Bệnh stress nặng: Nhận biết và điều trị như thế nào?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 10/12/2020, Cập nhật lần cuối: 18/10/2023

Con người ngày càng dễ gặp stress, thậm chí stress nặng. Nếu không thể kiểm soát được mức độ stress thì sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người đó. Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích về stress trong bài viết dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Áp lực từ công việc, cuộc sống khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái stress
Áp lực từ công việc, cuộc sống khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái stress - Ảnh: Digitale.

Trong nhịp sống quá nhanh của xã hội hiện đại, stress đối với mỗi người đã trở thành điều bình thường. Stress ở mức độ hợp lý đôi khi còn là động lực để kích thích phát triển, tuy nhiên khi đã trở thành stress nặng thì lại vô cùng nguy hiểm.

Để bạn đọc có thêm thông tin và cách phòng tránh, điều trị stress, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu đã cung cấp thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)

Các dấu hiệu của stress nặng

Khi cảm thấy bị đe dọa về một vấn đề nào đó, một phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể cho phép chủ thể hành động để ngăn ngừa những tổn thương. Phản ứng này được gọi là "chống trả hay bỏ chạy" (Fight-or-Flight) hoặc stress. 

Stress là phản ứng của cơ thể đối với các tình huống có hại - trong cả thực tế lẫn nhận thức. Cơ thể có thể xử lý những stress ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể xử lý tốt những tình trạng stress nặng, kéo dài và chính vì thế, stress nặng sẽ tổn hại rất nhiều đến cả tinh thần và thể chất.

Mỗi người sẽ có cách xử lý stress khác nhau, nên những biểu hiện của stress cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện của stress cần chú ý:

  • Khó nhớ. Cả căng thẳng ngắn hạn và dài hạn đều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trong đó có vấn đề về trí nhớ. Những người sống trong căng thẳng quá mức thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin quan trọng và cả những thông tin mới. 
  • Thèm ăn vặt. Khi mức độ căng thẳng tăng lên, chế độ ăn có thể bị đảo lộn và mức độ các cơn đói cũng bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao một số người không thể ăn khi căng thẳng trong khi nhiều người khác có xu hướng ăn quá nhiều, đặc biệt các đồ ăn vặt. 
  • Nhịp tim nhanh và tăng huyết áp. Đây cũng là cách cơ thể phản ứng với các căng thẳng liên quan đến cảm xúc và công việc. Điều này làm tăng nhịp tim và dẫn đến tăng huyết áp. Kết hợp với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
  • Khó tập trung. Mặc dù triệu chứng này chỉ là tạm thời, nhưng ở một số người, khó duy trì sự tập trung do căng thẳng có thể làm giảm đáng kể hiệu suất công việc và học tập. Điều này lại khiến mức độ căng thẳng tăng thêm dẫn tới trầm cảm nặng nề hơn.
  • Giảm ham muốn tình dục. Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể làm giảm nồng độ hormone giới tính. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa mức độ testosterone thấp và căng thẳng, khiến suy giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới tính.
  • Mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ. Một số người khó ngủ, nhưng số khác lại rơi vào tình trạng thường xuyên buồn ngủ. Mệt mỏi cũng là một triệu chứng khác của căng thẳng. Nếu căng thẳng kéo dài, tình trạng này sẽ phát triển thành hội chứng mệt mỏi mạn tính.
  • Dễ xuất hiện vết loét. Phát ban trên da và sự tái xuất hiện của tình trạng “ngủ đông”, chẳng hạn như virus herpes hoặc bệnh zona cũng rất phổ biến ở những người gặp căng thẳng hoặc sang chấn. Như đã đề cập ở trên, căng thẳng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến các vết loét và virus có cơ hội phát triển dễ dàng hơn.
  • Dễ tức giận, bồn chồn khó chịu hoặc lo lắng. Các triệu chứng về cảm xúc là dấu hiệu của stress mạn tính. Khi căng thẳng, bạn dễ phản ứng gay gắt, tức giận và cáu kỉnh hơn bình thường.
  • Vấn đề tiêu hóa. Khi bạn căng thẳng, sự cân bằng của các vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa sẽ bị đảo lộn, dẫn tới chứng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và thậm chí là ợ nóng. Đặc biệt, xu hướng ăn nhiều đồ ăn nhanh khi bị căng thẳng cũng làm vấn đề tiêu hóa nặng thêm.

Ảnh hưởng của stress nặng với cơ thể

Stress nặng sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi cao độ. Khi không có thời gian để thư giãn, để thiết lập lại trạng thái cân bằng, cơ thể sẽ phải làm việc quá sức và hệ thống miễn dịch sẽ dần suy yếu.

Theo đó, nhiều quá trình trao đổi trong cơ thể bị gián đoạn khiến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tăng lên.

Stress cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm rối loạn hệ thống tiêu hóa và sinh sản, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa. Stress thậm chí tác động mạnh đến não bộ, khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Một số vấn đề thể chất, tâm lý do stress nặng gây ra bao gồm:

  • Trầm cảm và lo âu
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Các bệnh về tiêu hóa
  • Các vấn đề da liễu, chẳng hạn như bệnh chàm, nổi mụn..
  • Bệnh liên quan đến tim mạch
  • Vấn đề cân nặng
  • Vấn đề sinh sản
  • Các vấn đề về tư duy và trí nhớ

Một số cách giúp giảm stress

Căng thẳng đã trở thành một phần của cuộc sống, đôi khi còn thúc đẩy con người phát triển. Căng thẳng nặng do mắc bệnh trọng, mất việc làm, trải qua một biến cố đau buồn, chẳng hạn người thân qua đời … là một phần tự nhiên của cuộc sống.

Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm stress, trước khi stress trở nên quá nặng:

  • Tập thể dục. Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ, cũng như giúp ích cho tâm trạng. Một phần lý do có thể là do nó kích thích cơ thể giải phóng một số hormone như endorphin và endocannabinoids giúp ngăn chặn các cơn đau, cải thiện giấc ngủ và giúp an thần.
  • Chế độ ăn khoa học. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm tác động của stress, củng cố hệ thống miễn dịch, điều hòa tâm trạng và ổn định huyết áp. Lưu ý tránh những đồ ăn nhiều đường và chất béo, hạn chế đồ ăn vặt.
  • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Những thói quen giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ như: Tập luyện thường xuyên, hạn chế uống rượu hoặc caffein vào buổi tối, không nhìn vào thiết bị điện tử 30-60 phút trước khi đi ngủ,..
  • Học cách thư giãn. Một số hoạt động có thể giúp cơ thể thoải mái và hạn chế căng thẳng: Tập hít thở, yoga, thiền...
Một số cách giảm căng thẳng stress
Một số cách giảm căng thẳng, stress - Ảnh: olympiabenefits

Tư vấn và điều trị stress ở đâu tốt Hà Nội?

Nếu cảm thấy căng thẳng, chán nản trong hơn vài tuần hoặc nếu sự căng thẳng bắt đầu cản trở cuộc sống gia đình hoặc công việc, thì bạn cần đi thăm khám ngay.

Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến stress là nên gặp các Chuyên gia Tâm lý để được tư vấn và điều trị kịp thời, trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn nhiều.   

Bookingcare xin giới thiệu một số Chuyên gia Tâm lý uy tín với nhiều năm kinh nghiệm. Mong bạn sẽ lựa chọn được Chuyên gia phù hợp để tư vấn.

1. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền

  • Chuyên gia Tâm lý lâm sàng, trên 15 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần con người.
  • Một trong 15 thạc sĩ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong trường trình hợp tác đào tạo Thạc sĩ Tâm lý Lâm sàng giữa ĐH Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội và Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Chuyên gia có thế mạnh về tư vấn, trị liệu tâm lý và tham vấn cho người lớn và trẻ em có các rối loạn tâm thần hướng nội và hướng ngoại như: Trầm cảm, lo âu, sang chấn và rối loạn sau sang chấn, các chứng ám sợ, rối loạn hành vi, tham vấn cho các vấn đề về hôn nhân, gia đình, công việc...

Địa chỉ: Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE - Số 31, ngõ 84 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội. (Hoặc đặt lịch khám tại đây)

2. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Thân Thị Mận

  • Chuyên gia Tâm lý lâm sàng, trên 10 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần con người.
  • Thạc sĩ Tâm lý về Trẻ em và Thanh thiếu niên tốt nghiệp từ chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Toulouse le Mirail và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với trẻ em và vị thành niên với các vấn đề như: lo âu, căng thẳng, khủng hoảng vị thành niên và các rối nhiễu khác… 

Địa chỉ: Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE (Số 31, ngõ 84 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội). (hoặc đặt lịch khám tại đây)

3.  Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Đoàn Thị Hương

  • Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý lâm sàng, trên 10 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần con người.
  • Một trong những Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sĩ lâm sàng giữa Trường Đại học Giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Chuyên gia có thế mạnh về tham vấn – trị liệu tâm lý cho thanh thiếu niên và người lớn về: Các vấn đề sức khỏe tâm thần như (Sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm lý, stress, lo âu, trầm cảm..), Các vấn đề trong các mối quan hệ (Tình yêu, hôn nhân, áp lực công việc, cuộc sống..),..

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Trị liệu tâm lý tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://www.webmd.com/balance/stress-management/stress-symptoms-effects_of-stress-on-the-body#1
2. https://dantri.com.vn/doi-song/14-dau-hieu-tham-lang-cho-biet-ban-dang-stress-20200324085253727.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/