Nấm móng là gì, đi khám ở đâu

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 15/05/2017 - Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Bệnh do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm.

Nấm móng là bệnh hay gặp
Nấm móng là bệnh hay gặp - Ảnh: Pixabay

Bệnh nấm móng, ngày nay vẫn còn là vấn đề y khoa phổ biến, là bệnh mãn tính với nhiều biểu hiện khác nhau và lây trực tiếp từ móng này sang móng khác, từ người này sang người khác, điều trị nấm móng thường kéo dài và dễ tái phát.

Bệnh nấm móng là gì?

Nấm móng là bệnh viêm móng thường gặp, tiến triển âm thầm, mãn tính. Ở châu Âu, ước tính khoảng 2-6% dân số mắc bệnh nấm móng.

Bệnh do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm.

Nguyên nhân nấm móng

  • Nấm sợi (dermatophyte): Chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. Chủ yếu do một số chủng Trichophyton spp. nh rubrum, T. violaceum, T. mentagrophyte, hiếm khi do E. floccosum.
  • Nấm men (yeast): chủ yếu do một số chủng nấm Candida: C. albicans, C. tropicalis…Ngoài ra, còn do Malassezia như M. furfur nhưng hiếm gặp.
  • Nấm mốc (non dermatophyte moulds): ít gặp, do Fusarium spp., Aspergilus spp., S. hyalium, H. toruloidea…
Nấm móng
Nấm móng - Ảnh minh họa: Pixabay

Biểu hiện lâm sàng

Tùy từng vị trí thâm nhập của vi nấm mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Xem thêm bài viết:

Tổn thương ở phần bên và phần xa dưới móng

  • Là dạng lâm sàng thường gặp nhất.
  • Tổn thường bắt đầu ở phía xa bờ bên của móng.
  • Tăng sừng hóa dưới móng tiến triển tăng dần theo trục của móng làm phá hủy móng.
  • Móng trở nên đục, trắng và mủn.
  • Xen kẽ với các những vùng sừng hóa là những vùng tách móng, là nơi cư trú của nấm sợi.
  • Màu sắc của móng thay đổi: trắng, vàng cam.

Tổn thương ở bề mặt móng

  • Trên  bề  mặt  móng  có  đốm  hoặc  khía  trắng.
  • Là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes hoặc Trichophyton rubrum. Ngoài ra, có thể gặp một số chủng nấm mốc. Bệnh hay gặp ở móng chân hơn ở móng tay.
  • Thể này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch (ghép tạng, dùng liệu pháp corticoid toàn thân...),tổn thương có xu hướng lan tỏa và nhiều móng bị tổn thương.

Tổn thương ở gốc móng và viêm quanh móng

  • Viêm nếp da phía gốc móng và nhất là nếp gấp sau.
  • Bản móng xuất hiện các đường rãnh ngắn, gần nhau, song song, sắp xếp dọc theo một dải nâu.
  • Sau một thời gian tiến triển mạn tính xen kẽ những đợt cấp tính, tổn thương ngày càng nặng và gây rối loạn phát triển móng và teo móng. Nguyên nhân thường gặp là Candida spp., vi khuẩn (thường là gram âm).

Loạn dưỡng toàn móng

  • Toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả tiến triển lâu ngày của ba dạng nhiễm nấm trên. 

Khi nhận thấy những triệu chứng kể trên, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Xem thêm bài viết:

Phòng bệnh

  • Vệ sinh cá nhân: cắt tỉa gọn gàng móng tay, móng chân.
  • Mang giày tất thoáng rộng.
  • Điều trị thuốc chống nấm đúng, đủ liều khi mắc bệnh.

Điều trị nấm móng

Trước kia điều trị còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngày nay nhờ những tiến bộ của y học, nên nấm móng đã không còn là vấn để khó khăn nữa.

Việc điều trị nhất thiết phải điều trị đúng cách tức là tuân thủ điều trị theo phác đồ, tức là điều trị đúng thuốc và đủ thời gian.

  • Thuốc bôi tại chỗ
  • Thuốc uống
  • Tiến triển và biến chứng
  • Bệnh tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng giảm khả năng lao động và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
  • Nấm móng tiến triển âm thầm, không tự hồi phục, có thể dẫn tới mất móng.

Đi khám nấm móng ở đâu?

Khi bị nấm móng, bệnh nhân nên lựa chọn đi khám tại các bệnh viện, phòng khám Da liễu uy tín để các bác sĩ xem xét tình hình bệnh.

Ở khu vực Hà Nội, bệnh nhân có thể thăm khám tại:

Tại TP.HCM, bệnh nhân có thể thăm khám Da liễu ở:

  • Bệnh viện Da liễu TP.HCM
  • Khoa Da liễu - Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
  • Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ

Để tiết kiệm thời gian di chuyển hoặc muốn khám sớm với bác sĩ mà chưa sắp xếp được thời gian, bệnh nhân có thể thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để các bác sĩ tư vấn tình trạng và phương pháp điều trị phù hợp.

Khám qua Video
BookingCare hiện đang hỗ trợ bệnh nhân thăm khám qua Video với các bác sĩ giỏi - Ảnh: BookingCare 

Hiện tại, BookingCare - Nền tảng chăm sóc sức khỏe toàn diện đang hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám tại các bệnh viện, phòng khám Da liễu uy tín hoặc khám Da liễu từ xa qua Video với các bác sĩ giỏi.

Hy vọng bệnh nhân sẽ tìm được phương pháp thăm khám và điều trị bệnh phù hợp.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015 của Bộ Y tế).
2. https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-nam-mong-nhu-the-nao-cho-dung-cach-n137619.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/