THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4-1/5

Hệ thống BookingCare vẫn hoạt động 24/7 như bình thường. Bộ phận CSKH nghỉ từ ngày 30/04 - 04/05. Chúc Quý khách có kỳ nghỉ lễ an vui, hạnh phúc. Xin cảm ơn!

Bệnh ghẻ khám ở đâu tốt

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 15/05/2017 - Cập nhật lần cuối: 18/02/2025

Ghẻ là một bệnh da khá phổ biến, thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt.

Đặc trưng của Ghẻ là ngứa ngáy
Đặc trưng của Ghẻ là ngứa ngáy - Ảnh: Pixabay

Ghẻ là bệnh ngoài da do ký sinh trùng, côn trùng gây nên có đặc trưng là rất ngứa.

Ghẻ thường xuất hiện ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông... với tổn thương đặc hiệu là luống ghẻ và mụn nước.

Ghẻ là gì

Là một bệnh da khá phổ biến, thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt.

Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn màn. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng, chàm hoá, viêm cầu thận cấp... 

Ghẻ là một bệnh thường gặp trong chuyên khoa da liễu. Nguyên nhân do ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis, hình bầu  dục, có 08 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm ở.

Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng, sau 3 - 7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành.

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng

  • Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 - 3 ngày đến 2 - 6 tuần.
  • Thương tổn cơ bản

Mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng rẽ, thường ở vùng da mỏng như ở kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước hay gặp ở lòng bàn tay, chân.

Đường hầm ghẻ còn gọi là “luống ghẻ” dài 3-5mm.

Săng ghẻ thường xuất hiện ở vùng sinh dục, dễ nhầm với săng giang mai.

Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu.

Vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hoá, mụn mủ.

Ghẻ Na Uy là một thể đặc biệt, gặp ở người bị suy giảm miễn dịch. Thương tổn là các lớp vảy chồng lên nhau và lan toả toàn thân, có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các lớp vảy.

Triệu chứng cơ năng 

Ngứa nhiều, nhất là về đêm.

Cận lâm sàng

Soi tìm ký sinh trùng tại tổn thương.

Người bệnh không nên tự ý chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị tại nhà. Vì nếu điều trị sai cách có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Hãy sắp xếp thời gian đi khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp. 

Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, nhà trẻ...nếu phát hiện bị ghẻ.
  • Nên tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục với các người bệnh trên  18 tuổi.
  •  Quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng… giặt sạch phơi khô, là kĩ.

 Tiên lượng và biến chứng

  • Chàm hoá: người bệnh ngứa, gãi, chàm hoá xuất hiện các mụn nước tập trung thành đám.
  • Bội nhiễm: các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề, loét.
  • Lichen hoá: ngứa nên người bệnh gãi nhiều gây dầy da, thâm
  • Viêm cầu thận cấp: ở trẻ bị ghẻ bội nhiễm, không được điều trị hoặc điều trị không khỏi gây bệnh tái phát nhiều lần. 

Phòng bệnh

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
  • Điều trị bệnh sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

Bệnh ghẻ khám ở đâu tốt?

Khi bị ghẻ ngứa người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Tránh để lâu có thể ghẻ lan rộng ra và bội nhiễm do gãi ngứa.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết nối với bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video trực tuyến để được bác sĩ tư vấn điều trị. Dịch vụ bác sĩ da liễu từ xa nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả.

 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015 của Bộ Y tế).
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/