5 bệnh nấm da thường gặp ở người Việt Nam
Các bệnh nấm da thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng thường khó điều trị dứt điểm, tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó chịu trong sinh hoạt, cuộc sống.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm là môi trường thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển. Các loại nấm da thường gặp nhất có thể kể đến như nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ, nấm da đầu ,...
Mặc dù các bệnh nấm da thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng bệnh thường khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát, tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống.
Trong nội dung bài viết dưới đây, BookingCare sẽ giới thiệu chi tiết về nguyên nhân, đối tượng dễ mắc nấm da, các bệnh nấm da thường gặp, cách nhận biết cũng như cách phòng tránh và điều trị các bệnh nấm da.
Các bệnh nấm ngoài da là vấn đề da liễu thường gặp thường mang lại cảm giác thiếu tự tin và ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Nguyên nhân bệnh nấm da
Nấm da là tình trạng được gây ra bởi các loại nấm khác nhau, ảnh hưởng đến những vùng khác nhau của cơ thể. Các chứng bệnh nhiễm trùng nấm này được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện, chẳng hạn như nấm thân, nấm da đầu, nấm mặt, nấm chân, nấm bẹn, nấm móng,...
Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho các loại nấm da lây lan và phát triển. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng tạo điều kiện cho nấm da phát triển, cụ thể như.
- Nấm da phát triển thuận lợi trong môi trường hơi kiềm có độ pH từ 6,9 đến 7,2.
- Vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến bị nấm vùng kín, những nơi hay ra mồ hôi như kẽ tay kẽ chân, sử dụng xà phòng không đúng cách.
- Mồ hôi nhiều, ẩm ướt, mặc quần áo chật chội cùng với nhiệt độ từ 27 - 35 độ C cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết.
Ngoài những nguyên nhân trên, có một số nhóm đối tượng cũng dễ gặp phải bệnh nấm da hơn đó là:
- Trẻ em dưới 15 tuổi
- Những người có da dầu hoặc có thay đổi về hormone trong cơ thể làm cho hệ miễn dịch yếu đi cũng dễ bị nấm da hơn bình thường.
5 bệnh nấm da thường gặp ở người Việt Nam
Dưới đây là 5 bệnh nấm da thường gặp ở người Việt Nam cùng những dấu hiệu, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa mà BookingCare đã tổng hợp.
1. Bệnh hắc lào
Các nấm thuộc nhóm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây nên bệnh hắc lào. Bệnh nhân bị hắc lào ban đầu chỉ cảm thấy ngứa nhưng sau đó sẽ phát triển thành những vòng tròn có màu đỏ rất rõ rệt, trên viền là những mụn nước nhỏ. Bệnh có xu hướng phát triển tạo thành nhiều vòng cung nếu không được chữa trị kịp thời.
Tổn thương cơ bản ban đầu là đám da đỏ hình tròn như đồng xu, ranh giới rõ, có mụn nước nhỏ ở rìa ,xu hướng lành ở trung tâm , kèm theo có vảy da, về sau to hơn, lan to ra ngoại vi, nhiều đám liên kết với nhau thành mảng lớn hình đa cung.
Người bệnh gãi sẽ càng làm tăng tốc độ lây lan của hắc lào. Hắc lào là bệnh lây truyền từ người sang người nếu sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, ngủ chung, mặc đồ chung,...Nấm hắc lào bao gồm nấm bẹn, nấm da thường ở mông, thân mình.
Cách nhận biết bệnh hắc lào
- Triệu chứng chính là ngứa, đặc biệt khi ra mồ hôi, nếu không điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ trở thàn mãn tính dễ tái phát và biến chứng viêm da nhiễm khuẩn.
- Bệnh thường bị vào mùa hè, vị trí thường gặp ở vùng kín, nếp gấp kẽ lớn như kẽ bẹn 2 bên, kẽ mông, quanh thắt lưng…
2. Bệnh lang ben
Lang ben là bệnh về da thường gặp, bệnh do nấm men Pityrosporum Ovale, thuộc nhóm Malassezia, một loài ưa môi trường chất dầu, mỡ, thường trú cổ nang lông tuyến bã, khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh.
Bệnh lang ben hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ, người sở hữu làn da dầu. Một số yếu tố thuận lợi như vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid,...
Dấu hiệu của bệnh là dát hình tròn hay hình bầu dục trên có vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện. Các tổn thương liên kết với nhau ở trung tâm thành mảng lớn hình nhiều cung.
Vị trí thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai. Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở mặt (thường gặp ở trẻ em),da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn.
Cách nhận biết bệnh lang ben
- Thường gặp ở ½ thân người trên cổ, ngực bụng, lưng, cánh tay.
- Tổn thương cơ bản ban đầu là các chấm, vết, dát hình tròn đường kính 1-2 mm, trông giống bèo tấm, ăn khớp lỗ chân lông, thường có màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng)... Các tổn thương liên kết với nhau thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ giới hạn rõ, bề mặt có vảy nhỏ (vảy cám).
- Triệu chứng gây ngứa râm ran, nhất là khi nóng, ra mồ hôi và bệnh dễ tái phát.
- Thường bị về mùa hè, những người thường lạm dụng xà phòng, mặc áo chật, bề mặt da ẩm…
3. Bệnh nấm kẽ
Hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans là căn nguyên gây nên bệnh nấm kẽ, dân gian còn gọi là viêm kẽ hay nước ăn chân.
Nấm kẽ phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Đặc biệt vào mùa hè, mùa mưa, nấm có cơ hội phát triển mạnh khiến nhiều người bị mắc bệnh nấm, đặc biệt là bệnh nấm da chân (hay còn gọi là nước ăn chân).
Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm cơ thể trong nước một khoảng thời gian dài. Ví dụ như, người nông dân cày bừa làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội,...
Nấm kẽ có thể xuất hiện ở các kẽ bẹn, khoeo chân, kẽ ngón chân, kẽ ngón tay, kẽ tai, kẽ mũi, kẽ cổ,...
Cách nhận biết bệnh nấm kẽ
- Triệu chứng thường là ngứa, đối với nấm kẽ chân thì gặp ở kẽ ngón chân, đặc biệt kẽ ngón 3 - 4 sát nhau.
- Tổn thương là các dát đỏ có bờ rõ, trung tâm sạch, bờ có vảy có xu hướng lan rộng ra xung quanh vùng kẽ.
- Ban đầu bợt trắng, hơi bong vảy, nổi mụn nước, có khi viêm do nhiễm khuẩn thứ phát, về sau lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, kẽ các ngón khác.
4. Bệnh nấm móng
Nấm sợi chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. Chúng xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc 2 cạnh bên của móng, bệnh có thể lây lan từ móng này sang móng khác.
Nấm móng khiến bệnh nhân bị mất màu móng, móng bị khuyết hoặc nhô lên cao, bề mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh, dưới các rãnh này có vụn bột. Càng ngày móng của người bệnh càng sần sùi, chuyển từ trắng sang vàng hoặc trắng đục.
Nấm Candida albicans cũng là nguyên nhân gây nên nấm móng, chúng sẽ gây nên viêm quanh móng, nhiễm trùng bắt đầu bởi đỏ , sưng nề mô xung quanh móng bờ bên và bờ gần. Khác với nấm Dermatophytes, Candida chỉ xâm nhập vào bản móng sau khi đã xâm nhập vào mô xung quanh. Nhiễm trùng vùng mầm móng dẫn đến các đường vân ngang như đường Beau ở bản móng. Sau đó móng trở nên xù xì, bờ không đều, lồi lên, cuối cùng loạn dưỡng móng, lớp biểu bì trên móng bị tách khỏi bản móng.. Viêm xung quanh móng ở bờ bên và bờ gần, móng xù xì, bong lớp biểu bì bề mặt móng và đường Beau, tách móng, móng màu đen.
Cách nhận biết bệnh nấm móng
Nấm móng tay có thể ảnh hưởng đến móng tay, nhưng phổ biến hơn ở móng chân. Một số dấu hiệu của bệnh nấm móng có thể kể đến như:
Móng dày lên
Sự đổi màu từ trắng sang vàng nâu
Giòn, vụn hoặc rách
Bị biến dạng
Một màu tối, gây ra bởi các mảnh vụn tích tụ dưới móng tay của bạn
Mùi hôi
5. Nấm da đầu
Nấm dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của nấm tóc, trong đó nấm da đầu do trichophyton sẽ có biểu hiện ban đầu là những nốt sần nhỏ nằm phân tán trên da đầu. Sau này khi bệnh tiến triển trên đầu sẽ xuất hiện những mảng vảy mỏng, khi các lớp vảy này bong ra kèm theo rụng tóc.
Một nguyên nhân khác gây nấm da đầu là do nấm Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii gây ra chỉ phát triển ở phần thân tóc và không gây rụng tóc. Biểu hiện là trên chân tóc khoảng 2 - 3 cm sẽ có những hạt tròn mềm có kích thước bằng hạt kê màu đen. Bệnh gây khó chịu cho người bệnh, chủ yếu ở trên những người ít vệ sinh cá nhân.
Cách nhận biết bệnh nấm đầu
Vùng da đầu nhiễm bệnh xuất hiện vảy gàu trắng, có thể có mụn nước.
Da đầu ngứa ngáy, khó chịu.
Tóc rụng nhiều.
Xuất hiện mụn đỏ viêm nhiễm, sau đó lan rộng ra cùng các vảy gàu bết dính bao bọc.
Điều trị nấm da như thế nào?
Các bệnh nấm da thường gặp chủ yếu là lành tính nhưng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt và thẩm mỹ cho người bệnh. Thậm chí, bệnh có thể lây lan cho những người xung quanh.
Khi có triệu chứng bệnh nấm da người bệnh nên đi khám hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt, để lâu có thể gây bệnh mãn tính khó khăn trong điều trị.
Khám nấm da với bác sĩ Da liễu
Thông thường các bệnh nấm da thường được chữa trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc uống, để đảm bảo sử dụng đúng thuốc, trị đúng bệnh, bạn đọc nên chủ động đến thăm khám với Bác sĩ da liễu. Dưới đây là tổng hợp các bác sĩ da liễu giỏi chuyên thăm khám nấm da để bạn đọc ở cả khu vực Hà Nội và TPHCM có thể tham khảo.
Bác sĩ trị nấm da ở Hà Nội
1. BS CKII Đỗ Thị Minh Nghĩa
- Địa chỉ: Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương - Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Lịch khám: Chiều thứ Hai hằng tuần
BS CKII Đỗ Thị Minh Nghĩa tính tới nay đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu, hiện đảm nhận vị trí Quyền trưởng khoa Khoa Da liễu - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương. Đối với các bệnh da liễu nói chung và bệnh nấm da nói riêng, Bác sĩ sẽ kết hợp nhuần nhuyễn cả phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để đạt kết quả tối ưu nhất.
BS Đỗ Thị Minh Nghĩa có thế mạnh thăm khám các bệnh nấm da, nấm móng, bạn đọc quan tâm có thể cân nhắc tham khảo với chi phí 250.000đ/lượt.
2. TS.BS Vũ Thái Hà
- Địa chỉ: Phòng khám Da liễu và Thẩm mỹ Bác sĩ Thái Hà - Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ (gần Ô Chợ Dừa),Đống Đa, Hà Nội
- Lịch khám:
- Thứ Hai - thứ Sáu: 17h30 - 19h30
- Thứ Bảy: 9h30 - 16h30
- Chủ nhật: 14h00 - 16h30
TS.BS Vũ Thái Hà là cái tên được nhiều anh chị em tin tưởng gửi gắm mỗi khi gặp vấn đề về tình trạng da liễu. Với kinh nghiệm lâu năm công tác tại Bệnh viện da liễu Trung ương cùng thời gian tu nghiệp da liễu chuyên sâu tại Pháp, các trường hợp nấm da sau khi thăm khám với Bác sĩ đều nhận lại kết quả tích cực.
Bên cạnh chuyên môn giỏi, TS.BS Vũ Thái Hà còn được yêu mến và tin tưởng nhờ cách tư vấn rõ ràng, dễ hiểu, thái độ tận tâm, nhiệt tình. Những bệnh nhân muốn khám với bác sĩ mà không muốn vào bệnh viện chờ đợi lâu thì có thể đặt lịch khám tại Phòng khám Da liễu Thái Hà ở Hoàng Cầu.
3. ThS.BS Phạm Đăng Bảng
- Địa chỉ: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu TTclinic - Số 266, phố Mai Anh Tuấn, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
- Lịch khám: Cả tuần từ 9h30 - 18h30
ThS.BS Phạm Đăng Bảng là chuyên gia điều trị các bệnh Da liễu, các vấn đề chăm sóc thẩm mỹ da với hơn 20 năm kinh nghiệm. Bác sĩ từng công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và đồng thời là Giảng viên Bộ môn da liễu Đại học Y Hà Nội.
Bác sĩ tiếp nhận thăm khám đa dạng các bệnh ngoài da trong đó bao gồm cả nấm da ví dụ như nấm da, nấm lưỡi, nấm miệng, nấm móng tay, móng chân, hắc lào...
Hiện ThS.BS Phạm Đăng Bảng đã dừng công tác tại Bệnh viện da liễu Trung ương và chỉ có lịch khám tại Phòng khám da liễu TTClinic.
Bác sĩ trị nấm da ở TPHCM
1. BS CKI Trương Thị Tuyết Hoa
- Địa chỉ: Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1- 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TPHCM
- Lịch khám:
- Thứ 2 tới thứ 6: 07h30 - 16h30
- Thứ 7: 07h30 - 12h00
BS CKI Trương Thị Tuyết Hoa có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tổng quát - Da liễu. Bác sĩ chuyên thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh da dị ứng, các bệnh cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm ký sinh.
BS Trương Thị Tuyết Hoa có lịch khám đều đặn tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, lưu ý, bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân thăm khám từ 15 tuổi trở lên.
2. BS Lê Đức Thọ
- Địa chỉ: Bệnh viện Quốc tế City - 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TPHCM
- Lịch khám:
- Thứ Ba, thứ Năm: 7h30 - 16h30
- Thứ Bảy: 7h30 - 11h30
Bác sĩ trị nấm da giỏi tại TPHCM tiếp theo mà BookingCare muốn gợi ý đến bạn đọc là BS Lê Đức Thọ. BS Lê Đức Thọ được đào tạo chuyên môn Da liễu tại những cơ sở uy tín như Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Da liễu TPHCM, Viện Vật lý Y sinh học,...
Với hơn 35 năm kinh nghiệm, Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp bệnh lý da liễu nói chung và nấm da nói riêng. Với chuyên môn vững vàng và thái độ chuyên nghiệp cộng với không gian thăm khám hiện đại, đầy đủ tại Bệnh viện Quốc tế City, nhiều bạn đọc ở khu vực Bình Tân đã tin tưởng lựa chọn thăm khám với BS Lê Đức Thọ.
3. BS CKI Quách Thị Bích Vân
- Địa chỉ: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu PRO SKIN - 50 Đường số 65, KDC Tân Quy Đông, Phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM
- Lịch khám: Thứ Ba, thứ Năm: 16h30 - 19h00
BS CKI Quách Thị Bích Vân chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý da liễu như mụn, chàm, viêm da cơ địa, nấm da, hắc lào... cho cả người lớn và trẻ em. Tuy còn trẻ nhưng chuyên môn thăm khám của Bác sĩ vẫn được đánh giá cao với nhiều chứng chỉ chuyên ngành da liễu đến từ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
Chi phí khám nấm da với Bác sĩ được đánh giá là khá rẻ, dao động trong 100.000đ (chưa bao gồm phí xét nghiệm),bạn đọc ưu tiên chi phí có thể lựa chọn khám với BS Bích Vân.
Nếu như chưa có thời gian đi khám trực tiếp ngay nhưng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về vấn đề nấm da, bệnh nhân có thể lựa chọn khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để được tư vấn và định hướng phương pháp điều trị.
Điều trị, chăm sóc nấm da tại nhà
Sau khi đã thăm khám và được tư vấn bởi bác sĩ da liễu, có một số lưu ý về cách phòng tránh và điều trị nấm da tại nhà mà bạn đọc cần quan tâm như sau:
Như vậy, trên đây là những thông tin cần biết về các bệnh nấm da thường gặp cũng như biện pháp phòng tránh và điều trị nấm da. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp hoạt động thăm khám, điều trị nấm da diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn.
2. https://medlatec.vn/tin-tuc/mot-so-benh-nam-da-pho-bien-thuong-gap-va-cach-chua-tri-hieu-qua-s195-n18096
3. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-benh-nam-da-thuong-gap/
4. https://www.vinmec.com/vi/benh/nam-mong-3968/
https://benhvienducgiang.com/thong-tin-chuyen-mon/benh-nam-da/144-733-1117.aspx
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
6 bác sĩ khám Lupus ban đỏ hệ thống giỏi tại Hà Nội
Khám ung thư da ở đâu uy tín TP.HCM? Review 4 địa chỉ đáng tin cậy
Chi phí điều trị sùi mào gà - Bảng giá tại 6 địa chỉ top đầu TP.HCM
Lưu ngay 7 bác sĩ da liễu cho bé giỏi ở Hà Nội (phần 2)
Top 7 bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín tại Quận Bình Thạnh
5 Bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín Quận 9
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi