rẽ bằng một phương pháp châm cứu hoặc tây y. 
  • Tuy nhiên, kết quả điều trị khả quan tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và nguyên nhân gây bệnh bại não.

Xem thêm Video: Điều trị bệnh bại não

 

  • Thực hiện: VTV2
  • Thời lượng: 28:01

Phòng tránh bại não

Bại não là căn bệnh khó có thể ngăn chặn. Tuy nhiên, người mẹ có thể chủ động giảm thiểu nguy cơ bị bại não cho con bằng cách tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng khi mang thai:

  • Nâng cao chất lượng chăm sóc phụ nữ có thai và trong tuổi sinh đẻ
  • Khám thai định kì và theo dõi thai kỳ
  • Tiêm phòng các bệnh về não
  • Thai phụ hạn chế nhiễm các loại virus
  • Đi khám nếu trẻ có dấu hiệu vàng da
  • Đề phòng hạn chế các tai nạn giao thông, ngạt nước

Một số bệnh nhiễm trùng hoặc các vấn đề về sức khỏe của người mẹ có thể gây bại não ở thai nhi:

  • Sởi Đức (rubella)
  • Thủy đậu
  • Vi rút Cytomegalovirus (triệu chứng giống cảm cúm)
  • Mụn rộp sinh dục, giang mai
  • Nhiễm độc tố trong thực phẩm, đất, phân mèo bệnh

Ngoài ra, cần phòng bệnh cho trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh:

Phòng bệnh bại nao
Phòng bệnh nhiễm trùng cho mẹ và bé làm giảm nguy cơ mắc bệnh bại não - Ảnh: Pixabay 

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về bệnh bại não. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Bùi Kiều Linh (http://suckhoedoisong.vn/dieu-can-biet-ve-chung-bai-nao-n67320.html).
2. Chương trình Sức khỏe cộng đồng -
VTV2, https://www.youtube.com/watch?v=p_VBCGTFcFU (09'00 - 23'15)
3. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/bai-nao-va-cach-dieu-tri-hieu-qua/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/