Nấm móng tay, nấm móng chân khiến cho đôi bàn tay, bàn chân của bệnh nhân mất thẩm mỹ, mất vệ sinh đồng thời có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Nấm móng tiến triển âm thầm, không tự hồi phục, có thể dẫn tới mất móng, vì vậy người mắc không nên chủ quan. Cùng BookingCare tham khảo những thông tin chi tiết về nấm móng trong bài viết dưới đây.
Nấm móng thường bắt đầu biểu hiện là đốm trắng hoặc vàng ở bờ bên hoặc bờ tự do của móng tay / móng chân người bệnh. Khi nhiễm nấm lan rộng hơn, bệnh có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và viêm da quanh móng.
Để biết mình có bị nấm móng hay không, bệnh nhân cần chú ý những biểu hiện sau:
Nấm móng là một trong những bệnh nấm thường gặp ở người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng bị tổn thương, có khi mưng mủ, đau nhức; ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng là do nhiều chủng loại vi nấm , có thể kể đến các nhóm chính là:
Nấm móng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở người trưởng thành, người lớn tuổi. Do trong quá trình lão hóa, móng trở nên giòn và khô hơn, các vết nứt trong móng cho phép nấm xâm nhập và gây bệnh một cách dễ dàng.
Các yếu tố khác - như giảm lưu thông máu đến bàn tay/ chân và hệ thống miễn dịch bị suy yếu - cũng có thể đóng một vai trò nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm móng phát triển.
Nấm móng là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa. Ngoài ra, nấm móng có thể gây một số biến chứng như:
Nấm móng chân lây lan khắp bàn chân ở cả hai chân, lan sang một số bộ phận khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác
Với những đối tượng sau đây, cần hết sức chú ý đề phòng bệnh nấm móng vì có nguy cơ nhiễm nấm cao:
Bệnh do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm.
Để chẩn đoán bệnh nấm móng, bác sĩ cần:
Nấm móng dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác như chứng vàng móng, vảy nến móng, lichen móng, loạn dưỡng móng, viêm quanh móng do nhiễm khuẩn,... nên cần được thăm khám và chẩn đoán phân biệt bởi các bác sĩ Da liễu.
Nấm móng tay, chân có nhiều cách điều trị, tuy nhiên thường kết hợp dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống có tác dụng toàn thân. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê loại thuốc bôi hoặc thuốc uống phù hợp.
Thuốc uống điều trị nấm móng thường được sử dụng trong 3-6 tháng. Sau đó cần kiểm tra lại, nếu xét nghiệm vẫn còn nấm thì nên tiếp tục điều trị.
Thuốc kháng nấm đường uống có thể gây ra các tác dụng phụ từ phát ban da đến tổn thương gan. Các bác sĩ Da liễu có thể không chỉ định thuốc chống nấm cho những người đang mắc bệnh gan , bệnh lý suy tim sung huyết hoặc những người đang dùng một số loại thuốc không kết hợp được với thuốc chống nấm.
Trong trường hợp bệnh kéo dài, móng tay, móng chân bị nhiễm trùng nặng hoặc rất đau đớn, bệnh nhân cần phẫu thuật để bào mòn hoặc loại bỏ các móng bị nấm.
Bào mòn móng giúp cho việc bôi thuốc chống nấm trực tiếp vào tổn thương đạt hiệu quả cao hơn. Một số bệnh nhân nhiễm nấm móng không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ móng vĩnh viễn nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc cực kỳ đau đớn.
Để tránh tình trạng nhiễm trùng móng nặng và phải phẫu thuật loại bỏ móng, bệnh nhân nên sớm thăm khám với bác sĩ để điều trị kịp thời bệnh nấm móng.
Nấm móng tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng là một bệnh mạn tính, có nguy cơ lây lan từ móng này sang móng khác và lây sang những người xung quanh. Để phòng tránh bệnh nấm móng, bệnh nhân cần lưu ý:
Nấm móng là căn bệnh có tiến triển chậm nhưng âm thầm làm tổn thương móng, nếu được phát hiện sớm, khi nấm chỉ mới xuất hiện trên diện tích nhỏ sẽ điều trị nhanh chóng hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí chữa trị bệnh.