Biểu hiện nấm móng tay - Cách trị nấm móng tay triệt để

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 28/11/2020 - Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Nấm móng tay là căn bệnh về da khá phổ biến, thường gặp ở những người làm việc chân tay hoặc thường xuyên sinh hoạt trong môi trường có điều kiện vệ sinh không phù hợp.

Bệnh nấm móng tay
Nấm móng tay khiến móng bị hư hại nghiêm trọng - Ảnh: Health+

Nấm móng tay khiến móng tay bị hư hại trầm trọng, sưng đau, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Tuy nhiên, rất nhiều người coi thường vì cho rằng đây chỉ là căn bệnh ngoài da, có thể tự khỏi mà không cần điều trị với bác sĩ Da liễu. Vậy, nấm móng tay có nguy hiểm không, ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện nấm móng tay

Khi bị nấm móng tay hoặc nấm móng chân, bạn sẽ thấy những triệu chứng điển hình như:

  • Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang.
  • Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.
  • Móng dễ mủn và dễ gãy.
  • Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.
  • Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).
  • Viêm vùng chân móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ, ngứa rất nhiều vùng quanh móng.

Nguyên nhân nấm móng tay

Bệnh nấm móng tay do nhiều loại nấm gây nên, có thể kể 3 nhóm nấm chính:

  • Nấm sợi tơ (dermatophytes): microsporum, trichophyton, epidermophyton
  • Nấm hạt men (candida)
  • Nấm mốc: seopulariopsis, hendersonula...

Người bị bệnh nấm móng tay do tay chân thường xuyên bị ướt, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, phát triển và gây bệnh.

Khi nào cần đi khám nấm móng tay?

Ban đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng nhưng không được điều trị sau đó dần dần lan ra nhiều ngón, thời gian lan ra nhiều ngón cũng từ từ.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường thường xuyên ẩm ướt, nấm móng không chỉ lây từ ngón này sang ngón khác trên cùng bàn tay mà còn có thể lan sang bàn tay còn lại và có tiến triển bệnh kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.

Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nấm móng tay, bạn nên sớm thăm khám và điều trị với bác sĩ da liễu để ngăn chặn và tránh tình trạng nấm lan rộng.

Xem thêm bài viết:

Điều trị nấm móng tay

Có nhiều cách điều trị nấm móng tay. Phương pháp điều trị thường dùng là sử dụng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trị nấm móng tay, bệnh nhân cần hết sức lưu ý:

  • Bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất và tránh những sai lầm đáng tiếc.
  • Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ban đêm nên dùng băng nhựa băng bịt giữ thuốc qua đêm.
  • Thuốc uống điều trị nấm móng tay cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ do nhiều loại thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị viêm gan cấp,...
  • Sau khi thấy những biểu hiện nấm móng tay thuyên giảm, cần tiếp tục dùng thuốc để bệnh khỏi hẳn, tránh tái phát.

Nấm móng tay nên điều trị càng sớm càng tốt, tuyệt đối không để bệnh nặng mới điều trị. Nếu móng tay bị nhiễm trùng nặng và gây ra nhiều đau đớn, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các móng tay.

Nếu như chưa có thời gian đi khám ngay, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ Da liễu từ xa thông qua app BookingCare để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Phòng bệnh nấm móng tay

Để có thể phòng ngừa bệnh nấm móng tay xuất hiện hoặc tái phát, bạn nên lưu ý:

  • Nếu có thể, người bệnh nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như xà bong, nước rửa chén,...
  • Chỉ tiếp xúc với nước khi cần thiết như tắm gội, không nên rửa tay thường xuyên khi không cần thiết, vì như thế tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển trở lại.

Mặc dù nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị.

Vì vậy cần phải điều trị sớm, kịp thời, đúng phương pháp tránh trường hợp bệnh nặng phải điều trị lâu dài và tốn kém.

Xem thêm bài viết:

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/nam-mong-va-cach-dieu-tri-n76222.html
2. https://suckhoedoisong.vn/co-phai-benh-nam-mong-tay-n179812.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/